Với vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh, ngành kiểm toán đang mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp với mức lương hấp dẫn. Vieclam.net sẽ đưa bạn khám phá một cách chi tiết kiểm toán là ngành gì, giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và tiềm năng của lĩnh vực này nếu bạn đang có ý định theo đuổi nó.
Mục lục
I. Tổng quan về ngành kiểm toán
1. Kiểm toán là ngành gì?
Chuyên ngành kiểm toán là gì? Kiểm toán là ngành thực hiện quá trình đánh giá và xác nhận tính chính xác của thông tin tài chính và hoạt động kinh doanh của một tổ chức hoặc cá nhân. Nó bao gồm việc kiểm tra, đánh giá và cung cấp ý kiến về tính chính xác của báo cáo tài chính và các thông tin liên quan, nhằm đảm bảo tính minh bạch và đáng tin cậy trong hoạt động kinh doanh.
2. Ngành kiểm toán và kế toán có giống nhau
Kế toán và kiểm toán là ngành gì? Đây là hai công việc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, kế toán là cơ sở để kiểm toán, còn kiểm toán là để đánh giá tính trung thực, hợp lý của thông tin tài chính do kế toán cung cấp.
Một số điểm khác biệt nổi bật như:
Kế toán | Kiểm toán | |
Thời gian | Từ thời điểm phát sinh giao dịch tài chính. | Khi kế toán hoàn thành công việc. |
Phương pháp | Ghi chép chứng từ, phân tích tính giá, sử dụng tài khoản kế toán và thực hiện cân đối tổng hợp kế toán. | Kiểm toán chứng từ, kiểm toán ngoài chứng từ. |
Tính chất | Đảm nhận nhiệm vụ ghi chép, bảo quản sổ sách, bản ghi và các giao dịch tài chính. | Đảm nhận nhiệm vụ kiểm tra và đánh giá tính chính xác của các tài liệu kế toán. |
Phạm vi | Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến báo cáo doanh thu, lợi nhuận, bảng cân đối kế toán và báo cáo cho bộ phận kiểm toán. | Xác minh và đánh giá sự minh bạch và độ chính xác của báo cáo tài chính, sau đó báo cáo lại cho chủ đầu tư hoặc các cổ đông. |
Các loại báo cáo | Thực hiện bốn loại báo cáo chính: bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, và bản thuyết trình về báo cáo tài chính định kỳ theo tháng và năm. | Hoàn thành hai loại báo cáo: báo cáo kiểm toán và biên bản kiểm toán ngay sau khi hoàn thành việc kiểm toán cho doanh nghiệp hoặc tổ chức tương ứng. |
Mục đích | Cung cấp thông tin về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính, bao gồm: chủ sở hữu, nhà quản lý, các cơ quan nhà nước, các nhà đầu tư,… | Xác minh tính trung thực, hợp lý và đầy đủ của thông tin tài chính của doanh nghiệp, cung cấp ý kiến kiểm toán về tính trung thực, hợp lý và đầy đủ của thông tin tài chính đó. |
II. Cơ hội nghề nghiệp và mức lương khi theo học ngành kiểm toán
Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nên nhu cầu kiểm toán cho doanh nghiệp ngày càng tăng cao. Sự gia tăng số lượng doanh nghiệp và tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin cũng giúp kiểm toán viên thực hiện công việc hiệu quả hơn, mở ra nhiều cơ hội việc làm mới cho ngành kiểm toán trong tương lai.
Ngành kiểm toán lương bao nhiêu? Theo thống kê mới nhất 2024, ngành Kiểm toán luôn nằm trong top những ngành có mức lương trung bình cao nhất đối với sinh viên mới ra trường. Tuy nhiên, mức lương này sẽ thay đổi tùy thuộc vào vị trí công việc. Cụ thể:
Vị trí | Công việc |
Trợ lý kiểm toán | 5 – 7 triệu/ tháng |
Kiểm toán viên nội bộ | 8 – 26 triệu/tháng |
Kiểm toán viên độc lập | 8.5 – 26 triệu/ tháng |
Chủ nhiệm kiểm toán | 12 triệu–37 triệu/ tháng |
Xem thêm: Ngành điện tử viễn thông là gì? Mức lương, cơ hội việc làm khi ra trường
III. Top các trường đào tạo ngành kiểm toán tốt nhất hiện nay
Sau khi hiểu rõ khái niệm kiểm toán là ngành gì cũng những thông tin liên quan, chắc hẳn bạn đang mong muốn tìm kiếm cho mình một ngôi trường đào tạo tốt, theo dõi ngay nhé!
1. Khu vực miền Bắc
Khi nói đến việc chọn lựa ngành học và trường đại học phù hợp, ngành Kiểm toán luôn là một trong những lựa chọn phổ biến đối với sinh viên quan tâm đến lĩnh vực kế toán và tài chính. Để giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các cơ hội đào tạo ngành Kiểm toán, dưới đây là danh sách một số trường đại học có chương trình đào tạo ngành này tại miền Bắc.
Trường | Khối xét tuyển | Điểm chuẩn (2023) |
Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) | DGNLHCM, DGNLQGHN, DGTD | 27.72 |
Đại học Kinh tế – Luật (UEL) | A00, A01, D01, D07 | 26.17 |
Đại học Ngoại thương (FTU) | A01; D01; D03; D05; D06; D07 | 28 |
Đại học Thương mại (TCU) | A00, A01, D01 | 26.20 |
Đại học Quốc gia Hà Nội (HUST) | A00, A01, D01, D07 | 25.52 |
2. Khu vực miền Trung
Khu vực miền Trung là một trong những khu vực có nền kinh tế phát triển năng động, với nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn trẻ theo học ngành kiểm toán. Dưới đây là top các trường đào tạo ngành kiểm toán khu vực miền Trung được đánh giá cao về chất lượng đào tạo:
Trường | Khối xét tuyển | Điểm chuẩn (2023) |
Đại học Kinh tế – Đại học Huế | A00, A01, D01, C15 | 17 |
Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng | A00, A01, D01, D90 | 23.75 |
Đại học Duy Tân | A00, D01, C01, A16 | 18 |
Trường Đại học Nha Trang | D01; D14; D15; D96 | 21 |
Trường Đại học Kinh Tế Nghệ An | A00,A01,D01,D07 | 22.5 |
3. Khu vực miền Nam
Việc tìm hiểu về các trường đại học đào tạo ngành này là một bước quan trọng để họ có thể lựa chọn môi trường học tập phù hợp. Dưới đây là danh sách các trường đại học đào tạo ngành kiểm toán ở miền Nam.
Trường | Khối xét tuyển | Điểm chuẩn (2023) |
Đại học Kinh tế – Luật TP.HCM | A00, A01, D01, D07 | 26.17 |
Đại học Ngoại thương TP.HCM | A00, A01, D01, D07 | 28 |
Đại học Quốc gia TP.HCM | A00, A01, C07, D01, D07 | 26.6 |
Đại học Tài chính – Marketing TP.HCM | A00, A01, D01, D96 | 24.2 |
Đại học Công nghiệp TP.HCM | A00, A01, D01, D90 | 20 |
Đại học Quốc gia TP.HCM – Trường ĐH Kinh tế Luật | A00 A01 D01 D07 | 26.85 |
IV. Ngành kiểm toán học những gì?
Những môn học trong chuyên ngành kiểm toán là gì? Sinh viên theo học ngành kiểm toán sẽ được học về việc thu thập, xử lý và kiểm tra thông tin tài chính, cũng như cung cấp các kỹ năng hiệu quả để quản lý hoạt động kinh doanh thông qua các nghiệp vụ k
Ngoài ra, sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng chuyên môn như đọc và phân tích báo cáo tài chính, cũng như các kỹ năng thương lượng và đàm phán. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, họ cũng sẽ được trang bị các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, ngoại ngữ, tin học, lập kế hoạch, và giải quyết tình huống trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán, giúp họ tự tin hòa nhập vào môi trường làm việc thực tế như: tính toán chi phí, dự toán, phân bổ ngân sách, quản lý doanh thu.
Xem thêm: Ngành cơ khí là gì? Cơ hội việc làm, mức lương ra sao?
V. Những tố chất, kỹ năng cần có khi theo học ngành kiểm toán
Vậy những tố chất, kỹ năng cần có kho theo học ngành kiểm toán là gì? Khi học ngành kiểm toán, việc cần có những tố chất quan trọng để thành công trong lĩnh vực này là điều không thể phủ nhận. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp và đảm bảo hiệu quả trong công việc kiểm toán. Một số tố chất bạn cần có và phải rèn luyện bao gồm:
- Thích làm việc với số liệu: Lĩnh vực kiểm toán chặt chẽ với toán học, tính toán thu chi và báo cáo tài chính.
- Kỹ năng diễn đạt súc tích, thuyết phục: Không phải ai cũng đồng ý với những nhận định kiểm toán viên đưa ra, ngay cả khi có bằng chứng xác thực. Vì vậy, ngoài kiến thức chuyên môn, bạn cần có khả năng diễn giải, thuyết phục người nghe.
- Quản lý thời gian, chịu áp lực tốt: Ngành kiểm toán đòi hỏi khả năng chịu áp lực công việc cao, cần biết cách sắp xếp thời gian để hoàn thành công việc đúng tiến độ.
- Độc lập, khách quan: Đây là đạo đức nghề nghiệp trong kiểm toán. Bạn cần phải đưa ra kết luận một cách khách quan, công bằng, không thiên vị, không để ảnh hưởng của lợi ích cá nhân đến người khác.
Với sự tăng trưởng của doanh nghiệp và nhu cầu ngày càng cao về tuân thủ quy định, ngành kiểm toán đang trở thành một lĩnh vực hấp dẫn cho những ai đang tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp ổn định và tiềm năng. Để tìm việc làm trong ngành này, việc tạo hồ sơ xin việc chất lượng và chuyên nghiệp là một bước quan trọng không thể bỏ qua. Hãy tìm hiểu thêm về cơ hội việc làm trong ngành kiểm toán và cách tạo hồ sơ xin việc hiệu quả.
Cuối cùng, hy vọng rằng sau khi đọc bài viết, bạn sẽ có đủ thông tin về kiểm toán là ngành gì để đưa ra quyết định và lập kế hoạch phù hợp cho việc chọn ngành nghề, đặc biệt là khi cân nhắc theo đuổi ngành kiểm toán trong tương lai – một ngành không còn quá xa lạ trong thời kỳ kinh tế phát triển như hiện nay. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: