HomeMẹo tìm việcSa thải là gì? Các trường hợp sa thải nhân viên thường...
Newspaper Theme

Related Posts

Featured Artist

Sa thải là gì? Các trường hợp sa thải nhân viên thường gặp

Việc nắm rõ các quy định pháp luật về việc sa thải nhân viên là điều quan trọng đối với các doanh nghiệp cũng như người lao động. Vậy sa thải là gì? Các trường hợp sa thải nhân viên thường gặp trong công ty là gì? Hãy cùng Vieclam.net tìm hiểu nội dung này trong bài viết sau đây để nắm rõ thông tin về luật sa thải nhân viên cũng như các bước xử lý kỷ luật sa thải bạn nhé!

Tìm hiểu về các quy định sa thải là gì?
Tìm hiểu về các quy định sa thải là gì?

I. Sa thải là gì?

Cho đến hiện nay, vẫn chưa có Quy định Pháp luật cụ thể về thuật ngữ “sa thải là gì”. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, có thể hiểu, sa thải là hình thức kỷ luật nghiêm khắc nhất được áp dụng đối với đối tượng người lao động. Hình thức này sẽ được áp dụng nếu người lao động vi phạm nghiêm trọng trong công việc và gây ra những hậu quả lớn. 

Những hành vi này có thể là vi phạm nội quy công ty, gây thiệt hại về tài sản, uy tín của doanh nghiệp, hoặc những hành vi vi phạm pháp luật khác. Điều này dẫn đến bên sử dụng lao động thấy rằng không thể tiếp tục hợp tác với người lao động và họ có quyền loại người lao động ra khỏi đơn vị đó bằng cách chấm dứt hợp đồng lao động.

Sa thải là hình thức kỉ luật nghiêm khắc nhất
Sa thải là hình thức kỉ luật nghiêm khắc nhất

II. Những trường hợp sa thải lao động hợp pháp

Căn cứ theo Điều 125 của Bộ luật lao động 2019 đã có quy định hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Người lao động có hành vi tham ô, trộm cắp, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy, các chất kích thích tại nơi làm việc.
  • Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, có hành vi đe doạ, gây thiệt hại nghiêm về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động, quấy rối tình dục tại nơi công sở (đã quy định trong nội quy lao động). 
  • Người lao động có hành vi tái phạm lỗi trong khi thời gian kỷ luật cũ chưa được xoá, dẫn đến có thể bị kéo dài thời hạn tăng lương hoặc bị sa thải. 
  • Người lao động tự ý bỏ việc không có lí do chính đáng trong 05 ngày liên tiếp trong vòng 30 ngày hoặc 20 ngày trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên nghỉ việc.

Bên cạnh đó, các trường hợp được coi là lý do chính đáng bao gồm như: thiên tai, hỏa hoạn, hoặc bản thân, người thân bị ốm có xác nhận của cơ sở y tế khám bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác đã được quy định trong nội quy lao động.

Các trường hợp sa thải lao động hợp pháp
Các trường hợp sa thải lao động hợp pháp

Xem thêm: Khi nào nên nghỉ việc? 15 dấu hiệu cho thấy bạn nên nghỉ việc ngay lập tức

III. Thủ tục áp dụng xử lý sa thải lao động 

Khi tiến hành xử lý sa thải lao động, doanh nghiệp cần tuân thủ đúng trình tự theo Quy định của Pháp luật. Căn cứ vào Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp cần phải thực hiện việc xử lý sa thải đối với người lao động theo quy trình như sau: 

Về thời gian thực hiện:

  • Thời hiệu để xử lí kỉ luật lao động tối đa là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra vi phạm. Các trường hợp vi phạm liên quan trực tiếp đến tài sản, tài chính, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý sa thải tối đa sẽ là 12 tháng.
  • Khi hết thời gian quy định không được xử lý sa thải lao động. Nếu hết thời hiệu có thể được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật sa thải nhưng không vượt quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian quy định.

Ngoài ra, khi hết thời gian quy định không được xử lý sa thải đối với lao động nữ đang mang thai, nghỉ thai sản, người đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Khi hết thời hiệu xử lý kỷ luật lao động thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải nhưng tối đa không quá 60 ngày.

Thời gian quy định sa thải
Thời gian quy định sa thải

Về quy trình thực hiện: Quy trình thực nhiện thủ tục xử lý kỷ luật lao động tại khoản 6 Điều 122 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

Bước 1: Xác nhận hành vi vi phạm

  • Phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra: Người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện của người lao động tại nơi mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi.
  • Nếu phát hiện vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi đã xảy ra: Người sử dụng lao động thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh vi phạm của người lao động.

Bước 2: Họp xử lý kỷ luật

Trước khi họp, người sử dụng lao động cần thông báo trước ít nhất 05 ngày về nội dung, thời gian, địa điểm, họ tên người bị xử lý, hành vi vi phạm, người đại diện pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi,… cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở lao động để tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật.

Khi tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, cuộc họp sẽ diễn ra khi có mặt đầy đủ các thành phần hoặc một trong các thành phần không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt. 

Bước 3: Ra quyết định sa thải

Nội dung cuộc họp xử lý lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có đầy đủ chữ ký của những người tham gia được Quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động. Nếu có người không ký vào biên bản thì nêu rõ họ tên và lý do không ký (nếu có).

Bước 4: Công khai thông báo sa thải

Trong thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải theo Quy định tại Khoản 1, hoản 2 Điều 123 của Bộ luật Lao động, người có thẩm quyền xử lý sa thải lao động ban hành quyết định và gửi đến người lao động hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 15 tuổi và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

IV. Một số câu hỏi thường gặp 

1. Có được sa thải bà bầu không?

Căn cứ theo Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định, lao động nữ mang thai không thuộc vào trường hợp người sử dụng lao động được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải. Vì vậy, pháp luật quy định không được sa thải người lao động là phụ nữ đang mang thai.

Ngoài ra, để bảo vệ thai sản, pháp luật đã quy định theo điều 137 Bộ Luật Lao Động 2019, trong trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian bầu hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.

Có được sa thải bà bầu không?
Có được sa thải bà bầu không?

2. Quyền lợi của người lao động sau khi bị sa thải?

Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động sau khi bị xử lý sa thải thì Pháp luật đã có những quy định cụ thể để người lao động có thể hưởng trợ cấp thất nghiệp, được quy định tại điều 49, Luật Việc làm năm 2013 như sau:

  • Người lao động có thể hưởng trợ cấp thất nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, hưởng lương hưu và trợ cấp mất sức lao động hằng tháng. Trừ các trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và hợp đồng làm việc trái pháp luật. 
  • Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng hoặc 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với những trường hợp quy định. 
  • Đã nộp hồ sơ theo quy định để hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.
Quyền lợi của người lao động sau khi bị sa thải?
Quyền lợi của người lao động sau khi bị sa thải?

Xem thêm: 11 cách trả lời phỏng vấn thông minh, ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng

3. Sa thải cần báo trước không?

Hiện tại, pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc sa thải có cần báo trước hay không. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật Lao động, sa thải là hình thức kỷ luật doanh nghiệp, do đó người sử dụng lao động có thể áp dụng với người lao động khi có vi phạm. Hơn nữa, Bộ luật này cũng quy định khi xem xét sa thải, người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc đối với người lao động khi phát hiện hành vi sai phạm.

Do đó, trước khi sa thải, người lao động có thể bị đình chỉ công việc nếu thực hiện những hành vi vi phạm có ảnh hưởng nghiêm trọng. Thời gian đình chỉ theo quy định sẽ là 15 ngày và đối với các trường hợp đặc biệt quan trọng thời điểm pháp luật dự trù là không quá 90 ngày.

Sa thải cần báo trước không?
Sa thải cần báo trước không?

4. Ai được quyết định sa thải nhân viên?

Người có quyền quyết định sa thải nhân viên là người có thẩm quyền kết giao hợp đồng lao động với phía người sử dụng lao động. Họ có thể là người đại diện doanh nghiệp, cá nhân trực tiếp sử dụng lao động,… được quy định trong khoản 3, Điều 18 của Bộ luật Lao động 2019.

Ai được quyết định sa thải nhân viên?
Ai được quyết định sa thải nhân viên?

Lời kết

Trên đây là một số thông tin chi tiết về sa thải là gì và các trường hợp sa thải nhan viên mà Vieclam.net muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đọc đã có thể giải đáp được câu hỏi cũng như có cái nhìn khách quan hơn về quy định này. Ngoài ra, đừng quên truy cập Vieclam.net để xem thêm nhiều cơ hội việc làm về lĩnh vực dịch vụ và những ngành nghề khác bạn nhé. 

Nguồn: Tổng hợp Internet

Có thể bạn quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm

Vieclam.net đã và đang nỗ lực cung cấp các nội dung giá trị, đáng tin cậy nhất đến với độc giả. Tuy nhiên, các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, do đó Vieclam.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định liên quan đến đầu tư, tài chính, sức khỏe, hạnh phúc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đơn xin nghỉ việc

Top 10 mẫu đơn xin nghỉ việc đầy đủ, chính xác nhất 2024

0
Đơn xin nghỉ việc là tài liệu cần thiết khi bạn quyết định kết thúc công việc hiện tại một cách chuyên nghiệp. Nếu...
lương khoán là gì

Lương khoán là gì? Cách tính và hình thức chi trả lương khoán

0
Mỗi doanh nghiệp sẽ linh hoạt lựa chọn hình thức trả lương tùy vào nhu cầu và tính chất công việc. Thay vì hình...
trung tâm dạy nghề spa tphcm

Top 10 trung tâm dạy nghề spa TPHCM uy tín, chất lượng cao

0
Không phân biệt giới tính nam nữ, nghệ sĩ, nhân viên văn phòng hay các bà mẹ nội trợ, spa trở thành xu hướng...
Top 12 địa chỉ học nối mi TPHCM uy tín, thời gian đào tạo nhanh.

Top 12 địa chỉ học nối mi TPHCM uy tín, thời gian đào tạo...

0
Hiện nay, nghề nối mi là một trong những nghề làm đẹp thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Bởi đây là...
Shift Leader là gì? Công việc và mức lương của Shift Leader

Shift Leader là gì? Công việc và mức lương của Shift Leader

0
Shift Leader là gì? Shift Leader có thể được hiểu đơn giản đó là vị trí trưởng ca/ tổ trưởng.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới nhất