Nhân viên bán hàng hay kinh doanh là vị trí khá quan trọng đối với các doanh nghiệp. Để có thể tìm được một công việc tốt và thu nhập ổn định, bạn sẽ cần có một bản CV nhân viên bán hàng hoàn chỉnh và nổi bật. Nếu bạn vẫn chưa biết cách viết CV sao cho ấn tượng, hãy tham khảo trong bài viết của Vieclam.net dưới đây nhé.
Mục lục
I. Hướng dẫn viết CV nhân viên bán hàng chuẩn chỉnh nhất
Việc viết hồ sơ CV nhân viên bán hàng đòi hỏi bạn có thể nắm bắt được những nội dung cần thiết và tóm gọn ý sao cho rõ ràng và chỉnh chu. Vì một CV bán hàng hay sẽ gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng giúp cho bạn thêm khả năng vượt qua bài phòng vấn, hãy cùng Vieclam.net tìm hiểu cách viết CV nhân viên bán hàng theo những nội dung dưới đây:
1. Giới thiệu bản thân
Thông tin cá nhân là phần nội dung khá quan trọng trong CV nhân viên bán hàng, vì thế chúng phải được đặt ở một chỗ riêng biệt và nổi bật hơn so với những phần khác. Muốn làm cho phần thông tin cá nhân tạo được ấn tượng và sự chuyên nghiệp, bạn nên trình bày đầy đủ các ý sau:
- Họ và tên
- Ngày tháng năm sinh
- Số điện thoại
- Địa chỉ hiện tại
- Đường link trên mạng xã hội (zalo/facebook…)
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp sẽ là vấn đề bạn cần quan tâm tiếp theo. Hãy đưa ra cho phía nhà tuyển dụng biết bạn có những yếu tố nổi trội nào với vị trí tuyển dụng, thể hiện cho họ thấy bạn có động lực và cam kết mạnh mẽ với công ty. Hãy đưa ra mục tiêu nghề nghiệp một cách rõ ràng gồm ngắn hạn và dài hạn, để nhà tuyển dụng có thể biết bạn có kế hoạch và định hướng phát triển nghề nghiệp của bạn trong tương lai.
Bạn có thể đưa ra mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn như sau:
- Ngắn hạn: Có thể vận dụng các kiến thức và kỹ năng vào công việc, hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn, học được thêm các kỹ năng mềm khác trong quá trình làm việc,…
- Dài hạn: Học hỏi và trau dồi thêm nhiều điều mới để đạt được vị trí cao hơn ví dụ như thăng tiến lên chức quản lý trong 2 năm.
3. Trình độ học vấn
Có thể trình độ học vấn không quá quan trọng trong một CV nhân viên bán hàng nhưng vẫn phải nhắc tới. Đây sẽ là nơi giúp cho nhà tuyển dụng làm rõ mức độ học vấn của bạn và dựa vào đó đánh giá khả năng tiếp thu và xử lý công việc.
Bạn có thể tham khảo ví dụ sau để nói ngắn gọn về trình độ học vấn của bản thân:
- Trường đại học Tài Chính – Marketing Thành Phố Hồ Chí Minh
- Ngành: Quản Trị Kinh Doanh
- Xếp loại : Giỏi
- Có bằng chứng chỉ ngoại ngữ
4. Kinh nghiệm làm việc
Sau khi tích lũy đủ tín chỉ của chương trình đào tạo, bạn sẽ được chọn một công ty hay tổ chức nào đó để thực tập, đây sẽ là thời kì bạn vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào công việc, qua đó bạn sẽ gom góp được những kinh nghiệm quý báu. Phần kinh nghiệm sẽ được chia ra là những người đã có kinh nghiệm và chưa có kinh nghiệm.
5. Người chưa có kinh nghiệm
Đối với những người chưa có kinh nghiệm vì mới ra trường, bạn có thể thêm vào các hoạt động đã tham gia trong quá trình học đại học như là các hoạt động ngoại khóa hay đã từng làm công việc bán thời gian, những dự án tâm huyết của bạn cùng với thầy cô hướng dẫn… những việc này cũng giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc
Bên cạnh đó, trình bày những kĩ năng mềm và tinh thần làm việc hăng say của bạn cũng sẽ được ghi điểm từ phía nhà tuyển dụng. Một người trẻ tuổi năng động và tinh thần nhiệt huyết sẽ được rất nhiều nhà tuyển dụng để ý tới.
Xem thêm: Tổng hợp 25+ CV Xin Việc Sale Chuẩn, Ấn Tượng 2024 (Có Tiếng Anh)
6. Người đã có kinh nghiệm
Với những người đã có kinh nghiệm thì dễ dàng hơn, bạn sẽ đưa ra những kinh nghiệm mình đã tiếp thu được để cho thấy sự hữu dụng của bạn. Bạn có thể đưa ra rằng bạn đã từng làm ở vị trí gì, trong bao lâu…
Ví dụ:
- Công ty TNHH …. Công việc : nhân viên tư vấn bán hàng full-time
- Thời gian: từ tháng 6/2022 cho đến nay
- Kỹ năng tư vấn, giao tiếp và giải quyết vấn đề
- Tư vấn và tìm kiếm những khách hàng có tiềm năng
- Hoàn thành tốt và vượt 10% KPI theo quy định công ty
7. Kỹ năng
Ở phần kỹ năng này khá quan trọng vì nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những người không những có trình độ và năng lực cao mà còn có thêm được những kỹ năng khác. Với nghề nhân viên bán hàng này, nếu bạn có được những kỹ năng mềm và cứng nào hãy đưa vào CV để nhà tuyển dụng có thể nắm bắt thông tin nhé
Ví dụ về kỹ năng cứng:
- Kỹ năng ngôn ngữ
- Kỹ năng quản lý dự án
- Kỹ năng viết
Ví dụ về kỹ năng mềm
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
- Kỹ năng tìm kiếm khách hàng và chốt đơn
Một lưu ý nhỏ là tránh liệt kê quá nhiều kỹ năng của bản thân mà không có minh chứng cụ thể, hãy thêm vào các ý để chứng tỏ được bạn đã vận dụng kỹ năng đó vào công việc như từng xây dựng một đề án với thầy cô hướng dẫn hay thuyết trình về chủ đề mặt hàng trước toàn thể công ty…
8. Bằng cấp, chứng chỉ
Một số ngành học có thể phù hợp với công việc bán hàng này như: ngành quản trị kinh doanh, ngành tài chính ngân hàng, ngành Marketing, ngành báo chí hay truyền thông… Bạn cũng cần đưa ra những bằng cấp hay tín chỉ bạn đạt được trong khoảng thời gian trước đó.
Ví dụ:
- Tốt nghiệp chuyên ngành Marketing, loại Giỏi, niên khóa 2017-2021
- Đã hoàn thành khóa học kỹ năng sử dụng Excel năm 2020
9. Sở thích cá nhân
Việc thêm vào sở thích cá nhân của bạn sẽ làm phong phú thêm CV. Hãy thể hiện được rằng bạn thân thiện và hòa đồng, thích giao lưu và tiếp xúc với mọi người xung quanh. Với công việc nhân viên bán hàng, những sở thích hướng ngoại sẽ được đề cao hơn.
Việc chia sẻ những sở thích cá nhân này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng thấy được thêm nhiều khía cạnh về con người bạn và có những đánh giá tích cực hơn. Bạn có thể đưa ra vài ví dụ như: Thích chơi thể thao, tham gia các câu lạc bộ, gặp gỡ bạn bè…
10. Người tham chiếu
Người tham chiếu sẽ là người bên phía nhà tuyển dụng liên lạc để xác nhận những thông tin trong CV bạn đã ghi. Vì thế đừng bỏ trống phần này để giúp nhà tuyển dụng có thêm độ tin tưởng vào mình nhé. Người tham chiếu có thể là đồng nghiệp cũ hay thầy cô giáo trong trường.
Xem thêm: Cách viết email gửi CV “ghi điểm tuyệt đối” với nhà tuyển dụng
II. TOP 15+ mẫu CV nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, ấn tượng
Dưới đây là top 15 mẫu CV nhân viên bán hàng chuyên nghiệp và ấn tượng mà Việc Làm muốn chia sẻ với bạn:
1. Mẫu CV nhân viên bán hàng bằng tiếng Việt
Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu 3
Mẫu 4
Mẫu 5
Mẫu 6
Mẫu 7
Mẫu 8
Mẫu 9
Mẫu 10
Bạn có thể tham khảo một vài mẫu Canva cho CV nhân viên bán hàng bằng tiếng việt tại đây: Mẫu CV nhân viên bán hàng bằng tiếng Việt
2. Mẫu CV nhân viên bán hàng bằng tiếng Anh
Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu 3
Mẫu 4
Mẫu 5
Bạn có thể tham khảo một vài mẫu Canva cho CV nhân viên bán hàng bằng tiếng anh tại đây: mẫu CV nhân viên bán hàng bằng tiếng anh
III. Những lỗi cần tránh khi làm CV
Việc có một CV nhân viên bán hàng chỉnh chu và đẹp đẽ là điều cần thiết nếu muốn được thông qua xét tuyển. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào cơ sở này để xem xét bạn có phù hợp hay không, chính vì thế mà những lỗi nhỏ này sẽ khiến bạn bị trừ điểm trong mắt nhà tuyển dụng, cùng xem nhé.
1. Sai chính tả, ngữ pháp
Đây có lẽ là một lỗi không được mắc phải trong hầu hết các loại văn bản quan trọng nào, đặc biệt là CV – nơi chứa những thông tin dùng để đánh giá khách quan tính cách và năng lực của bạn. Vì thế CV của bạn phải cần hoàn hảo về chính tả và ngữ pháp. Nhà tuyển dụng sẽ rất để ý những tiểu tiết này, cho nên hãy rà soát cho cẩn thận toàn bộ CV bạn nhé.
Những lỗi chính tả hay ngữ pháp thường gặp gồm:
- Sai định dạng giữa các nội dung
- Lỗi trình bày (ngắt câu, sử dụng dấu phẩy, dấu chấm sai chỗ…)
- Sai chính tả (do đánh máy bất cẩn)
- Lặp từ quá nhiều
- Sử dụng từ ngữ chưa đúng cách
2. Diễn đạt mục tiêu nghề nghiệp chưa đúng
Vì làm công việc nhân viên bán hàng, bạn có thể nhầm lẫn khi diễn đạt mục tiêu nghề nghiệp. Mục tiêu nghề nghiệp cần liên quan tới vị trí công việc của bạn và phải có ý chí đạt được trong tương lai, khẳng định mình sẽ giúp công ty phát triển hơn và có những đóng góp hết khả năng của bản thân.
Xem thêm: Top 20 kỹ năng cần có trong CV dễ dàng chinh phục nhà tuyển dụng
3. Trình bày kinh nghiệm và kỹ năng không liên quan
Điều quan trọng và tối thiểu trong một CV là sự ngắn gọn và mạch lạc những ý. Vì thế những kinh nghiệm và kỹ năng không liên quan sẽ chỉ khiến cho CV thêm rườm rà và không cần thiết. Hãy tập trung vào các kỹ năng chính, những kinh nghiệm thích hợp với vị trí bạn ứng tuyển.
4. Kinh nghiệm làm việc bị sắp xếp lộn xộn
Về phần kinh nghiệm làm việc, bạn hãy nêu ra những ý trọng tâm và có liên quan tới vị trí xét tuyển. Hãy đưa ra những kinh nghiệm của bản thân dựa theo thời gian trải dài từ quá khứ tới hiện tại để nhà tuyển dụng nắm rõ được kinh nghiệm làm việc của bạn.
5. Ảnh CV không phù hợp
Ảnh CV sẽ là phần nổi bật và tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, không ai lại muốn nhìn thấy một bức ảnh nhạt nhòa hay thiếu sức sống đúng không nào. Việc ăn mặc hở hang phản cảm hay những bức ảnh không phù hợp sẽ khiến bạn có nguy cơ bị loại rất cao. Vì thế hãy đầu tư vào bức ảnh CV của bản thân, lựa chọn góc độ cũng như những nét mặt thân thiện, điều này sẽ tạo được thiện cảm cho bên phía công ty xét tuyển.
6. CV trang trí lòe loẹt, mất thẩm mỹ
Cũng giống như ảnh đại diện, tổng thể CV cũng cần có tính thẩm mỹ và đẹp mắt để nhà tuyển dụng có cái nhìn ấn tượng. Một CV hoàn chỉnh không cần phải quá khoe khoang hay rườm rà, chỉ cần có những thông tin trọng tâm và đẹp mắt là đã được nhà tuyển dụng đánh giá rất cao.
7. Để link Facebook trực tiếp vào CV
Vấn đề này có thể chia ra làm 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: Nếu bạn có một CV đẹp mắt và nổi trội, việc đưa link facebook sẽ giúp nhà tuyển dụng biết thêm về đời sống thường ngày bao gồm những trạng thái tích cực hay những thành tích cao trong họp tập và công việc, đây sẽ là một điểm cộng nếu như bạn biết khả năng của bản thân
- Trường hợp 2: Khi bạn chỉ có một CV bình thường và không mấy nổi trội, nhà tuyển dụng sẽ chẳng có thời gian để ấn vào trang cá nhân của bạn để biết thêm thông tin, lỡ như trong link facbook đó chẳng có gì ngoài một cái avatar trống, điều này sẽ chỉ khiến nhà tuyển dụng bực mình thêm vì không khai thác thêm được thông tin gì, vì thế hãy cân nhắc đưa link facebook vào CV, tùy vào năng lực và sự đầu tư của bản thân bạn nhé.
Xem thêm: Top Mẫu CV Xin Việc Ngành Ô Tô Chuyên Nghiệp, Ấn Tượng
IV. Top các công cụ tạo CV đơn giản, nhanh chóng
1. Canva
Canva là một phần mềm khá phổ biến và được nhiều bạn trẻ ưa thích và sử dụng. Đây cũng là phần mềm để thiết kế CV khá tốt theo hai hình thức là miễn phí và trả phí. Hãy dựa theo khả năng của bản thân mà thiết kế một CV hoàn chính, ngoài chức năng tạo CV, Canva còn có thêm các khả năng khác tùy theo nhu cầu cá nhân và sở thích mỗi người
Các tính năng nổi bật của Canva:
- Giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình thiết lập và chỉnh sửa một CV.
- Có thể tạo được một CV cho bất cứ một ngành nghề hay vị trí nào cho các ứng cử viên.
- Đa dạng các kỹ năng một cách độc đáo và thu hút, tạo được ấn tượng cho bên phía nhà tuyển dụng
- Bạn có thể lưu và chỉnh sửa CV nhiều lần tùy bản thân.
2. CV Maker
CV Maker là một phần mềm làm CV chuyên nghiệp được rất nhiều ứng viên tin dùng. Ở đây, bạn sẽ thấy được rất nhiều các bản CV đa dạng về thiết kế cũng như ngôn ngữ với những màu sắc bắt mắt và nội dung phù hợp.
CV Maker chủ yếu là công cụ hỗ trợ cho những người cần bản CV đa ngôn ngữ nhưng chủ yếu là tiếng anh. Với sự hoàn hảo cả về hình thức lẫn tính năng thì đây là một công cụ rất tốt để tạo được những CV ấn tượng. Dù thế nào thì tính cạnh tranh trong công việc là rất lớn, việc có một CV hoàn toàn bằng tiếng anh sẽ tăng được lợi thế và sẽ gây ấn tượng rất lớn trong mắt nhà tuyển dụng.
3. Resume Genius
Resume Genius cũng nằm trong top những công cụ hỗ trợ CV không thua gì Canva và CV Maker. Ở nơi đây bạn có thể nắm bắt được tất cả các công cụ từ đơn giản đến phức tạp để tạo nên một bản CV hay và ấn tượng nhất.
Vậy là bạn đã tìm hiểu xong về chủ đề CV nhân viên bán hàng. Hi vọng với những thông tin được mang tới cho sẽ giúp cho bạn tạo được một bản CV hoàn hảo như mong đợi. Nếu bạn muốn biết thêm về mô tả công việc nhân viên bán hàng trong CV.
Có thể bạn quan tâm:
- TOP 15+ mẫu CV English Teacher ấn tượng, thu hút nhà tuyển dụng
- Top 5 cách viết CV ngành khách sạn mới nhất 2024