HomeMẹo tìm việcCommis Chef là gì? Lộ trình thăng tiến của một Commis Chef
Newspaper Theme

Related Posts

Featured Artist

Commis Chef là gì? Lộ trình thăng tiến của một Commis Chef

Bạn có đam mê ẩm thực và mong muốn thăng tiến trong sự nghiệp làm bếp nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Đừng lo lắng! Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Commis Chef là gì và lộ trình thăng tiến của một Commis Chef.

Tìm hiểu về Commis Chef
Tìm hiểu về Commis Chef

I. Commis Chef là gì?

Commis Chef, hay còn gọi là phụ bếp, là vị trí khởi đầu trong môi trường nhà bếp, đảm nhận vai trò hỗ trợ cho các đầu bếp chính. Đây là thuật ngữ được dùng cho người mới bắt đầu làm việc trong bộ phận bếp và mong muốn phát triển thành những đầu bếp chuyên nghiệp.

Commis Chef là gì?
Commis Chef là gì?

Commis Chef được học tập và làm quen với các công việc như sắp xếp dụng bếp, phân loại thực phẩm, chuẩn bị nguyên liệu và duy trì vệ sinh trong khu vực bếp. Đây là vị trí sẽ được hướng dẫn và làm việc dưới sự giám sát của các đầu bếp có kinh nghiệm trong nhà hàng và khách sạn, giúp bạn nâng cao được kỹ năng nấu nướng của bản thân. Nếu thể hiện tốt năng lực, Commis Chef có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp, trở thành Demi Chef – phó bếp, người hỗ trợ bếp trưởng và thực hiện các nhiệm vụ quan trọng trong nhà bếp.

Xem thêm: Chef là gì? Khám phá công việc của Chef trong kinh doanh F&B

II. Mô tả công việc của Commis Chef

Công việc của Commis Chef khá vất vả, tuy nhiên sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong nấu ăn. Dưới đây là những nhiệm vụ chính mà phụ bếp cần đảm nhận:

  • Công việc chuẩn bị: Đầu tiên, Commis Chef cần chuẩn bị nguyên liệu và thành phần của các món ăn theo như công thức của bếp trưởng chỉ định. Sắp xếp và chuẩn bị các công cụ và dụng cụ phục vụ cho việc chế biến thức ăn. Kiểm tra các hàng hoá đó khi lấy ra và cất vào kho nhằm đảm bảo luôn có đủ nguyên liệu để chế biến. Sau khi sơ chế các nguyên, vật liệu theo yêu cầu, phụ bếp có trách nhiệm báo cáo với cấp trên những sự cố có liên quan đến việc bếp để có thể xử lý nhanh chóng.
  • Hỗ trợ: Vào những giờ cao điểm, Commis Chef sẽ hỗ trợ các bộ phận khác trong bếp, đặc biệt là Tiếp thực theo chỉ đạo từ cấp trên. Nhiệm vụ này phải đảm bảo thực hiện theo đúng kỹ năng và quy trình phục vụ, đồng thời giữ tác phong chuyên nghiệp trước khách hàng.
Công việc của Commis Chef
Công việc của Commis Chef
  • Giữ gìn vệ sinh: Commis Chef có trách nhiệm duy trì vệ sinh khu vực làm việc, bao gồm việc vệ sinh dụng cụ và sắp xếp chúng gọn gàng. Hệ thống tủ, kệ đựng thực phẩm cũng phải được vệ sinh mỗi ngày và đảm bảo thực phẩm được sắp xếp hợp lý. Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố bắt buộc. Ngoài ra, Commis Chef phải đảm bảo máy móc và thiết bị trong bếp luôn hoạt động tốt, bảo quản và duy trì chúng thường xuyên.
  • Thực hiện các công việc khác: Commis Chef sẽ thực hiện các công việc theo yêu cầu của Tổ trưởng, Bếp trưởng và Bếp phó. Đây là cơ hội để học hỏi cách chế biến món ăn trực tiếp từ Bếp trưởng, đồng thời cần linh hoạt hỗ trợ các vị trí khác trong bếp khi cần thiết, nhằm đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả trong công việc.

III. Bỏ túi bí quyết để trở thành một Commis Chef chuyên nghiệp

Ngoài việc xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc, Commis Chef cần có một số kỹ năng mềm khác. Dưới đây là những bí quyết quan trọng giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp làm bếp của mình:

  • Sự đam mê, nhiệt huyết với nghề: Để trở thành một Chef, các Commis Chef thường mất từ 2-3 năm để học nghề và làm quen với các kỹ năng cơ bản trong bếp. Sau đó cần thêm 1-2 năm nữa để đảm nhận công việc bếp trưởng hoặc phụ trách một khu vực riêng trong bếp. Chính vì vậy, niềm đam mê và sự nhiệt huyết là những yếu tố cần thiết nếu bạn muốn theo đuổi nghề này.
Bí quyết để trở thành một Commis Chef chuyên nghiệp
Bí quyết để trở thành một Commis Chef chuyên nghiệp
  • Tinh thần làm việc nhóm: Trong môi trường làm việc đông người, khả năng phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên là rất quan trọng. Làm việc nhóm tốt sẽ giúp công việc của Commis Chef diễn ra suôn sẻ và giảm thiểu được những rủi ro, sai sót khi thực hiện các nhiệm vụ được giao.
  • Chủ động và ham học hỏi: Cơ hội sẽ đến với những người có nỗ lực hết mình. Việc chủ động học hỏi từ cấp trên hay những đồng nghiệp sẽ giúp bạn nhanh chóng thăng tiến trong sự nghiệp. Từ điểm mạnh của họ kết hợp với những kinh nghiệm thực tế trong bếp, sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng trong lĩnh vực ẩm thực một cách nhanh nhất.

Xem thêm: Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, thúc đẩy thành công

IV. Lộ trình thăng tiến của một Commis Chef

Để lên đến vị trí cao nhất trong nghề bếp không chỉ phụ thuộc vào thời gian làm việc của người làm bếp, mà còn đòi hỏi sự cống hiến và khả năng phát triển của người đó trong suốt quá trình làm việc. Mỗi giai đoạn đều mang đến những cơ hội học hỏi và thách thức mới. Dưới đây là lộ trình thăng tiến của một Commis Chef:

  • Thực tập sinh (Apprentice): Sau khi hoàn thành khóa học nấu ăn tại các trường đào tạo (kéo dài từ 3 đến 6 tháng), bạn sẽ chính thức trở thành Thực tập sinh. Trong giai đoạn này, bạn sẽ đảm nhận mọi nhiệm vụ được giao từ cấp trên để bắt đầu hành trình chinh phục sự nghiệp bếp của mình.
  • Phụ bếp (Commis Chef): Hoàn thành tốt dưới vai trò Thực tập sinh, bạn sẽ được nâng lên vị trí Phụ bếp. Tại đây, bạn sẽ phụ trách các công việc như sơ chế và chuẩn bị nguyên liệu, trang trí rau củ quả, đảm bảo định lượng dinh dưỡng đúng cho món ăn, và duy trì vệ sinh an toàn trong khu bếp.
  • Trợ lý bếp (Kitchen Assistant): Trong giai đoạn này, bạn sẽ phát triển khả năng chịu được áp lực và xử lý các tình huống phát sinh, như khi món ăn bị chậm hoặc không đúng với đơn đặt hàng. Trợ lý bếp cũng có nhiệm vụ nhắc nhở các thành viên cấp dưới thực hiện đúng nhiệm vụ và hỗ trợ trong việc nấu một số món ăn thông thường.
Lộ trình thăng tiến của một Commis Chef
Lộ trình thăng tiến của một Commis Chef
  • Đầu bếp (Cook): Khi trở thành Đầu bếp, công việc chính của bạn là áp dụng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm để xây dựng thực đơn, chuẩn bị nguyên liệu và gia vị, chế biến cũng như trình bày món ăn sao cho hấp dẫn nhất có thể.
  • Trưởng nhóm (Chef De Partie): Trưởng nhóm phụ trách một món ăn cụ thể trong nhà hàng hoặc khách sạn, như nước sốt, món cá, hay các món nướng,… Mỗi Trưởng nhóm thường có từ 2 đến 3 trợ lý, do đó, ngoài kiến thức chuyên ngành, họ cần có khả năng giám sát và quản lý để đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ.
  • Bếp trưởng (Chef De Cuisine): Để đạt được vị trí này, bạn cần ít nhất 7 năm kinh nghiệm. Bếp trưởng đứng trên Bếp phó và chịu trách nhiệm soạn thực đơn, chế biến các món ăn chính dưới sự phê duyệt của Bếp trưởng điều hành, đảm bảo không có sai sót nào xảy ra tại nhà hàng hoặc khách sạn.
Bếp trưởng (Chef De Cuisine)
Bếp trưởng (Chef De Cuisine)
  • Bếp trưởng điều hành (Executive Chef): Là vị trí cao nhất trong nghề bếp, đảm nhận vai trò lãnh đạo toàn bộ đội ngũ và quản lý mọi hoạt động diễn ra trong khu bếp. Đây là mơ ước của nhiều người theo nghề, tuy nhiên để thành công ở vị trí này, bạn cần có trình độ chuyên môn cao, khả năng chế biến và cảm thụ ẩm thực tốt, cũng như kinh nghiệm quản lý nhân sự trong môi trường chuyên nghiệp.
  • Giám đốc khối ẩm thực (Director of F&B): Giám đốc khối ẩm thực nhận mức lương có nhiệm vụ đảm bảo mục tiêu tài chính cho toàn bộ dịch vụ ẩm thực. Họ điều phối hoạt động và vận hành trong khối này, phối hợp với các phòng ban khác để thực hiện công việc một cách hiệu quả.

Xem thêm: Cách phân biệt vị trí Intern, Fresher, Junior, Senior trong công việc

V. Tìm việc làm cho vị trí Commis Chef ở đâu?

Khi ngành dịch vụ Nhà hàng – Khách sạn ngày càng phát triển, nhu cầu tuyển dụng Commis Chef cũng tăng lên đáng kể. Bạn cần biết cách để có thể tìm kiếm và nắm bắt được những cơ hội nghề nghiệp này. Trong quá trình xin việc, đây là điều mà các ứng viên thường lo lắng nhất và tìm cách làm nổi bật bản thân giữa hàng ngàn đối thủ cạnh tranh. 

Một trong những nguồn lực hữu ích nhất mà bạn có thể dễ dàng tiếp cận chính là website Vieclam.net. Trang web này là kho tàng cơ hội việc làm dành cho các Commis Chef, giúp bạn tìm kiếm việc làm theo ngành nghề mình mong muốn tại khu vực đang sinh sống. Với bộ lọc thông minh của Vieclam.net, bạn sẽ lọc ra được những vị trí phù hợp nhất với nhu cầu và sở thích của bạn.

Ngoài ra, Vieclam.net cũng có các công cụ hỗ trợ như cung cấp mẫu CV xin việc theo ngành nghề, định hướng nghề nghiệp cho bạn,… Tất cả những yếu tố này sẽ giúp bạn tăng cơ hội thành công khi ứng tuyển vào vị trí Commis Chef.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn cái nhìn rõ nét về Commis Chef là gì? cũng như lộ trình thăng tiến trong sự nghiệp của ngành nghề này. Hi vọng những thông tin mà Vieclam.net chia sẻ sẽ giúp bạn sớm tìm được công việc phù hợp với đam mê của mình. Đừng quên truy cập Vieclam.net thường xuyên để khám phá thêm nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn khác trong ngành ẩm thực nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm

Vieclam.net đã và đang nỗ lực cung cấp các nội dung giá trị, đáng tin cậy nhất đến với độc giả. Tuy nhiên, các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, do đó Vieclam.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định liên quan đến đầu tư, tài chính, sức khỏe, hạnh phúc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Các ngành nghề không cần ngoại hình

12 ngành nghề không cần ngoại hình vẫn có thu nhập tốt

0
Thành công trong sự nghiệp không chỉ phụ thuộc vào ngoại hình. Trong thực tế, có rất nhiều ngành nghề đòi hỏi năng lực,...
Dạy nối mi Hà Nội

Top 10 chỗ dạy nối mi Hà Nội học phí thấp, chất lượng cao...

0
Nhu cầu làm đẹp của phái nữ ngày càng tăng cao, trong đó dịch vụ nối mi được sử dụng khá phổ biến. Hà...
Học pha chế bao nhiêu tiền? Mẹo chọn nơi học pha chế bài bản, uy tín

Học pha chế bao nhiêu tiền? Mẹo chọn nơi học pha chế bài bản,...

0
Pha chế là nghề khá hot và được nhiều người lựa chọn trong bối cảnh Du lịch - Dịch vụ phát triển mạnh mẽ....
trường dạy nghề cắt tóc Hà Nội

Top 10 trường dạy nghề cắt tóc ở Hà Nội uy tín nhất hiện...

0
Nhu cầu làm đẹp đang ngày càng được quan tâm và chú trọng khiến cho các trường dạy nghề cắt tóc cũng phát triển...
Đào tạo học viên spa Đà Nẵng

Top 10 đào tạo học viên spa Đà Nẵng chất lượng nhất 2024

0
Đà Nẵng, thành phố có nền kinh tế du lịch phát triển, thu hút nhiều khách tham quan, từ đây kéo theo sự phát...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới nhất