Ngữ Văn là một trong hai môn học quan trọng hàng đầu của hệ thống giáo dục Việt Nam, luôn có mặt trong những kỳ thi lớn toàn quốc như thi chuyển cấp hay thi tốt nghiệp THPT. Sở hữu thành tích học tập xuất sắc ở môn này sẽ là “bệ phóng” tốt cho con đường học vấn và mở ra nhiều cơ hội việc làm trong tương lai. Trong bài viết này, hãy cùng Vieclam.net tìm hiểu người học giỏi Văn thì làm nghề gì lương cao nhé!
Mục lục
I. Gợi ý các nghề nghiệp hấp dẫn dành cho người giỏi văn
Là những người có khả năng sáng tạo và tinh tế trong việc sử dụng ngôn từ để diễn đạt ý tưởng của mình, vậy những người học giỏi Văn thì nên theo đuổi công việc gì để vừa phát huy thế mạnh vừa có được thu nhập tốt. Hãy cùng Vieclam.net điểm qua top 9 nghề nghiệp hấp dẫn dành cho người có năng khiếu văn chương nhé!
1. Phóng viên
Trở thành phóng viên sẽ là một lựa chọn mang lại nguồn thu nhập cao cho người học giỏi văn. Họ có thể làm việc tại đài truyền hình, đài phát thanh hoặc tòa soạn báo, tạp chí,… với vai trò viết báo hoặc sản xuất bản tin dựa trên những thông tin thu thập được từ các sự kiện xã hội hoặc nhân vật liên quan.
Kỹ năng phân tích và trình bày thông tin một cách chính xác là kỹ năng quan trọng đối với một phóng viên. Do đó, đây là một công việc giúp người giỏi văn có thể phát huy năng lực của bản thân. Ngoài ra, người phóng viên cần có khả năng giao tiếp khéo léo để biết cách đặt câu hỏi tinh tế, dễ hiểu sẽ giúp người được phỏng vấn cởi mở hơn trong việc trả lời.
Xem thêm: Hướng dẫn viết CV gia sư/Giáo viên dạy kèm chuyên nghiệp nhất
2. Biên tập viên
Đây là một công việc phù hợp với người giỏi văn vì nó đòi hỏi khả năng sử dụng ngôn từ hiệu quả và nắm rõ các nguyên tắc về văn phong. Những yếu tố này sẽ giúp biên tập viên trao đổi hiệu quả với các tác giả trong quá trình làm việc để cải thiện chất lượng nội dung, sửa lỗi chính tả và ngữ pháp cũng như đảm bảo tính nhất quán của các văn bản,… Ngoài ra, họ cũng cần có một lượng kiến thức xã hội sâu rộng để có thể kiểm duyệt nội dung một cách chính xác, tránh cung cấp thông tin sai lệch đến công chúng.
3. Nhà bình luận
Đây là một công việc đòi hỏi ứng viên cần có khả năng phân tích sâu sắc, suy luận logic cùng khả năng diễn đạt mạch lạc để có thể viết các bài bình luận, bài phê bình về các sự kiện, vấn đề xã hội, chính trị,… Do đó, nếu bạn có khả năng viết tốt thì có thể tham khảo công việc này.
Tuy nhiên, chỉ có kỹ năng viết thôi vẫn chưa đủ để trở thành một bình luận viên chuyên nghiệp. Nhà bình luận còn cần có tư duy phân tích và vốn hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực mà mình viết, chẳng hạn như chính trị, kinh tế, văn hóa hay thể thao,… Điều này giúp họ có thể đề cập thông tin liên quan một cách chính xác, đưa ra những góc nhìn thú vị cũng như sử dụng từ ngữ chuyên môn phù hợp, giúp tăng tính hấp dẫn cho bài viết.
Xem thêm: TOP 30 CV hành chính nhân sự chuyên nghiệp, ấn tượng
4. Nhà xuất bản
Công việc tại nhà xuất bản cũng là một gợi ý hay dành cho người học giỏi văn. Nhìn chung, tại đây bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí như nhân viên kiểm duyệt nội dung hay biên tập viên báo chí, tác phẩm văn học, sách giáo khoa,…
Các kiến thức và kỹ năng về văn học sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn trong việc lựa chọn tác phẩm nào phù hợp để xuất bản cũng như phát hiện các lỗi diễn đạt, chính tả hay ngữ pháp để yêu cầu các tác giả chỉnh sửa nội dung khi cần thiết.
5. Quản lý truyền thông
Nhiệm vụ chính của vị trí này chính là lên kế hoạch, vận hành và đánh giá các hoạt động truyền thông của doanh nghiệp. Do đó, họ sẽ cần phải làm việc thường xuyên với các loại ấn phẩm truyền thông như báo chí, poster, biển quảng cáo, blog,…
Để tạo ra các ấn phẩm ấn tượng, thu hút khách hàng, người quản lý truyền thông cần có khả năng sáng tạo về cả mặt câu chữ lẫn hình ảnh. Nhờ vậy, họ sẽ có thể đánh giá các bản kế hoạch truyền thông mà nhân viên cấp dưới đề xuất, lựa chọn các phương án triển khai phù hợp cũng như đưa ra các góp ý cần thiết để nâng cao hiệu quả công việc.
Xem thêm: Tổng hợp 30 mẫu CV xin việc sale chuyên nghiệp, gây ấn tượng
6. Chuyên viên PR
Chuyên viên PR (Public Relations) chịu trách nhiệm cho việc xây dựng và duy trì hình ảnh, danh tiếng của tổ chức hoặc cá nhân trước công chúng. Một số nhiệm vụ của chuyên viên PR có thể kể đến như xây dựng kế hoạch PR; viết và phát hành tài liệu PR bao gồm bản tin truyền thông nội bộ, thông cáo báo chí,…; tổ chức sự kiện cũng như duy trì mối quan hệ với các bên báo chí, nhà xuất bản, các đối tác hay cộng đồng người dùng trong lĩnh vực liên quan.
Bên cạnh kỹ năng viết tốt thì sở hữu khả năng giao tiếp khéo léo, biết cách tạo dựng các mối quan hệ với đối tác cũng như sức sáng tạo dồi dào cũng là những tiêu chí cần có ở một chuyên viên PR tiềm năng. Do đó, nếu bạn giỏi văn và khéo ăn nói, thuyết phục người khác, thì đây là công việc phù hợp dành cho bạn.
7. Content writer, copywriter
Nhắc đến các công việc chuyên về viết lách thì không thể bỏ qua hai ngành “hot” hiện nay, đó là Content writer và copywriter. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nội dung chất lượng và thu hút người dùng trên các nền tảng truyền thông.
Người làm những công việc này thường phụ trách phát triển ý tưởng cho nội dung mới và thúc đẩy tương tác từ độc giả thông qua việc chia sẻ thông tin hữu ích và hấp dẫn. Do đó, có khả năng viết tốt và tính sáng tạo sẽ là lợi thế cho bạn khi làm việc trong hai lĩnh vực này.
Xem thêm: TOP 15+ mẫu CV English Teacher ấn tượng, thu hút nhà tuyển dụng
8. Giáo viên
Nếu bạn học giỏi văn và muốn truyền đạt những hiểu biết của mình đến các thế hệ mai sau thì nghề giáo viên chính là lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục và định hướng cho học sinh. Công việc của họ bao gồm lập kế hoạch giảng dạy, thiết kế bài giảng, dạy học, đánh giá học sinh và tương tác với phụ huynh. Đồng thời, họ phải tạo môi trường học tập tích cực và khuyến khích sự phát triển toàn diện của các bạn học sinh.
Để theo đuổi công việc này, bạn sẽ cần tốt nghiệp từ các trường đại học hoặc cao đẳng uy tín và các chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm liên quan. Ngoài ra, đây cũng là một công việc yêu cầu tính kiên nhẫn cao. Bởi trong quá trình học tập, học sinh sẽ gặp không ít khó khăn hay thậm chí chán nản, lúc này người giáo viên cần phải có khả năng kiên nhẫn và đồng cảm để hỗ trợ các bé vượt qua những thách thức đó.
9. Biên dịch viên hoặc phiên dịch viên
Biên dịch viên và phiên dịch viên là hai công việc có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi thông điệp từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Nếu biên dịch viên phụ trách hoạt động dịch thuật thông qua các văn bản, giấy tờ thì phiên dịch viên sẽ đảm nhận chuyển đổi ngôn ngữ ở dạng văn nói, thường là các bài phát biểu, các cuộc hội thoại trực tiếp,… Cả hai vị trí này có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh doanh, y tế, pháp lý, du lịch và xuất nhập khẩu,…
Nếu bạn là người giỏi văn và thành thạo ngoại ngữ thì có thể cân nhắc đến hai công việc này. Sự hiểu biết sâu sắc về từ vựng, ngữ pháp ở cả hai ngôn ngữ cho phép người làm công việc dịch thuật linh hoạt chuyển đổi giữa hai bên.
Xem thêm: Cách phân biệt vị trí Intern, Fresher, Junior, Senior trong công việc
II. Cơ hội việc làm của các ngành nghề cho người học tốt môn văn
Qua những gợi ý nghề nghiệp ở trên, bạn có thể thấy rằng cơ hội việc làm dành cho người giỏi văn rất rộng mở với đa dạng vị trí thuộc các lĩnh vực khác nhau. Minh chứng là hiện nay các tin đăng tuyển các vị trí công việc kể trên đang có số lượng rất lớn. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy qua các nguồn tin uy tín như:
* Theo dõi website/fanpage chính thức của các thương hiệu lớn:
Hầu hết các doanh nghiệp có tên tuổi thường xuyên đăng tuyển nhân sự trên website hoặc fanpage của mình. Nếu bạn quan tâm đến vị trí cụ thể tại một doanh nghiệp, bạn có thể tìm kiếm trang tin chính thống của họ và theo dõi các tin tuyển dụng phù hợp.
* Tham gia các cộng đồng, hội nhóm tuyển dụng việc làm:
Tìm kiếm việc làm thông qua các hội nhóm, cộng đồng mạng xã hội đã không còn là điều xa lạ đối với người lao động hiện nay. Ở đây, bạn không chỉ tìm thấy tin đăng của nhà tuyển dụng mà còn có thể tiếp cận với những bài viết chia sẻ kinh nghiệm của những nhân viên cũ, từ đó giúp bạn có thêm thông tin hữu ích khi tìm việc
* Truy cập vào các website tuyển dụng:
Một trong những trang web uy tín mà bạn có thể tin tưởng chính là Vieclam.net. Tại đây, bạn có thể tìm thấy thông tin chi tiết về các vị trí việc làm đang được mở tuyển, bao gồm mô tả công việc, mức lương và địa điểm làm việc, yêu cầu kinh nghiệm,… Qua đó, người tìm việc sẽ hiểu rõ về các cơ hội việc làm và đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu và kỹ năng của bản thân.
Ngoài ra, Vieclam.net còn cung cấp tính năng tạo hồ sơ xin việc trực tuyến, giúp ứng viên tăng cơ hội tiếp cận với những nhà tuyển dụng trong lĩnh vực mà mình quan tâm.
Như vậy là Vieclam.net đã tổng hợp đến bạn một số gợi ý công việc giúp trả lời cho câu hỏi học giỏi văn thì làm nghề gì cũng như chia sẻ một số cách thức tìm việc làm uy tín hiện nay. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn định hướng nghề nghiệp và sớm tìm được một công việc ưng ý.
Đừng quên chia sẻ bài viết đến với bạn bè, người thân nếu họ cũng đang mông lung trong định hướng của mình. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên truy cập Vieclam.net để theo dõi những bài viết hấp dẫn và hữu ích về mẹo tìm việc, phát triển bản thân,… nhé!
Có thể bạn quan tâm: