Việc sở hữu kỹ năng phỏng vấn giúp bạn thể hiện bản thân tốt để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và tăng cơ hội được làm việc tại vị trí mong muốn. Vậy cụ thể các kỹ năng phỏng vấn khi xin việc là gì? Hãy cùng Vieclam.net tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Mục lục
I. Kỹ năng phỏng vấn là gì?
Kỹ năng phỏng vấn là khả năng tiếp nhận, xử lý những câu hỏi, vấn đề từ nhà tuyển dụng đưa ra. Trong đó, khả năng ứng xử, thái độ tự tin, chuyên nghiệp và cách trả lời thông thái, hiểu rõ về ngành nghề/ vị trí ứng tuyển là các yếu tố quyết định thành công của buổi phỏng vấn.
II. Các kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc giúp bạn thành công
1. Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là quá trình truyền tải thông tin, thông điệp tới người nghe. Từ đó, chúng ta có thể hiểu và tương tác với nhau để hoàn thành các mục tiêu. Đây cũng chính là lý do tại sao phần lớn các nhà tuyển dụng yêu cầu các ứng viên có khả năng giao tiếp tốt và khả năng truyền đạt thông tin, ý tưởng.
Kỹ năng này được tổng hợp từ nhiều kỹ năng khác nhau và cần được trau dồi, luyện tập mới có thể xử lý linh hoạt các tình huống trong giao tiếp. Vậy làm thế nào để phát triển tốt kỹ năng này:
- Ánh mắt là cửa sổ tâm hồn, do đó, việc duy trì giao tiếp bằng ánh mắt thể hiện sự thân mật trong cuộc nói chuyện và khiến nhà tuyển dụng có cái nhìn tích cực hơn về buổi tương tác, đồng thời cũng như cảm thấy kết nối hơn với bạn.
- Nhà tuyển dụng có thể đọc vị được tâm lý bằng ngôn ngữ cơ thể của bạn để biết bạn đang suy nghĩ gì. Chính vì thế, việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ tự tin như ngồi thẳng lưng, ánh mắt thân thiện tập trung và nụ cười tự nhiên… là một điểm cộng dành cho bạn.
- Thực hành trả lời các câu hỏi khi phỏng vấn trước gương là cách giúp bạn kiểm tra những sai sót. Lúc này, bạn cũng hình dung được hình dáng của chính mình, thể hiện sự tự tin và kỹ năng nói trước đám đông tốt hơn.
- Luyện tập phỏng vấn 1:1 với người thân, bạn bè sẽ có rất nhiều hiệu quả. Họ sẽ chỉ ra những điểm tốt bạn cần phát huy và những điểm bạn cần cải thiện.
- Cuối cùng, hãy nói chuyện với giọng điệu rõ ràng, dứt khoát. Điều này, thể hiện sự hiểu biết của bạn về một vấn đề đang trình bày khiến người nghe có được sự tin tưởng nhất định.
Xem thêm: Chỉ số PQ là gì? Người chỉ số PQ cao phù hợp với nghề nào?
2. Kỹ năng ra quyết định
Dù là nhân viên hay chủ doanh nghiệp thì sẽ có lúc bạn cần phải lựa chọn, ra quyết định. Kỹ năng này giúp bạn xác định rõ các vấn đề đang gặp phải, sau đó phân tích và đưa ra hướng giải quyết tối ưu. Thông qua những câu trả lời của bạn nhà tuyển dụng sẽ thấy được những kinh nghiệm và sự hiểu biết của bạn có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không.
Một số bước mà bạn có thể rèn luyện kỹ năng ra quyết định như:
- Bước 1: Xác định vấn đề đang gặp phải và cần giải quyết là gì. Tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề và hình dung kết quả mong muốn.
- Bước 2: Nhìn nhận vấn đề theo nhiều hướng khác nhau để tìm ra giải pháp phù hợp và mấu chốt của vấn đề.
- Bước 3: Thu thập dữ liệu thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, ghi nhận và đánh giá. Sau đó, liệt kê những giải pháp phù hợp.
- Bước 4: Các phương án sẽ có những ưu nhược điểm riêng do đó cần xem xét lắng nghe, so sánh hiệu quả từng kế hoạch.
- Bước 5: Sau khi đã phân tích và đánh giá kỹ lưỡng, đây là lúc bạn cần phải ra quyết định lựa chọn để thực hiện chiến lược nào.
Xem thêm: Chỉ số AQ là gì? Bật mí cách cải thiện chỉ số AQ hiệu quả
3. Kỹ năng làm việc nhóm
Trong thời đại hiện nay, hầu hết, các nhà tuyển dụng đều mong muốn các ứng viên có thể làm việc độc lập và teamwork. Để làm tốt điều này, mỗi cá nhân cần rèn luyện kỹ năng lắng nghe ý kiến của người khác, góp ý xây dựng, không ỉ lại hay dựa dẫm vào đồng đội trong bất kể công việc nào.
Để chuẩn bị tốt cho kỹ năng này bạn cần:
- Sẵn sàng hợp tác và làm việc cùng nhau. Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, luôn luôn tôn trọng ý kiến của các thành viên khác, giải quyết vấn đề và chia sẻ cùng nhau.
- Cung cấp những ý kiến mang tính xây dựng, kèm theo đó cần lời khen ngợi và góp ý một cách chân thành, hữu ích.
- Lắng nghe và trình bày quan điểm rõ ràng, tôn trọng để các thành viên có thể hiểu chung một vấn đề.
4. Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe đóng vai trò quan trọng trong phỏng vấn, giúp bạn hiểu rõ yêu cầu của nhà tuyển dụng và thể hiện sự quan tâm, chuyên nghiệp của bản thân.
Dưới đây là những bí quyết để rèn luyện kỹ năng này:
- Tập trung hoàn toàn vào người nói: Tránh xao nhãng như thông báo điện thoại, đồng hồ, hay những thứ xung quanh. Hãy chú ý vào người phỏng vấn và thể hiện sự bằng ánh mắt quan tâm, chăm chú.
- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể: Hãy chú ý đến cử chỉ, nét mặt và giọng điệu của người phỏng vấn để hiểu rõ hơn những thông tin truyền tải từ họ.
- Hỏi lại để xác nhận thông tin: Nếu bạn không chắc chắn về thông tin hoặc chưa hiểu rõ hãy hỏi lại hoặc bạn có thể nói những ý hiểu của mình xem có đúng với ý của người phỏng vấn hay không. Việc xác nhận thông tin giúp bạn hiểu và trả lời đúng trọng tâm.
- Ghi chép lại thông tin: Sau khi nhận thông tin từ nhà tuyển dụng bạn nên ghi chép những thông tin quan trọng, điều này thể hiện sự quan tâm của bạn đối với buổi phỏng vấn.
Lưu ý: Tránh ngắt lời nhà tuyển dụng khi họ đang nói, không nên tập trung vào việc trả lời mà hãy chú ý đến toàn bộ cuộc trò chuyện.
Xem thêm: Shipper là gì? Mức lương và những điều cần biết về Shipper
5. Kỹ năng deal lương
Kỹ năng đàm phán lương (deal lương) là sự thương lượng về mức lương, chế độ phúc lợi, quyền lợi giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Các thỏa thuận được hai bên nêu ra cho đến khi họ tìm được tiếng nói chung.
Dưới đây là những kinh nghiệm giúp bạn deal lương hiệu quả:
- Tham khảo mức lương thị trường cho vị trí ứng tuyển dựa trên kinh nghiệm và đưa ra mức lương mong muốn.
- Liệt kê những thành tích, kinh nghiệm và kỹ năng nổi bật của bạn để chứng minh bạn xứng đáng với mức lương mong muốn.
- Đưa ra mức lương mong muốn cao hơn mức lương bạn thực sự mong muốn để có thể thương lượng về mức lương phù hợp.
- Luôn thể hiện sự tự tin và bình tĩnh khi deal lương. Ngoài ra bạn cần biết khi nào nên dừng lại tránh cuộc deal lương trở nên căng thẳng cho cả hai bên.
6. Kỹ năng sale bản thân
Phần lớn, nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên những ứng viên phù hợp với kỳ vọng của đội nhóm, công ty và doanh nghiệp. Do đó, để “bán” được bản thân thành công bạn cần biết cách tạo ấn tượng tốt, chuẩn bị kỹ lưỡng về vị trí ứng tuyển, thể hiện sự tự tin, nêu bật những điểm mạnh và khéo léo che đi điểm yếu của mình.
III. Mẹo chuẩn bị giúp bạn tự tin trả lời phỏng vấn
Để quá trình phỏng vấn diễn ra suôn sẻ cũng như bạn có thể gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, dưới đây là một số yếu tố bạn cần chuẩn bị trước khi đến với buổi phỏng vấn:
1. Trang phục phù hợp, lịch sự
Có thể bạn chưa biết, trang phục là một trong những yếu tố gây ấn tượng đầu tiên đối với nhà tuyển dụng. Thông qua cách ăn mặc, họ có thể đánh giá sơ bộ về mức độ quan tâm của bạn đối với buổi phỏng vấn cũng như cách chuẩn bị cho một cuộc gặp mặt quan trọng. Để tạo cái nhìn thiện cảm đối với công ty/doanh nghiệp, dưới đây là một số loại trang phục mà bạn có thể tham khảo khi đi phỏng vấn:
- Đối với nam: Nên chọn mặc quần tây kết hợp với áo sơ mi trắng, hoặc các loại áo sơ mi màu nhạt như xanh dương, màu kem,…
- Đối với nữ: Bạn có thể mặc áo sơ mi dài tay, quần tây, chân váy công sở dài (không có nhiều hoạ tiết),…
Tuy nhiên, tại một số công ty với văn hoá làm việc năng động, trẻ trung bạn cũng có thể cân nhắc về việc mặc áo thun và quần jean tối màu (không rách) để tham gia phỏng vấn.
2. Đúng giờ
Đúng giờ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của buổi phỏng vấn. Việc đúng giờ cho thấy bạn tôn trọng thời gian của công ty, khả năng sẵn sàng và chuẩn bị kỹ lưỡng. Ngược lại, trễ hẹn cho thấy bạn là người thiếu trách nhiệm, gây lãng phí thời gian cho cả 2 bên.
Do đó, trước khi đến phỏng vấn cần xem địa chỉ của công ty và đến trước thời gian phỏng vấn từ 15-20 phút. Bạn nên dành thời gian nghiên cứu địa chỉ công ty để biết được đường đi, đánh giá kẹt xe, vị trí đỗ xe nếu công ty ở các tòa nhà văn phòng.
3. Tìm hiểu về công ty
Trình độ và kỹ năng phù hợp sẽ rất quan trọng đối với bất kỳ vai trò nào khi xin việc nhưng nghiên cứu về công ty cũng quan trọng không kém. Bạn cần phải luôn cập nhật về “Giá trị cốt lõi của công ty là gì” và “Lĩnh vực chính đang hoạt động” điều này sẽ luôn mang lại lợi thế cho bạn. Nên tìm hiểu kỹ về những sự kiện, tin tức gần nhất của công ty. Điều này phản ánh sự nhiệt tình của bạn đối với vị trí này.
Ngoài ra, bạn có tìm hiểu về người sẽ phỏng vấn bạn bằng cách xem qua hồ sơ LinkedIn, Facebook của họ. Điều này sẽ mang lại lợi thế lớn cho bạn khi phỏng vấn, đó là cơ hội để kết nối và giúp cuộc trò chuyện ý nghĩa hơn.
4. Chuẩn bị kiến thức về công việc
Khi chuẩn bị cho buổi phỏng vấn, bạn cần xem lại các yêu cầu trong mô tả công việc. Bạn cần làm nổi bật những yêu cầu kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn cần và các kỹ năng cần thiết cho công việc.
Ghi chú những ví dụ từ các công việc trước đây bạn đã làm và những kỹ năng, trình độ hiện tại đã phù hợp với những công việc đó như thế nào.
Xem thêm: OT là gì? Những quy định về thời gian OT cần biết rõ!
5. Chuẩn bị cho các câu hỏi tình huống và câu hỏi đặt ra cho nhà tuyển dụng
Một cuộc phỏng vấn nên có sự tương tác cả hai bên. Ngoài việc cần chuẩn bị cho những câu hỏi, bạn cần chuẩn bị đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Nên chuẩn bị tối thiểu từ 3-5 câu hỏi được cân nhắc kỹ lưỡng. Đây là những câu hỏi bạn đã chuẩn bị dựa trên sự đánh giá và nghiên cứu của bạn về công ty hoặc những câu hỏi phát sinh trong quá trình phỏng vấn.
6. Giữ trạng thái tinh thần ổn định
Việc giữ trạng thái tinh thần ổn định là điều vô cùng quan trọng để bạn có thể thể hiện tốt nhất bản thân và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Dưới đây là những cách giúp bạn luôn giữ trạng thái tinh thần ổn định trong buổi phỏng vấn:
- Chuẩn bị kỹ lưỡng, tìm hiểu kỹ về công ty, luyện tập trả lời các câu hỏi, chuẩn bị trang phục phù hợp, đến sớm trước thời gian phỏng vấn sẽ giu
- Ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn tỉnh táo, tập trung và duy trì tinh thần tốt.
- Hít thở sâu, suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn bình tĩnh và tập trung trước khi trả lời các câu hỏi từ nhà tuyển dụng.
- Không nói dối hoặc phóng đại sự thật. Nên nhớ, trung thực và chân thành trong suốt buổi phỏng vấn là yếu tố cần thiết.
IV. Các lỗi ứng viên” tuyệt đối không nên mắc phải” khi phỏng vấn
Để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn tốt hơn, Vieclam.net sẽ gợi ý đến bạn một số lỗi thường gặp mà các ứng viên hay mắc phải:
1. Trả lời dài dòng, không đúng trọng tâm
Việc chú ý đến trọng tâm của câu hỏi của nhà tuyển dụng là một trong những yếu tố quyết định được sự thành công của buổi phỏng vấn. Bạn nên thật sự tập trung khi nghe câu hỏi để có thể đưa ra câu trả lời thật thông minh cũng như giữ cho mình một trạng thái bình tĩnh.
Nếu câu trả lời quá dài dòng có thể khiến bạn trả lời không đúng với chủ đề mà nhà tuyển dụng muốn hỏi. Bạn cũng có thể suy ngẫm về câu hỏi trong khoảng 3 – 5 giây để có thể đưa ra câu trả lời sao cho phù hợp.
2. Nói “xấu” về công ty cũ
Một trong những lỗi mà các ứng viên thường xuyên gặp phải là nói “xấu” về công ty cũ. Cho dù đó là sự thật hay bạn là nạn nhân thì cũng không nên nêu ra, thay vào đó bạn có thể trả lời một cách khách quan là “Tôi muốn thử sức ở môi trường làm việc mới năng động và sáng tạo hơn”.
3. Thiếu tự tin
Sự thiếu tự tin có thể dẫn đến một số hệ luỵ như gây mất điểm với nhà tuyển dụng, dẫn đến khó khăn trong việc truyền đạt thông tin một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, điều này có thể khiến bạn bị đánh giá thấp hơn so với năng lực thực tế.
Vì vậy, để có thể khắc phục điều này bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn, luyện tập trước cách trình bày câu trả lời cũng như tư duy về câu trả lời sao cho phù hợp. Ngủ đủ giấc cũng là một phương pháp giúp bạn có được một thể trạng tốt trước buổi phỏng vấn.
4. Không đặt câu hỏi
Phỏng vấn là cơ hội để bạn tìm hiểu về công ty và vị trí ứng tuyển. Việc không đặt câu hỏi có thể khiến bạn bỏ lỡ cơ hội này cũng như đánh mất thiện cảm đối với nhà tuyển dụng. Hãy chuẩn bị một số câu hỏi về chế độ phúc lợi, lộ trình thăng tiến hoặc sự hỗ trợ trong công việc giữa các đồng nghiệp,… để gây được ấn tượng tốt, và thể hiện sự quan tâm của bạn đến vị trí ứng tuyển này.
Xem thêm: Consultant là gì? Mức lương và cơ hội việc làm hấp dẫn về ngành Consultant
5. Xen vào khi nhà tuyển dụng đang nói
Nếu bạn xen vào khi nhà tuyển dụng đang nói có thể khiến họ mất tập trung, thể hiện sự thiếu tôn trọng cũng như gây ấn tượng không tốt và dễ đánh bỏ lỡ cơ hội nghe được những thông tin quan trọng.
Thay vào đó, bạn hoàn toàn có thể lắng nghe một cách cẩn thận và ghi chép lại những ý quan trọng, chuẩn bị cho câu trả lời và có thể trao đổi thêm nếu chưa hiểu rõ về những thông tin mà nhà tuyển dụng đưa ra.
Như vậy, Vieclam.net vừa cung cấp cho bạn những thông tin về kỹ năng phỏng vấn, cách trả lời các câu hỏi, những yếu tố cần chuẩn bị. Hy vọng với những thông tin mà Vieclam.net cung cấp có thể giúp bạn vượt qua các vòng phỏng vấn xin việc một cách tự tin, thuận lợi.
Đừng quên thường xuyên truy cập cẩm nang việc làm để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào về mẹo tìm việc làm, phát triển bản thân,… Chúc bạn thành công với những định hướng, kế hoạch đã đặt ra.
Xem thêm: