Ngành cơ điện tử hiện nay đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của người lao động. Đây cũng là ngành được dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh với đa dạng việc làm mới trong tương lai. Vậy cơ hội việc làm và mức lương ngành cơ điện tử hiện nay như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Vieclam.net.
Mục lục
I. Các vị trí làm việc sau khi ra trường ngành cơ điện tử
Với tính ứng dụng ngày càng cao của cơ điện tử, nhu cầu về việc làm, những trường đào tạo về ngành nghề này cũng có xu hướng tăng lên. Từ đó, tạo ra cơ hội việc làm đa dạng với nhiều vị trí dành cho những sinh viên, học viên đã và đang theo học ngành cơ điện tử. Dưới đây là mô tả công việc một số vị trí phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo:
- Kỹ sư điện công nghiệp: Kỹ sư điện công nghiệp có nhiệm vụ chính là thiết kế và thi công hệ thống truyền tải điện, đảm bảo toàn bộ hệ thống điện được hoạt động ổn định và truyền tải điện an toàn. Ngoài ra, họ còn đảm nhận việc tiếp nhận và xử lý các yêu cầu, vấn đề liên quan như vận hành, bảo trì các hệ thống điện thiết bị điện cho công ty, nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư và các thiết bị điện công nghiệp khác.
- Kỹ sư thiết kế hệ thống điện: Là những chuyên gia trong lĩnh vực điện, có khả năng áp dụng các nguyên tắc kỹ thuật, vật lý và khoa học vật liệu để phân tích, thiết kế, lắp đặt và bảo trì hệ thống điện. Công việc của kỹ sư thiết kế điện là thiết kể, tạo ra các giải pháp từ những bộ phận nhỏ nhất đến những hệ thống quy mô lớn về cơ điện tử như hệ thống an ninh, hệ thống báo động, ánh sáng,…
- Kỹ thuật viên điện tử: Là người đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát các thiết bị điện tử. Nhiệm vụ của họ là theo dõi, vẽ sơ đồ mạch điện, chuẩn bị linh kiện và lắp đặt các thiết bị điện tử theo yêu cầu của tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân. Họ cũng tham gia hỗ trợ vào quá trình thử nghiệm, xác định lỗi, đặt mua linh kiện hay lắp đặt bộ phận thay thế như bảng mạch và động cơ.
- Kỹ sư điện tự động hóa: Nhiệm vụ của kỹ sư điện tự động hoá là nghiên cứu, vận hành và giám sát các hệ thống và dây chuyền sản xuất điện tự động, theo dõi để kịp thời phát hiện và khắc phục lỗi của hệ thống một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, kỹ sư điện tự động hoá còn thực hiện thêm các công việc như bảo trì, bảo dưỡng và vận hành hệ thống điện khác của tổ chức.
- Kỹ sư điện viễn thông: Là người thực hiện và quản lý các thiết bị điện tử hay những thiết bị truyền thông để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm, truyền tải thông tin liên lạc của con người trên toàn cầu. Điều này giúp việc trao đổi thông tin trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc giao tiếp thông qua các thiết bị như TV, máy tính, điện thoại, hệ thống vệ tinh, ăng-ten truyền tín hiệu và hệ thống cáp ngầm dưới đáy biển.
- Giảng viên ngành cơ điện tử: Giảng viên ngành cơ điện tử là những chuyên gia giảng dạy và hướng dẫn học viên, sinh viên trong lĩnh vực này. Công việc của họ bao gồm giảng dạy các môn chuyên ngành như viễn thông, điện tử, vi xử lý, lập trình, mạch điện và hướng dẫn sinh viên trong nghiên cứu. Họ cũng tham gia vào hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ, cùng với việc tư vấn và hỗ trợ sinh viên.
Xem thêm: Thương mại quốc tế là ngành gì? Mức lương và cơ hội việc làm
II. Mức lương ngành cơ điện tử theo kinh nghiệm
Mức lương ngành cơ điện tử có xu hướng khá cao so với thị trường việc làm hiện nay. Tuy nhiên, kinh nghiệm làm việc là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng khá lớn đến mức lương bạn nhận được không chỉ với ngành cơ điện tử mà còn ở hầu hết các ngành nghề khác. Đối với ngành cơ điện tử, mức lương chi tiết theo kinh nghiệm thể hiện cụ thể:
- Sinh viên mới ra trường và làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có mức thu nhập trung bình khoảng 6-7 triệu đồng/tháng.
- Sinh viên mới ra trường và làm việc tại các doanh nghiệp quy mô lớn có thể nhận được thu nhập lên đến 12 triệu đồng/tháng.
- Với kinh nghiệm làm việc từ 1-3 năm, mức lương trung bình trong ngành cơ điện tử dao động từ 15-18 triệu đồng/tháng.
- Với vị trí lãnh đạo hoặc quản lý, mức thu nhập tổng cộng có thể từ 20-30 triệu đồng/tháng, chưa tính phụ cấp.
Điều này có nghĩa là khi bạn làm việc trong ngành cơ điện tử và có thâm niên làm việc lâu hơn, cũng như thăng tiến vào các vị trí cao hơn như chuyên gia cao cấp, kỹ sư trưởng, quản lý,… mức thu nhập của bạn cũng sẽ tăng lên cao hơn.
Xem thêm: Ngành an toàn thông tin là gì? Cơ hội việc làm của ngành nghề này
III. Mức lương ngành cơ điện tử theo từng vị trí đảm nhiệm
Theo khảo sát những tin đăng về việc làm ngành cơ điện tử của Viẹclam.net, tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như khu vực, địa điểm, chuyên môn,… mà mức lương trong ngành sẽ có sự chênh lệch so với thực tế. Dưới đây là bảng lương trung bình ở một số vị trí trong ngành cơ điện tử, bạn có thể tham khảo:
Vị trí công việc đảm nhiệm | Mức lương |
Kỹ sư điện công nghiệp | 8-20 triệu đồng/tháng |
Kỹ thuật viên điện tử | 11-18 triệu đồng/tháng |
Kỹ sư thiết kế hệ thống điện | 8-20 triệu đồng/tháng |
Kỹ sư điện tự động hoá | 10-30 triệu đồng/tháng |
Kỹ sư điện viên thông | 15-30 triệu đồng/tháng |
Giảng viên ngành cơ điện tử | 15-25 triệu đồng/tháng |
*Lưu ý: Trên đây chỉ là bảng tham khảo mức lương ngành cơ điện tử cho từng vị trí. Để có thể cập nhật chính xác mức lương ngành nghề này bạn có thể truy cập Vieclam.net mà nhà tuyển dụng đăng tuyển tại website!
Xem thêm: Ngành Tài chính Ngân hàng là gì? Làm nghề gì sau khi ra trường?
IV. Các yếu tố ảnh hưởng đến lương ngành cơ điện tử
Có thể thấy, mức lương ngành cơ điện tử rất hấp dẫn so với nhiều ngành nghề khác. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng, tác động vào. Chẳng hạn như:
Kỹ năng: Sở hữu một hoặc nhiều kỹ năng mềm như giao tiếp, xử lý tình huống,… sẽ là một lợi thế để bạn nhận được mức lương tốt. Kỹ năng có thể đem lại các giải pháp hiệu quả và tăng cường hiệu suất làm việc, từ đó tạo ra giá trị cho công ty và chính bạn, điều này giúp bạn deal được mức lương xứng đáng với bạn.
Kinh nghiệm: Kinh nghiệm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thương lượng mức lương. Người có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong ngành cơ điện tử thường có kiến thức sâu rộng và khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp. Do đó, họ có thể được trả mức lương cao hơn so với những người mới gia nhập ngành.
Kiến thức chuyên môn: Sự hiểu biết và kiến thức chuyên sâu về cơ điện tử là một yếu tố cần thiết và bắt buộc phải có. Người có kiến thức chuyên môn tốt, sâu rộng và có khả năng áp dụng những kiến thức đó vào công việc và giải quyết các vấn đề phát sinh đột xuất. Điều này có thể gây ấn tượng được với cấp trên và có thể nhận được mức lương tốt.
Địa điểm làm việc: Địa điểm làm việc cũng có thể ảnh hưởng đến mức lương trong ngành cơ điện tử. Chẳng hạn như vị trí làm việc trong các khu vực phát triển công nghệ cao hoặc các trung tâm công nghiệp điện tử tại các thành phố lớn hoặc tập đoàn đa quốc gia có thể mang lại nhiều cơ hội việc làm và mức lương cao hơn do sự cạnh tranh và nhu cầu cao.
Qua bài viết trên, Vieclam.net đã tổng hợp đến bạn những cập nhật mới nhất về Vieclam.net hiện nay. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi Vieclam.net thường xuyên để theo dõi thêm nhiều tin đăng tuyển dụng, tìm việc làm lương cao, uy tín.
Có thể bạn quan tâm: