HomeVieclam.net "Đu Trend"Người lao động nghỉ không phép bao nhiêu ngày thì bị sa...
Newspaper Theme

Related Posts

Featured Artist

Người lao động nghỉ không phép bao nhiêu ngày thì bị sa thải?

Trong Luật Lao Động lẫn Hợp đồng lao động thì điều khoản để người sử dụng lao động được sa thải người lao động không có quá nhiều. Trong đó, việc nghỉ không phép quá số ngày quy định là điều kiện hợp pháp để doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng đơn phương. Vậy cụ thể, nghỉ không phép bao nhiêu ngày thì bị sa thải? Cùng Vieclam.net tìm hiểu nhé!

Người lao động nghỉ không phép bao nhiêu ngày thì bị sa thải?
Người lao động nghỉ không phép bao nhiêu ngày thì bị sa thải?

I.  Người lao động nghỉ không phép bao nhiêu ngày thì bị sa thải?

Căn cứ vào khoản 4 điều 125 Bộ Luật Lao Động 2019, người sử dụng lao động được phép chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp họ tự ý bỏ việc 5 ngày làm việc liên tiếp trong vòng 30 ngày hoặc 20 ngày làm việc trong vòng 365 ngày mà không có lý do chính đáng.

Người lao động nghỉ không phép bao nhiêu ngày thì bị sa thải?
Người lao động nghỉ không phép bao nhiêu ngày thì bị sa thải?

Xem thêm tại: Việc làm thời vụ là gì? Top 10 công việc thời vụ lương cao

II. Hợp đồng lao động có bị chấm dứt khi người lao động bị sa thải không?

Theo khoản 8 điều 34 Bộ Luật Lao Động 2019 quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

  1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
  2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động
  3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động
  4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
  5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
  7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
  8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
  9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
  10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.
  11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.
  12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
  13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Như vậy, khi người lao động bị sa thải thì hợp đồng lao động cũng sẽ chấm dứt.

Hợp đồng lao động có bị chấm dứt khi người lao động bị sa thải không?
Hợp đồng lao động có bị chấm dứt khi người lao động bị sa thải không?

Xem thêm: Từ chối nhận việc có xin lại được không? Bật mí cách xin lại offer

III. Nghỉ không phép với lý do nào sẽ không bị sa thải?

Căn cứ khoản 4 Điều 122, Bộ Luật Lao Động 2019, nghỉ không phép sẽ không bị sa thải với những lý do sau:

  • Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc dưới sự đồng ý người sử dụng lao động
  • Đang bị tạm giữ, tạm giam
  • Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm trộm cắp, bí mật kinh doanh, đánh bạc, sử dụng ma túy,…
  • Người lao động nữ mang thai, người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi
  • Mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Nghỉ không phép với lý do nào sẽ không bị sa thải?
Nghỉ không phép với lý do nào sẽ không bị sa thải?

Bài viết trên đã thông tin đầy đủ về người lao động nghỉ không phép bao nhiêu ngày thì bị sa thải. Nếu bạn quan tâm đến các chủ đề khác như tìm việc làm, chuyện đi làm, chia sẻ kinh nghiệm,… thì đừng quên truy cập vào Vieclam.net để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Nguồn tham khảo: Bộ luật Lao động 2019 (số 45/2019/QH14)

Có thể tham khảo thêm:

Miễn trừ trách nhiệm

Vieclam.net đã và đang nỗ lực cung cấp các nội dung giá trị, đáng tin cậy nhất đến với độc giả. Tuy nhiên, các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, do đó Vieclam.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định liên quan đến đầu tư, tài chính, sức khỏe, hạnh phúc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tiền lương tăng ca có tính thuế TNCN không? Cách tính và lưu ý

Tiền lương tăng ca có tính thuế TNCN không? Cách tính và lưu ý

0
Câu hỏi "Lương tăng ca có tính thuế TNCN không?" luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ người lao động. Qua bài viết...
lương tính theo doanh thu

Lương theo doanh thu là gì? Hướng dẫn chi tiết cách tính lương theo...

0
Phương pháp tính lương theo doanh thu được áp dụng khá phổ biến trong các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay. Đặc biệt...
các lớp học làm bánh ở Hà Nội

Top 8 địa chỉ các lớp học làm bánh ở Hà Nội uy tín,...

0
Hiện nay, học làm bánh đã trở thành một trong những nghề được săn đón nhất. Bởi giờ đây có rất nhiều người chuộng...
Các ngành nghề không cần ngoại hình

12 ngành nghề không cần ngoại hình vẫn có thu nhập tốt

0
Thành công trong sự nghiệp không chỉ phụ thuộc vào ngoại hình. Trong thực tế, có rất nhiều ngành nghề đòi hỏi năng lực,...
Dạy nối mi Hà Nội

Top 10 chỗ dạy nối mi Hà Nội học phí thấp, chất lượng cao...

0
Nhu cầu làm đẹp của phái nữ ngày càng tăng cao, trong đó dịch vụ nối mi được sử dụng khá phổ biến. Hà...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới nhất