Kinh tế đối ngoại hiện nay đóng vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại giữa các quốc gia. Điều này dẫn đến việc nhu cầu về nhân lực cho ngành này ngày một tăng cao. Thế thì ngành kinh tế đối ngoại là gì và vì sao lại quan trọng đến vậy? Làm trong ngành kinh tế đối ngoại là làm gì? Bài viết sau từ Vieclam.net sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những thắc mắc trên.
Mục lục
I. Tổng quan ngành kinh tế đối ngoại
Để hiểu rõ hơn về ngành kinh tế đối ngoại, trước hết hãy điểm qua những thông tin sau đây.
1. Ngành kinh tế đối ngoại là gì?
Kinh tế đối ngoại (International Economics) là lĩnh vực nghiên cứu về các quá trình trao đổi và giao thương kinh tế giữa các quốc gia và khu vực khác nhau trên khắp thế giới.
Cụ thể, kinh tế đối ngoại tập trung vào việc đề cập đến mối liên kết kinh tế giữa các quốc gia và tác động của các vấn đề quốc tế đối với nền kinh tế toàn cầu. Ngành học này chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các khía cạnh kinh tế và chính trị liên quan đến thương mại quốc tế cũng như tài chính quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng toàn cầu hóa của thế giới như hiện nay.
2. Học gì trong ngành kinh tế đối ngoại?
Sau khi đã hiểu về ngành kinh tế đối ngoại là gì, Vieclam.net sẽ giới thiệu đến bạn những môn học chủ yếu trong ngành này. Sinh viên theo học ngành kinh tế đối ngoại sẽ được trang bị kiến thức chuyên sâu với các môn như:
- Giao dịch thương mại quốc tế
- Vận tải và bảo hiểm trong thương mại
- Tài chính và thanh toán quốc tế
- Các vấn đề liên quan đến quan hệ kinh tế và hội nhập kinh tế
- Kỹ năng ngoại ngữ hỗ trợ cho việc học tập và nghiên cứu về kinh tế quốc tế
Tại các trường đại học đào tạo ngành kinh tế đối ngoại, sinh viên sẽ tham gia các môn học bắt buộc như toán cao cấp, kinh tế vi – vĩ mô, thanh toán quốc tế, kinh tế lượng, tài chính – tiền tệ và nhiều môn khác.
Bên cạnh đó, sinh viên cũng có tự do lựa chọn các môn học theo sở thích và mục tiêu nghề nghiệp như sở hữu trí tuệ, nghiệp vụ hải quan, kinh doanh quốc tế, thuế và hệ thống thuế, thị trường chứng khoán để nâng cao vốn kiến thức chuyên sâu theo hướng mong muốn của mình.
Xem thêm: Kiểm toán là ngành gì? Cơ hội việc làm của ngành kiểm toán
3. Cần có tố chất gì để học tốt ngành kinh tế đối ngoại?
Dựa trên những thông tin trên, bạn đã có cái nhìn tổng quan về ngành kinh tế đối ngoại. Nếu vẫn đang đắn đo liệu mình có phù hợp hay không, hãy cùng tìm hiểu thêm về những tố chất cần thiết khi theo đuổi ngành học này:
- Niềm đam mê sâu sắc với lĩnh vực kinh tế và hội nhập quốc tế: Trước khi quyết định theo học ngành kinh tế đối ngoại, hãy cân nhắc kỹ về những khía cạnh mà ngành này hướng đến có phù hợp với sở trường của mình hay không, chẳng hạn như kinh tế, chính trị, hội nhập quốc tế, thương mại hóa,…
- Tinh thần chủ động, ham học hỏi: Sự chủ động và tinh thần ham học hỏi là yếu tố quan trọng giúp bạn nắm bắt kiến thức, kỹ năng và cơ hội. Bạn cần tiếp cận việc học và nghiên cứu một cách chủ động, luôn đặt câu hỏi để tìm ra cách giải quyết hiệu quả các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại.
- Kiên trì, bền bỉ và luôn cố gắng: Trong ngành kinh tế đối ngoại, kiến thức chuyên ngành và các vấn đề liên quan thường đặt ra nhiều thách thức cho sinh viên. Bạn cần đảm bảo rằng bạn có đủ sự kiên trì, bền bỉ và tinh thần nỗ lực không ngừng để vượt qua mọi khó khăn trong suốt quá trình đó.
- Khả năng linh hoạt và sáng tạo: Kiến thức và vấn đề trong kinh tế đối ngoại luôn thay đổi theo sự biến động không ngừng của nền kinh tế thế giới. Do đó bạn cần phải trau dồi và luyện tập khả năng thích ứng nhanh với những biến đổi của ngành.
Vậy con gái có nên học kinh tế đối ngoại không? Điều này tùy thuộc rất nhiều vào định hướng và sở trường của bạn. Có thể thấy rằng những tố chất cần có để theo đuổi ngành học cũng vô cùng phù hợp với những bạn nữ bởi rất cần sự nỗ lực và chăm chỉ mới đạt được kết quả tốt nhất.
Xem thêm: Ngành Tài chính Ngân hàng là gì? Làm nghề gì sau khi ra trường?
II. Học kinh tế đối ngoại ra trường làm gì, có dễ xin việc không?
Kinh tế đối ngoại đang là một trong những ngành học hàng đầu tại các trường kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong những năm gần đây khi kinh tế đang có sự đồng bộ với xu hướng toàn cầu hóa trên thế giới. Đối với những cá nhân có niềm đam mê với lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và mong muốn làm việc trong môi trường đa quốc gia, ngành kinh tế đối ngoại là sự lựa chọn không thể bỏ qua.
Theo Thời Báo Tài Chính Việt Nam, chỉ riêng TP. Hà Nội vào cuối năm 2023 đã có hơn 22,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, nền kinh tế quốc tế đang dần mở cửa, sự gia tăng về số lượng công ty đa quốc gia cũng như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu giúp cơ hội nghề nghiệp trong ngành này ngày càng mở rộng.
Có thể thấy rằng chỉ cần bạn nỗ lực trau dồi kiến thức và kỹ năng, việc có được một vị trí phù hợp sẽ không thành vấn đề. Vậy học ngành kinh tế đối ngoại ra làm gì? Dưới đây là một số vị trí công việc chuyên ngành kinh tế đối ngoại mà bạn có thể lựa chọn sau khi tốt nghiệp:
- Chuyên viên thương mại quốc tế: Với kiến thức vững về chính sách thương mại, quản lý rủi ro và phân tích thị trường, bạn có thể làm việc trong những doanh nghiệp thương mại quốc tế. Trong vai trò này, khả năng đánh giá, dự báo xu hướng thị trường, phát triển chiến lược kinh doanh và tạo ra cơ hội hợp tác thương mại với các quốc gia khác là yêu cầu cơ bản.
- Chuyên viên đầu tư quốc tế: Với vị trí này, bạn sẽ làm việc trong các công ty đầu tư hoặc quỹ đầu tư quốc tế. Nhiệm vụ của bạn là đánh giá các cơ hội đầu tư trên thị trường quốc tế và đưa ra quyết định đầu tư thông minh dựa trên những phân tích kỹ thuật chặt chẽ.
- Chuyên viên nghiên cứu kinh tế: Trong vai trò này, bạn sẽ thực hiện các nghiên cứu và phân tích về quan hệ kinh tế quốc tế, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách và đóng góp vào quyết định kinh tế quan trọng.
- Quản lý kinh doanh quốc tế: Với kiến thức sâu rộng về kinh tế quốc tế, bạn có thể đảm nhận vị trí quản lý trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Trong bối cảnh các doanh nghiệp mở rộng hoạt động quốc tế, năng lực của bạn trong việc định hình chiến lược và quản lý hoạt động kinh doanh trên thị trường toàn cầu sẽ là một yếu tố quan trọng.
Xem thêm: PQC là gì? Cách để trở thành một PQC giỏi
III. Mức thu nhập trung bình của ngành kinh tế đối ngoại
Mức lương cũng là yếu tố rất quan trọng được nhiều bạn trẻ quan tâm khi tìm việc làm. Kinh tế đối ngoại có lịch sử lâu dài tại Việt Nam, gắn liền với sự chuyển dịch và phát triển của nền kinh tế quốc gia. Để thuận lợi làm trong lĩnh vực này, bạn cần có tinh thần học hỏi không ngừng, khả năng nhạy bén trong việc cập nhật thông tin về những thay đổi cũng như biến động đột ngột của thị trường kinh tế thế giới.
Tuy nhiên mức lương ngành kinh tế đối ngoại còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố tác động như vị trí làm việc, kinh nghiệm, năng lực,… cụ thể:
- Khởi điểm cho sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm sẽ dao động từ 5.000.000 đến 7.000.000 đồng/ tháng.
- Sau một năm làm việc và nâng cao năng lực, thu nhập có thể tăng lên khoảng 7.000.000 đến 10.000.000 đồng/ tháng.
- Với những cá nhân nắm vững nghiệp vụ quản lý và nhân sự trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, thu nhập có thể đạt từ 15.000.000 đến 20.000.000 đồng/ tháng.
Có thể thấy, đây là ngành học đầy tiềm năng hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.
Xem thêm: Cách trả lời phỏng vấn xin việc nhà hàng hay và ấn tượng
IV. Top các trường đào tạo ngành kinh tế đối ngoại chất lượng nhất tại Việt Nam
Vậy ngành kinh tế đối ngoại thi khối nào? Nên học ở đâu thì tốt nhất? Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và sự lựa chọn của riêng bạn. Mã ngành hiện nay của ngành này là 7310106, áp dụng trên toàn quốc. Dưới đây là điểm chuẩn 2023 chuyên ngành kinh tế đối ngoại tại một số trường đại học lớn mà bạn có thể tham khảo.
Tên trường | Điểm chuẩn 2023 | Khối thi | Phương thức xét tuyển |
Đại học Kinh Tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội | 35.7 | A01, D01, D09, D10 | Tốt nghiệp THPT |
Đại học Kinh tế quốc dân | 27.35 | A00, A01, D01, D07 | |
Đại học Ngân hàng TP HCM | 25.24 | A00, A01, D01, D07 | |
Học viện Chính sách và Phát triển | 24.8 | A00, A01, D01, D07 | |
Đại học Kinh tế – Tài chính TP HCM | 19 | A00, A01, C00, D01 | |
Đại học Công nghệ TP HCM | 17 | A00, A01, C01, D01 | Tốt nghiệp THPT; Học bạ |
Đại học Kinh Tế – Đại học Huế | 17 | A00, A01, C15, D01 | Tốt nghiệp THPT |
Xem thêm: Ngành Đông phương học là gì? Ra trường có dễ xin việc không?
Lời kết
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn những thông tin xoay quanh ngành kinh tế đối ngoại là gì cũng như học ngành kinh tế đối ngoại ra trường làm gì. Bạn có thể chủ động trau dồi thêm những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đạt được những thành tựu như mong muốn. Đừng quên truy cập Vieclam.net để khám phá thêm nhiều mẹo tìm việc và phương pháp phát triển bản thân hữu ích nhé.
Có thể bạn quan tâm: