Mục lục
I. OT là gì?
Nếu bạn đang thắc mắc OT là viết tắt của từ gì, thì OT là viết tắt của cụm từ “overtime”, hay còn được gọi là làm thêm giờ. Đây là một khái niệm quan trọng mà bất kì người đi làm nào cũng nên hiểu rõ. Thông thường, thời gian làm việc được giới hạn trong khoảng 40 giờ mỗi tuần, nhưng khi bạn buộc phải làm nhiều hơn thời gian này để hoàn thành công việc thì đó được tính là thời gian OT.
Việc làm thêm giờ có thể do sự sắp xếp của người quản lý hoặc đề xuất từ phía người lao động, nhưng điều quan trọng là cả hai bên cần phải đồng thuận và xác nhận thông qua biên bản tăng ca. Khi tăng ca hoặc làm thêm giờ, bạn không chỉ nhận được phần lương cơ bản đã thống nhất trong hợp đồng, bao gồm cả lương cứng và các khoản KPI nếu có, mà còn được nhận thêm phần lương OT theo quy định của Luật Lao động.
II. Lý do các doanh nghiệp áp dụng OT trong làm việc
III. Quy định OT bạn cần biết đến
1. Quy định về thời gian OT
2. Cách tính tiền lương OT hiện nay
Theo quy định của Điều 104 Luật Lao động, cách tính lương khi làm thêm giờ (OT) hiện nay được thực hiện như sau:
Khi làm OT vào ban ngày:
- Cho ngày làm việc bình thường: Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả x 150% x Số giờ làm thêm.
- Cho ngày nghỉ cuối tuần: Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả x 200% x Số giờ làm thêm.
- Cho ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương: Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả x 300% x Số giờ làm thêm.
Khi làm OT vào ban đêm:
- Tiền lương làm thêm giờ = [Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Hệ số tăng ca + Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30% + 20% x Tiền lương giờ tương ứng của ban ngày] x Số giờ làm thêm vào ban đêm.
Ghi chú: Hệ số tăng ca tương ứng như sau:
- Ngày thường (150%)
- Ngày nghỉ cuối tuần (200%)
- Ngày nghỉ, lễ, Tết hưởng lương (300%)
Sau đây là bảng tóm tắt cách tính lương OT của nhân viên theo đúng quy định:
Ngày làm việc
|
Làm thêm giờ | ||
Làm thêm ban ngày (6h – 22h)
|
Làm thêm ban đêm | ||
Chưa làm thêm ban ngày | Đã làm thêm ban ngày | ||
Ngày thường | 150% x A | 200% x A | 210% x A |
Ngày nghỉ | 200% x A | 270% x A | 270% x A |
Ngày Lễ – Tết | 300% x A | 390% x A | 390% x A |
A: Tiền lương thực trả
Để bảo vệ quyền lợi lao động và tránh mất công bằng trong việc làm thêm giờ, việc hiểu rõ cách tính tiền lương tăng ca là rất quan trọng. Điều này giúp bạn nhận được khoản thu nhập xứng đáng với những nỗ lực và thời gian làm việc của mình.
3. Mức xử phạt của doanh nghiệp nếu không trả lương OT
IV. Tác hại của việc OT liên tục
1. Ảnh hưởng đến sức khỏe
Làm việc liên tục trong 8 giờ đã là một thách thức đối với sức khoẻ và khi cố gắng thêm vài giờ nữa có thể dẫn đến tình trạng cơ thể bắt đầu mệt mỏi và suy nhược. Ngày làm việc kéo dài với máy tính thường dẫn đến mất ngủ, tăng cảm giác cáu kỉnh, giảm tập trung và có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như stress, vấn đề tiêu hóa, các bệnh về hệ thần kinh, tim mạch và nhiều vấn đề khác.
2. Mất đi thời gian riêng
Tác hại của việc làm thêm giờ sẽ đặc biệt nghiêm trọng khi tần suất tăng ca quá cao. Đó là khi bạn có thể phải hy sinh rất nhiều thời gian cá nhân và cuộc sống riêng tư vì công việc. Ngoài việc kiếm tiền, mất đi thời gian cho bạn bè, gia đình, sở thích và đam mê cá nhân cũng là một mối quan tâm quan trọng. Theo nghiên cứu của Đại học Cornell, 30% những người làm việc hơn 60 tiếng/tuần thường phải đối mặt với bất đồng trong mối quan hệ gia đình, điều này có thể dẫn đến tăng cao tỷ lệ ly hôn.
3. Nguy hiểm “rình rập”
Nguy cơ về vấn đề an ninh cần được chú ý hơn khi làm thêm giờ, đặc biệt là khi bạn phải trở về nhà vào đêm khuya sau giờ tăng ca. Nếu bạn có phương tiện đưa đón, có lẽ sẽ an toàn hơn. Tuy nhiên, không ít người phải tự mình đi về khi trời đã tối muộn, việc di chuyển đơn thương độc mã trên đường về có thể đối mặt với những tình huống không an toàn. Để bảo vệ bản thân, bạn cần học cách tự vệ hoặc tìm đến sự hỗ trợ đưa đón từ đồng nghiệp cùng làm thêm giờ hoặc người thân khi rời khỏi công ty vào thời điểm đêm muộn.