Kỹ năng lập hồ sơ xin việc và phỏng vấn được coi là yếu tố quan trọng giúp tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên không phải ứng viên nào cũng có thể hoàn thiện tốt hai kỹ năng này nếu không có sự rèn luyện. Cùng Vieclam.net tìm hiểu kinh nghiệm khi lập hồ sơ xin việc và kỹ năng phỏng vấn trong bài viết dưới đây!

Mục lục
I. Tầm quan trọng của kỹ năng lập hồ sơ xin việc và phỏng vấn
Hồ sơ xin việc chuyên nghiệp và ấn tượng sẽ giúp bạn thể hiện năng lực, kinh nghiệm và giá trị bản thân chỉ qua một bộ tài liệu đơn giản. Ngoài ra, nó còn là cơ sở giúp bạn nổi bật hơn so với hàng trăm ứng viên khác và đậu vào những vòng tiếp theo.
Sau vòng hồ sơ, bạn sẽ đến vòng phỏng vấn. Đây cũng là một vòng quan trọng giúp nhà tuyển dụng chọn lọc ứng viên phù hợp. Nếu bạn có kỹ năng phỏng vấn tốt, thể hiện được năng lực và mức độ phù hợp của bản thân với vị trí mà bạn ứng tuyển. Khả năng cao bạn sẽ được nhà tuyển dụng lựa chọn.

Tham khảo thêm: Cách trả lời phỏng vấn xin việc nhà hàng hay và ấn tượng
II. Kỹ năng lập hồ sơ xin việc gây ấn tượng với công ty
Để có được một bộ sơ xin việc gây ấn tượng với công ty thì bạn cần xây dựng một bản CV chuyên nghiệp và bổ sung thư xin việc phù hợp với từng vị trí ứng tuyển. Sau đây là hướng dẫn cụ thể để bạn đọc tiện tham khảo:
1. Xây dựng CV ấn tượng, chuyên nghiệp
CV (Curriculum Vitae) là phần quan trọng không thể thiếu trong mỗi bộ hồ sơ xin việc. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào CV để đánh giá và lựa chọn các ứng viên phù hợp. Để CV của bạn trông ấn tượng và chuyên nghiệp hơn, bạn hãy cẩn thận cả trong hình thức lẫn nội dung trình bày.
Hãy viết nội dung ngắn gọn, súc tích, tập trung làm nổi bật những điểm mạnh của bạn. Lưu ý, CV chỉ nên giới hạn trong 1 trang giấy A4 nếu bạn ứng tuyển tại doanh nghiệp Việt, và chỉ khoảng 2 trang giấy A4 nếu bạn ứng tuyển vào các công ty nước ngoài hoặc tập đoàn đa quốc gia.

2. Bổ sung thư xin việc phù hợp với công việc
Bên cạnh CV xin việc, bạn cũng nên bổ sung thư xin việc phù hợp ngắn gọn đi kèm. Đây sẽ là bản giới thiệu tóm tắt về bản thân, kinh nghiệm cũng như mong muốn của bạn gửi tới nhà tuyển dụng. Mặc dù nó không thể hiện được tất cả những gì bạn có, nhưng nó có thể giúp nhà tuyển dụng thấy được thái độ mong muốn làm việc của bạn.
*Lưu ý: Thư xin việc nên cùng hình thức trình bày với CV xin việc như cùng màu chủ đạo, fonts chữ, cỡ chữ, ….

Tham khảo thêm: Cách trả lời khôn ngoan cho câu hỏi “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ” của nhà tuyển dụng
III. Kỹ năng phỏng vấn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng
Phỏng vấn là khâu rất quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá trực tiếp kỹ năng, kinh nghiệm cũng như tác phong của bạn. Việc chuẩn bị cho buổi phỏng vấn một cách kỹ càng sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt và có thể tự tin thể hiện bản thân.
1. Tìm hiểu về công ty ứng tuyển
Tìm hiểu kỹ về công ty ứng tuyển sẽ giúp bạn xác định được môi trường làm việc có phù hợp với định hướng phát triển của bản thân hay không. Việc nắm bắt thông tin về công ty cũng giúp nhà tuyển dụng nhìn thấy thấy sự nghiêm túc và quan tâm của ứng viên tới vị trí ứng tuyển.

2. Chuẩn bị trước bộ câu hỏi
Bạn nên có sự luyện tập trước buổi phỏng vấn để tránh bị lúng túng khi gặp phải các câu hỏi hoặc tình huống bất ngờ. Hãy tổng hợp lại các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và tập cách trả lời sao cho ngắn gọn, ấn tượng và tự tin nhất. Bạn cũng có thể nhờ bạn bè hoặc người thân hỏi các câu hỏi bạn đã chuẩn bị để rèn luyện thêm kỹ năng trả lời phỏng vấn.

3. Đến phỏng vấn đúng giờ
Đúng giờ là nguyên tắc quan trọng thể hiện tác phong chuyên nghiệp trong bất kể công việc nào. Nếu đây là buổi phỏng vấn trực tiếp thì bạn nên đến sớm hơn khoảng 15 – 20 phút, còn đối với phỏng vấn trực tuyến thì hãy mở các thiết bị sớm hơn 10-15 phút để sẵn sàng tham gia cuộc gọi.

Tham khảo thêm: Khi đi phỏng vấn nên mang theo gì để có sự chuẩn bị tốt nhất
4. Trang phục lịch sự, tác phong chuyên nghiệp
Ấn tượng đầu tiên đối với nhà tuyển dụng khi bước vào buổi phỏng vấn chính là ngoại hình và trang phục của bạn. Do đó, bạn nên mặc trang phục lịch sự, chỉn chu, tránh những đồ rườm rà hoặc quá cá tính. Đối với ứng viên nữ thì nên trang điểm nhẹ nhàng, còn ứng viên nam nên chú ý đến mái tóc gọn gàng, phù hợp khuôn mặt.

5. Chủ động đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Trong khi buổi phỏng vấn diễn ra, ứng viên cũng nên suy nghĩ và đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng về những thắc mắc về quyền lợi hoặc công việc cụ thể. Việc này sẽ giúp mọi thông tin được trở nên rõ ràng cũng như là cơ hội để ứng viên thể hiện bản thân. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao điều này vì nó cho thấy sự quan tâm tới công ty hoặc cách nhìn nhận đánh giá vấn đề của ứng viên.

6. Thái độ thẳng thắn, tự tin
Sự tự tin sẽ giúp bạn ghi điểm từ nhà tuyển dụng, do vậy bạn không nên e ngại, rụt rè mà hãy thẳng thắn bày tỏ quan điểm cá nhân và thể hiện bản thân. Việc này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng hiểu rõ bạn hơn đồng thời có thể cảm nhận được nguồn năng lượng tích cực từ bạn.

7. Thành thật khi trả lời phỏng vấn
Sự trung thực là yếu tố quan trọng trong quá trình đánh giá ứng viên tại mỗi buổi phỏng vấn. Hãy trả lời thành thật những gì mình biết và bản thân mình có, tuy điều này sẽ khiến bạn không được nổi bật nhưng việc dối trá sẽ rất dễ bị nhà tuyển dụng có kinh nghiệm nhìn ra. Để tránh việc bị bị trừ điểm cũng như không được đề cao trong mắt nhà tuyển dụng thì bạn nên trung thực trong buổi phỏng vấn nhé.

Tham khảo thêm: Cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh chuyên nghiệp
IV. Những điều cần làm sau buổi phỏng vấn
Khi đã vượt qua vòng loại hồ sơ và hoàn thành xong buổi phỏng vấn, có một số điều sau bạn nên làm để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, cũng như thể hiện thái độ lịch sự của bản thân:
- Viết mail cảm ơn nhà tuyển dụng: Đây là việc cần làm để thể hiện sự chuyên nghiệp và khiến nhà tuyển dụng nhớ tới bạn lâu hơn. Nội dung bức thư chỉ đơn giản là cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian và trao cho bạn những kinh nghiệm quý báu. Sau đó hãy bày tỏ sự yêu mến công ty, vị trí làm việc, đừng quên kết thư với lời ngỏ sẽ chờ thông tin từ phía họ.
- Chờ đợi phản hồi với sự kiên nhẫn: Sau khi buổi phỏng vấn kết thúc thì ứng viên sẽ có lịch hẹn trả kết quả và hãy kiên nhẫn chờ đợi chứ không nên liên hệ liên tục để hỏi tình tình. Tuy nhiên, nếu sau ngày hẹn vẫn chưa có sự liên hệ lại thì bạn có thể chủ động liên lạc để hỏi thăm về kết quả (gửi email). Nên hạn chế gọi điện trực tiếp vì có thể tiến trình lựa chọn ứng viên chưa hoàn thành nên họ sẽ khó để trả lời chính xác cho bạn.

Lời kết
Bài viết trên đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm về kỹ năng lập hồ sơ xin việc và phỏng vấn cũng như một số điều cần lưu ý. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt và tự tin hơn trong quá trình tìm việc. Đừng quên đón đọc thêm những bài viết hữu ích khác được cập nhật hàng ngày trên vieclam.net nhé.
Nguồn: Tổng Hợp
Có thể bạn quan tâm: