Có thể nói leader là một trong những vị trí được quan tâm nhiều nhất trong mỗi đội nhóm hoặc tổ chức nào đó. Tuy phổ biến là vậy nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ khái niệm leader là gì cũng như phạm vi trách nhiệm của họ. Trong bài viết sau, hãy cùng Vieclam.net tìm hiểu rõ hơn về những thắc mắc xoay quanh vị trí này.
Mục lục
I. Leader là gì?
Leader thường được biết đến là người có khả năng chịu trách nhiệm cao nhất trong mọi tổ chức đội nhóm. Họ là người phân công nhiệm vụ, hướng dẫn, giám sát cũng như đào tạo kỹ năng cho các thành viên còn lại trong đội. Đồng thời, leader cũng sẽ là người đưa ra những định hướng và xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn thực thi một chiến lược nào đó.
Trong một tổ chức, leader có thể là trưởng nhóm, quản lý, trưởng phòng hay CEO. Điều này còn tùy thuộc vào quy mô, cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban, bộ phận.
II. Tầm quan trọng của leader trong công việc
Leader được xem là vị trí không thể thiếu và quyết định phần lớn vào sự thành công của bất kỳ tổ chức nào. Vậy leader là làm gì và quan trọng như thế nào?
Leader sẽ là người đề ra những phương án triển khai gửi đến lãnh đạo và trực tiếp truyền đạt lại với cấp dưới để đảm bảo tính thống nhất. Trong suốt quá trình thực hiện, leader còn là người dẫn dắt, truyền cảm hứng cho các thành viên và đốc thúc tinh thần làm việc thật tốt.
Không chỉ vậy, tầm quan trọng của người leader còn thể hiện qua những khó khăn, trở ngại và khả năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Có thể nói vị trí leader sẽ là người chịu trách nhiệm lớn nhất khi chính họ là cầu nối giữa ban lãnh đạo và nhân viên cấp dưới.
Xem thêm: Layoff là gì? Nên làm gì để đối diện với làn sóng sa thải hàng loạt?
III. Yếu tố tạo nên một leader xuất sắc
Sau khi đã hiểu rõ hơn về khái niệm leader là gì, vậy đâu là yếu tố tạo nên một người leader thực sự xuất sắc trong doanh nghiệp? Hãy tham khảo những gợi ý sau.
1. Kỹ năng
Để trở thành một leader xuất sắc, bạn cần hội tụ đầy đủ các kỹ năng sau:
- Giao tiếp, ứng xử: Kỹ năng giao tiếp và ứng xử là rất quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ, tạo niềm tin giữa leader và các thành viên. Leader cần biết cách truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng, hiệu quả cũng như biết cách tương tác và thể hiện sự tôn trọng đối với mọi thành viên trong tổ chức.
- Biết lắng nghe: Một leader xuất sắc không chỉ là người giỏi nói mà còn phải là người biết lắng nghe. Kỹ năng lắng nghe giúp leader hiểu rõ ý kiến cũng như nhu cầu của các thành viên trong nhóm, điều này có thể giúp đưa ra quyết định và hướng dẫn phù hợp.
- Ra quyết định: Leader cần có khả năng ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả trong các tình huống khó khăn. Quyết định của họ cần được dựa trên thông tin đầy đủ và sự hiểu biết sâu sắc về tình hình.
- Quản lý nhân sự: Kỹ năng quản lý nhân sự giúp leader tạo điều kiện làm việc tích cực cho nhóm, phát triển và tận dụng tối đa tài năng của mỗi thành viên. Bên cạnh đó, cũng giải quyết được các vấn đề liên quan đến hiệu suất làm việc và tinh thần làm việc.
- Giải quyết xung đột: Người trưởng nhóm cần có khả năng giải quyết xung đột một cách công bằng và hiệu quả giữa các thành viên. Leader cần giữ vững tâm thế trung lập và biết cách hòa giải để tạo ra môi trường làm việc tích cực và hòa thuận.
- Tạo sự tin tưởng: Là một người dẫn đầu, bạn cần làm chỗ dựa để mọi người có thể tin cậy và tôn trọng. Sự minh bạch, công bằng và trung thực trong mọi tình huống là những gì bạn cần củng cố xây dựng. Chính điều này sẽ mang lại môi trường làm việc cởi mở và gắn bó lâu dài giữa các thành viên.
Xem thêm: Mentor là gì ? Các hình thức Mentoring và yêu cầu cần có
2. Phẩm chất
Bên cạnh rèn luyện những kỹ năng cần để phục vụ công việc, phẩm chất hình thành nên một leader xuất sắc cũng là điều được nhiều người quan tâm, cụ thể:
- Tự tin: Người dẫn đầu một đội nhóm phải luôn tự tin vào khả năng của bản thân và dẫn dắt nhóm bằng sự quyết đoán. Ở họ thể hiện được tinh thần trách nhiệm sự ổn định và niềm tin cho các thành viên trong nhóm.
- Cảm thông, thấu hiểu: Một lãnh đạo tài giỏi cần biết cách lắng nghe và cảm thông với cảm xúc và nhu cầu của các thành viên. Cần thể hiện sự thấu hiểu và sẵn lòng hỗ trợ để tạo ra một môi trường làm việc đồng thuận và phát triển.
- Làm chủ cảm xúc: Người leader không được để cho cảm xúc kiểm soát họ mà thay vào đó, họ biết cách làm chủ cảm xúc của mình trong mọi tình huống. Bạn cần giữ được sự bình tĩnh và tự chủ dù đối mặt với những thách thức khó khăn.
- Tinh thần trách nhiệm cao: Là một leader phải luôn ưu tiên đặt công việc lên hàng đầu và hành động với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Bên cạnh đó là tâm thế đương đầu với mọi thử thách dù thành công hay thất bại cũng được đánh giá cao.
- Công bằng: Người trưởng nhóm phải luôn đề cao sự công bằng, phân minh trong mọi quyết định và hành động. Tránh thiên vị và cần đưa ra quyết định dựa trên tính đúng đắn, tạo được sự tôn trọng từ mọi thành viên trong nhóm.
Xem thêm: Mẫu đơn xin từ chức, xin thôi chức vụ chuẩn, mới nhất 2024
IV. Làm thế nào để trở thành leader?
Mỗi người đều muốn phấn đấu để đạt được những bước tiến cao hơn trong sự nghiệp. Vậy nên nếu có mong muốn trở thành một leader giỏi trong tương lai, bạn cần trau dồi thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm hơn.
1. Học hỏi từ các leader
Hãy tìm kiếm cơ hội để học hỏi từ những người đi trước đã thành công trong lĩnh vực của bạn. Bạn có thể tham gia vào các khóa học ngắn hạn của họ để nghe chia sẻ về những kinh nghiệm trong quá khứ hoặc đọc thêm sách, từ đó đúc kết được những kiến thức áp dụng cho sau này.
2. Trau dồi kiến thức, kỹ năng
Đầu tư thời gian và nỗ lực vào việc nâng cao kiến thức và kỹ năng là điều vô cùng cần thiết cho vai trò lãnh đạo. Hãy học thật nhiều về phương pháp quản lý, giao tiếp, giải quyết xung đột và các kỹ năng khác cần thiết.
Tùy theo nhu cầu của ngành và môi trường làm việc mà lượng kiến thức được lựa chọn có thể sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, bạn cần xác định cụ thể những gì cần thiết cho quá trình phát triển sự nghiệp để tránh học lan man, không đúng mục tiêu.
Xem thêm: Supervisor là gì? Yêu cầu và mức lương vị trí Supervisor
3. Thể hiện được sự lãnh đạo
Tìm cơ hội để thể hiện khả năng lãnh đạo của bạn trong các tình huống khác nhau. Đó có thể là qua việc đề xuất ý kiến, hướng dẫn nhóm trong các dự án nhỏ hoặc tham gia vào các hoạt động xã hội.
4. Có tầm nhìn và định hướng
Ngay từ bây giờ hãy học cách vạch ra mục tiêu và những định hướng cụ thể trong công việc. Đây sẽ là thói quen rất tốt giúp bạn hoàn thiện mình hơn trong vai trò là leader. Bởi bạn sẽ là người chịu trách nhiệm chính cho những kế hoạch trong tương lai của đội nhóm.
5. Tính quyết đoán
Thái độ cương quyết và khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng trong mọi tình huống là tố chất hàng đầu cần có của một leader. Tuy nhiên quá trình này cần được rèn giũa qua nhiều khó khăn khác nhau để có được sự nhạy bén nhất địnBạn hãy học cách đưa ra những quyết định một cách tự tin và quyết đoán nhưng đừng quên phải cân nhắc mọi chuyện thật kỹ.
6. Khả năng phân chia và sắp xếp công việc
Một người dẫn đầu xuất sắc cần biết cách sắp xếp, phân chia công việc hợp lý không chỉ cho bản thân mà còn cho cả các thành viên trong nhóm. Điều này giúp giảm thiểu áp lực, đảm bảo khối lượng cho cấp dưới và tận dụng tốt nhất nguồn lực sẵn có.
V. Thu nhập của leader có cao không?
Tùy thuộc vào vị trí và phòng ban bạn đảm nhiệm mà mức thu nhập của leader sẽ có sự biến động. Sau đây là một số mức lương tham khảo tại các vị trí leader phổ biến trong doanh nghiệp:
- Leader bộ phận bán hàng: Mức thu nhập trung bình từ 9.800.000 – 26.300.000 đồng/tháng.
- Leader bộ phận marketing: Mức thu nhập trung bình từ 19.600.000 – 23.400.000 đồng/tháng.
- Leader dự án: Mức thu nhập trung bình từ 32.100.000 – 54.300.000 đồng/tháng.
Ngoài ra, mức thu nhập của các vị trí leader khác cũng sẽ có sự biến động tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như số năm kinh nghiệm, khối lượng công việc, quy mô nhân sự quản lý và quy mô của doanh nghiệp.
Chắc hẳn qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn phần nào về thuật ngữ leader là gì? cũng như những tố chất cần có để trở thành một leader xuất sắc. Đừng quên truy cập Vieclam.net để tìm hiểu thêm về những mẹo tìm việc cũng như những câu chuyện đi làm thú vị khác nhé.
Có thể bạn quan tâm: