HomeMẹo tìm việcTOP 10+ mẫu CV xin việc xây dựng gây ấn tượng với...
Newspaper Theme

Related Posts

Featured Artist

TOP 10+ mẫu CV xin việc xây dựng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Trong thị trường lao động cạnh tranh khốc liệt, việc tạo ra một CV xin việc xây dựng không chỉ đơn thuần là liệt kê kinh nghiệm và kỹ năng của bạn. Mà nó còn phải gây được ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn Top 10+ mẫu CV xây dựng chuyên nghiệp giúp bạn nổi bật và tiến gần hơn đến cơ hội nghề nghiệp mơ ước. Xem ngay nhé!

TOP 10+ mẫu CV xin việc xây dựng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
TOP 10+ mẫu CV xin việc xây dựng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

I. 10+ Mẫu CV xin việc ngành xây dựng chuyên nghiệp nhất 2024

Ngành xây dựng là một trong những ngành nghề đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ, không chỉ trong công việc mà còn trong cách thể hiện năng lực của bạn qua CV xin việc. Chính vì thế, đòi hỏi các ứng viên phải tạo riêng cho mình một bản CV có thể chinh phục các nhà tuyển dụng. Và để có thể giải quyết vấn đề này, sau đây Vieclam.net sẽ chia sẻ đến bạn bạn những mẫu CV bao gồm Tiếng việt và Tiếng Anh vô cùng bắt mắt:

1. Mẫu CV xin việc xây dựng tiếng Việt

CV xin việc giám sát thi công đẹp mắt
CV xin việc giám sát thi công đẹp mắt

Link tải: Tại đây

CV xin việc xây dựng dành cho nữ
CV xin việc xây dựng dành cho nữ

Link tải: Tại đây

CV xin việc xây dựng quản lý dự án
CV xin việc xây dựng quản lý dự án

Link tải: Tại đây

CV kỹ sư xây dựng đầy đủ nội dung
CV kỹ xây dựng khí đầy đủ nội dung

Link tải: Tại đây

 

CV xin việc xây dựng tối giản
CV xin việc xây dựng tối giản

Link tải: Tại đây

CV xin việc giám sát thi công
CV xin việc giám sát thi công

Link tải: Tại đây

CV xin việc kỹ sư cầu đường
CV xin việc kỹ sư cầu đường

Link tải: Tại đây

2. CV xin việc tiếng Anh ngành xây dựng

CV xin việc xây dựng ấn tượng bằng tiếng Anh
CV xin việc xây dựng ấn tượng bằng tiếng Anh

Link tải: Tại đây

CV xin việc xây dựng tiếng Anh cho nam
CV xin việc xây dựng tiếng Anh cho nam

Link tải: Tại đây

CV quản lý dự án bằng tiếng Anh
CV quản lý dự án bằng tiếng Anh

Link tải: Tại đây

II. Bố cục chuẩn của CV ngành xây dựng

Để có thể tạo nên một bản CV xin việc xây dựng chuyên nghiệp và có tính logic, bạn cần biết được bố cục những thành phấn chính gồm có trong CV. Cụ thể gồm:

  • Thông tin liên lạc
  • Mục tiêu nghề nghiệp hay tóm tắt nghề nghiệp
  • Kinh nghiệm làm việc
  • Trình độ học vấn
  • Kỹ năng
  • Một số phần khác

Xem thêm: TOP 15+ mẫu CV English Teacher ấn tượng, thu hút nhà tuyển dụng

Bố cục chuẩn của CV ngành xây dựng
Bố cục chuẩn của CV ngành xây dựng

III. Hướng dẫn chi tiết cách viết CV kỹ sư xây dựng

Sau khi đã nắm rõ bố cục của CV, tiếp theo đây Vieclam.net sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách viết CV kỹ sư xây dựng.

1. Thông tin liên lạc

Thông tin cá nhân là phần đầu tiên và quan trọng trong CV của một kỹ sư xây dựng. Mục này giúp nhà tuyển dụng nhận biết và phân biệt bạn với các ứng viên khác. Hãy đảm bảo rằng bạn đã cung cấp đầy đủ những thông tin sau:

  • Họ và tên
  • Ngày tháng năm sinh
  • Giới tính
  • Số điện thoại
  • Địa chỉ
  • Email
Thông tin liên lạc
Thông tin liên lạc

Phần tiếp theo xuất hiện trong thông tin cá nhân là ảnh đại diện và bạn cần lưu ý đó là tránh sử dụng ảnh tự sướng, không rõ nét hay thiếu sự nghiêm túc vì điều này có thể ảnh hưởng đến cơ hội của bạn. Về email, không dùng đến các email chứa ngôn ngữ teen, email đã quá cũ… chẳng hạn như: [email protected], [email protected],…

Ví dụ về phần thông tin chuẩn chỉnh:

  • Họ và tên: Nguyễn Bình An
  • Ngày tháng năm sinh: 12/4/1990
  • Giới tính: Nữ
  • Số điện thoại: 0912.475.637
  • Địa chỉ: 123 Hồ Tây, Sơn Thành, Hà Nội
  • Email: [email protected]

2. Mục tiêu nghề nghiệp/Tóm tắt sự nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc xây dựng không chỉ là cơ hội để ứng viên thể hiện bản thân, mà còn là cách để bạn “quảng bá hình ảnh” của mình một cách chuyên nghiệp đến các nhà tuyển dụng. Vì thế bạn cần giới thiệu mục tiêu một cách rõ ràng và súc tích, trong khoảng 3-4 dòng, để thể hiện được định hướng và quyết tâm của bạn.

Hãy tránh viết mục tiêu mơ hồ hoặc quá chung chung, vì điều này có thể khiến CV của bạn kém nổi bật. Thay vào đó bạn cần viết rõ mong muốn của bản thân ở hiện tại và mục tiêu muốn đạt được sắp tới. Đồng thời đảm bảo rằng chúng phản ánh đúng khả năng và phù hợp với hướng phát triển của ngành nghề bạn chọn. Điều này sẽ giúp CV của bạn trở nên hấp dẫn và thuyết phục hơn đối với nhà tuyển dụng.

Mục tiêu nghề nghiệp/Tóm tắt sự nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp/Tóm tắt sự nghiệp

Ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc xây dựng:

  • “Trong vòng 3 năm tới tôi sẽ trở thành một kỹ sư xây dựng có chuyên môn cao với khả năng quản lý dự án và giám sát các công trình một cách hiệu quả.”
  • “Tôi mong muốn áp dụng kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế của mình để đóng góp vào việc xây dựng các công trình có chất lượng, bền vững và thân thiện với môi trường. Qua đó, nâng cao giá trị cho công ty và phát triển sự nghiệp lâu dài trong lĩnh vực xây dựng.”

Xem thêm: Hướng dẫn cách viết CV ngành xuất nhập khẩu gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng

3. Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc là phần quan trọng nhất của CV xin việc xây dựng, đòi hỏi bạn phải dành nhiều thời gian để hoàn thiện. Qua đó, người quản lý có thể đánh giá và chọn lựa ứng viên ưu tú nhất cho công việc.

Sinh viên mới ra trường: Khi bạn mới bắt đầu tìm kiếm công việc kỹ sư xây dựng đầu tiên, hãy trình bày thông tin về các công việc trước đây để minh chứng khả năng phù hợp với ngành nghề. Chẳng hạn, nếu trước đấy từng làm việc văn phòng bạn có thể nêu rõ rằng công việc đó đã giúp bạn phát triển kỹ năng quản lý thời gian, tổ chức công việc và tuân thủ tiến độ.

Thêm vào đó, bạn nên bổ sung vào CV những kinh nghiệm làm việc không lương hoặc tình nguyện liên quan đến xây dựng. Những trải nghiệm này sẽ phản ánh phần nào sự nhiệt huyết và động lực của bạn đối với lĩnh vực này, tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Với người đã có kinh nghiệm: Đây là dịp để bạn khẳng định sự tiến bộ của mình như một kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp. Hãy liệt kê các công việc theo thứ tự thời gian từ gần đến xa và loại bỏ những vị trí không liên quan đến công việc ứng viên đang ứng tuyển.

Đối với mỗi vị trí công việc trong CV, bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin sau:

  • Chức danh công việc
  • Tên công ty
  • Thời gian làm việc
  • Mô tả ngắn gọn trách nhiệm công việc bằng gạch đầu dòng.
  • Các kỹ năng và kỹ thuật chuyên môn bạn học được
  • Các giải thưởng và thành tựu bạn đạt được
Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc

Ví dụ cho kinh nghiệm làm việc:

  • Chức danh: Kỹ sư xây dựng, Công ty Minh Long
  • Thời gian: 9/2022 đến Hiện tại
  • Nhiệm vụ:
    • Chịu trách nhiệm thiết kế và điều hành các dự án xây dựng, đảm bảo an toàn và tuân thủ tiến độ.
    • Ước lượng nguyên vật liệu và chi phí cần thiết cho dự án.
    • Hướng dẫn và giám sát nhân công, bảo đảm công việc đạt chuẩn.
    • Cập nhật định kỳ về tiến độ dự án cho các bên liên quan.
    • Quản lý ngân sách và lập kế hoạch mua sắm nguyên liệu theo giai đoạn dự án.

4. Trình độ học vấn

Hiện nay trên thị trường lao động, việc sở hữu bằng cấp và kỹ năng chuyên môn cao là điều không hiếm gặp đối với các kỹ sư xây dựng. Điều này đòi hỏi bạn cần phải làm cho CV của mình trở nên nổi bật, bằng cách nhấn mạnh đến những thành tích học vấn và khả năng thích hợp với vị trí công việc mà bạn ứng tuyển.

Trong phần thông tin học vấn của CV xin việc xây dựng, bạn hãy liệt kê bao gồm các thông tin về: khoảng thời gian tham gian khóa đào tạo, điểm tốt nghiệp, cũng như bất kỳ giải thưởng nào bạn đã đạt được trong quá trình học tại trường Đại học. Bên cạnh đó, tất cả các chứng chỉ chuyên ngành hay các khóa học liên quan đến lĩnh vực xây dựng cũng cần được liệt kê rõ ràng trong phần này.

Trình độ học vấn
Trình độ học vấn

Ví dụ cách viết phần trình độ học vấn:

  • Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng (2019-2023)
  • Chuyên ngành: Kỹ sư xây dựng
  • Xếp loại tốt nghiệp: Giỏi
  • Điểm trung bình: 4.3/5

5. Kỹ năng

Mỗi công việc đều đặt ra những yêu cầu kỹ năng khác nhau. Chính vì vậy, mục kỹ năng trong CV bạn cần trình bày các kỹ năng có liên quan đến bản mô tả công việc. Và kỹ năng sẽ chia thành: kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.

Cách viết phần kỹ năng trong CV xây dựng
Cách viết phần kỹ năng trong CV xây dựng

Ví dụ:

Kỹ năng cứng:

  • Kỹ thuật thi công
  • Thành thạo các phần mềm thiết kế như: AutoCAD, Shopdrawing
  • Tính toán chính xác kết cấu công trình
  • Kiến thức chuyên môn về vật liệu và những quy định về an toàn xây dựng

Kỹ năng mềm:

  • Quản lý công việc
  • Quản lý đội nhóm
  • Kỹ năng tổ chức
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng quyết định
  • Tư duy phản biện

Xem thêm: Cách viết email gửi CV “ghi điểm tuyệt đối” với nhà tuyển dụng

6. Một số phần khác

Trong CV xin việc xây dựng, ngoài những phần đã nêu trên bạn cũng có thể đề cập thêm trình độ ngoại ngữ và sở thích cá nhân để tạo nên điểm nhấn đặc biệt, giúp bạn nổi bật so với các ứng viên khác.

Chẳng hạn:

  • Sở thích như tập thể dục có thể phản ánh sức khỏe tốt, cho thấy bạn phù hợp với công việc đòi hỏi nhịp độ cao hay môi trường làm việc khắc nghiệt.
  • Trình độ ngoại ngữ là yêu cầu bắt buộc ở các tập đoàn lớn và công ty quốc tế. Vì thế, nếu bạn liệt kê thêm yếu tố này trong CV kỹ sư xây dựng của mình, có thể là một điểm cộng lớn với nhà tuyển dụng.

IV. Những điều cần lưu ý khi viết CV kỹ sư xây dựng

Sau đây là những điều lưu ý khi viết CV xin việc xây dựng bạn nên biết, giúp CV gia tăng tỷ lệ trúng tuyển!

1. Không dùng chung CV cho các vị trí

Đối với lĩnh vực xây dựng, ngành nghề này được chia ra nhiều mảng khác nhau như: xây dựng công trình, xây dựng cầu đường, quản lý dự án xây dựng… Tại mỗi vị trí đều có những yêu cầu công việc cũng như tính chất khác nhau. Do đó bạn cần đảm bảo rằng không được sử dụng một mẫu CV chung cho tất cả vị trí ứng tuyển này. Hãy dành thời gian để tùy chỉnh CV của bạn sao cho phù hợp với từng vị trí cụ thể và nhu cầu của công ty bạn muốn ứng tuyển.

Không dùng chung CV cho các vị trí
Không dùng chung CV cho các vị trí

2. Bố cục hợp lý

Mẫu CV xin việc xây dựng có bố cục hợp lý sẽ tạo ấn tượng tích cực trong mắt nhà tuyển dụng. Ngược lại một bố cục logic không chỉ giúp CV của bạn có tính thẩm mỹ hơn, mà còn phản ánh khả năng tư duy và khả năng diễn đạt hiệu quả – đây là điều mà các nhà tuyển dụng thường xem trọng ở những ứng viên tiềm năng.

Và để bố cục CV của bạn hợp lý hãy đảm bảo đầy đủ các phần và trình tự như sau: Thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, thành tích (hoặc những phần khác như: sở thích, người tham chiếu…)

Xem thêm: Top Mẫu CV Xin Việc Ngành Ô Tô Chuyên Nghiệp, Ấn Tượng

3. Hạn chế các thông tin không liên quan

Trước khi nộp CV, bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng mọi thông tin để loại bỏ những chi tiết không mang lại giá trị. Hãy tránh kể đến các chi tiết không cần thiết như: cung hoàng đạo, số đo cơ thể, đời tư cá nhân, thần số học, những công việc không liên quan hoặc công việc ngắn hạn dưới 3 tháng. Những thông tin này có thể làm giảm đi sự chuyên nghiệp của CV xin việc xây dựng trong mắt người tuyển dụng.

4. Độ dài của CV

Một CV xin việc xây dựng chỉ nên trên một trang A4. Điều này không chỉ giúp CV của bạn trở nên ngắn gọn, mà còn phù hợp với mong muốn của nhà tuyển dụng, giúp họ có thể đánh giá hồ sơ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hãy đảm bảo rằng CV của bạn là súc tích, đầy đủ thông tin cần thiết và được trình bày một cách logic chỉ trong một trang giấy.

Độ dài của CV
Độ dài của CV

5. Tránh sai lỗi chính tả

Dù đây chỉ là lỗi nhỏ những đem lại hậu quả nghiêm trọng. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là một người cẩu thả, không coi trọng công việc và thiếu sự nghiêm túc, chuyên nghiệp. Chính vì vậy, ứng viên nên kiểm tra thật kỹ càng về lỗi chính tả trước khi gửi CV cho nhà tuyển dụng.

6. Chú ý font chữ sử dụng

Lựa chọn font chữ là một phần quan trọng khi viết CV cho ngành kỹ sư xây dựng. Nó là yếu tố giúp CV của bạn trở nên đẹp hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Vì vậy, bạn nên chọn những font chữ phù hợp và dễ đọc cho CV, điều chỉnh kích thước chữ để thông tin hiển thị rõ ràng, tránh sử dụng cỡ chữ quá nhỏ có thể gây khó đọc.

Một số font chữ bạn có thể dùng như: Arial, Times New Roman, Proxima Nova, Georgia, Trebuchet MS, Helvetica, Verdana. Bạn nên tránh sử dụng các font chữ như: Futura, Zapfino, Comic Sans, Mistral.

Trên đây Vieclam.net đã chia sẻ đến bạn đọc top 10+ mẫu CV xin việc xây dựng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, cùng hướng dẫn chi tiết về cách trình bày bố cục và nội dung trong CV. Hy vọng với những thông tin trên, sẽ giúp quá trình tìm việc làm của bạn trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, hãy nhanh tay tạo hồ sơ xin việc tại Vieclam.net để tăng cao tỷ lệ có việc làm với mức lương cao nhé!

Xem thêm:

 

Miễn trừ trách nhiệm

Vieclam.net đã và đang nỗ lực cung cấp các nội dung giá trị, đáng tin cậy nhất đến với độc giả. Tuy nhiên, các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, do đó Vieclam.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định liên quan đến đầu tư, tài chính, sức khỏe, hạnh phúc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nên học nghề gì khi không có bằng cấp 3

Nên học nghề gì khi không có bằng cấp 3? Lời khuyên bạn nên...

0
Có thể do một số lý do, bạn không thể hoàn thành chương trình học và có được bằng tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên,...
các mẫu CV xin việc online

Tổng hợp 30 mẫu CV xin việc online chuyên nghiệp cho nhiều ngành nghề

0
Một CV xin việc đúng chuẩn không chỉ bao gồm các thông tin đầy đủ về kỹ năng, về ứng viên hay kinh nghiệm...
STT hài hước về công việc

Top 99+ stt hài hước về công việc giúp xả stress, câu like

0
Status hài hước về công việc được xem là nguồn cảm hứng giúp mỗi ngày của chúng ta trở nên tươi mới hơn, tăng...
CV-gia-su

Hướng dẫn viết CV gia sư/Giáo viên dạy kèm chuyên nghiệp nhất

0
Hiện nay, xu hướng tìm việc làm gia sư ngày càng phổ biến, đặc biệt là đối với các bạn sinh viên, và những...
bìa báo cáo thực tập

30+ mẫu bìa báo cáo thực tập đẹp ấn tượng, miễn phí tải xuống

0
Bìa báo cáo thực tập là phần mở đầu, tạo ấn tượng đầu tiên với người đọc. Việc trình bày bìa báo cáo thực...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới nhất