HomeChia sẻ kinh nghiệmGiải mã kho từ điển gen Z mới nhất hiện nay
Newspaper Theme

Related Posts

Featured Artist

Giải mã kho từ điển gen Z mới nhất hiện nay

Với tính cách hoạt bát và đầy cá tính, những thế hệ sinh sau năm 1997 hay còn được gọi là gen Z đang dần tạo ra những dấu ấn riêng biệt. Họ không chỉ thường xuyên cập nhật xu hướng mới mà còn liên tục đổi mới trong cách dùng từ, tạo nên những cụm từ độc đáo như “ét o ét”, “báo thủ”,… Trong bài viết này bạn đọc hãy cùng Vieclam.net giải mã kho từ điển gen Z nhé!

Giải mã kho từng vựng gen Z mới nhất hiện nay
Giải mã kho từng vựng gen Z mới nhất hiện nay

I. Ngôn ngữ gen Z là gì? Nguồn gốc

Vậy ngôn ngữ gen Z là gì? Có nguồn gốc từ đâu? Quay trở lại với thế hệ 8x và 9x thì ngôn ngữ thịnh hành tại thời điểm đó chính là teencode và với thế hệ trẻ ngày nay họ cũng có loại ngôn ngữ riêng của mình.

Ngôn ngữ Gen Z là loại ngôn ngữ được biến đổi từ tiếng Việt nguyên gốc hoặc là từ rút gọn, nói lái. Nó đơn giản chỉ là sự sáng tạo của những bạn trẻ thuộc thế hệ Z tạo ra với mục đích giải trí, giúp quá trình giao tiếp nhanh gọn và thể hiện cá tính của mỗi người.

Từ điển gen Z thường được xuất hiện viral trên các nền tảng mạng xã hội như: Tiktok, Facebook… và dần sau đó được các bạn trẻ gen Z sử dụng thường xuyên vào cuộc sống hằng ngày.

Ngôn ngữ gen Z là gì? Nguồn gốc
Ngôn ngữ gen Z là gì? Nguồn gốc

II. Từ điển ngôn ngữ gen Z phổ biến nhất

Để tránh tình trạng trở thành người tối cổ, cùng Vieclam.net khám phá những cụm từ phổ biến nhất trong từ điển gen Z ngay bên dưới nhé!

1. Elm là gì?

“Elm” được hiểu là “em” nhưng được đọc theo cách điệu đà và có ý trêu ghẹo đối phương. Từ này thu hút sự chú ý của mọi người bởi nó là một từ tiếng Việt nhưng lại được phát âm theo kiểu tiếng Anh, tạo ra cảm giác hài hước và thú vị.

Từ “elm” được sử dụng từ lâu nhưng nó thực sự viral từ khi xuất hiện đoạn clip của Salim – mẹ của TikToker nhí Pam quay lại khoảnh khắc đời thường hài hước, vui vẻ của chồng mình. Trong clip ông xã Salim liên tục hỏi vợ: “Ăn nhãn không elm”, “Elm đi đâu đấy elm”, “Đi chơi không elm”… và từ đó “elm” đã trở thành một hệ tư tưởng xâm chiếm trên mạng xã hội.

2. À lôi là gì?

“À lôi” bắt nguồn từ ca khúc của rapper Double2T kết hợp cùng với Masew phát hành MV mang tên À Lôi. Với thanh âm, giai điệu bắt tai trong từng câu chữ, bài hát này đã nhanh chóng được giới trẻ yêu thích và xâm chiếm cõi mạng. 

Vậy “à lôi” có nghĩa là gì? “À lôi” là cách viết lại của cụm từ “à lôi nỏ” trong tiếng Việt. Đây là một câu nói đặc trưng của người dân tộc Tày, có nghĩa là “hả?” hoặc “trời ơi”. Cụm từ này thường được dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên đến sửng sốt, bất ngờ trước một sự vật hay sự việc nào đó.

À lôi là gì?
À lôi là gì?

3. Flex là gì?

“Flex” trong tiếng Anh được hiểu với ý nghĩa là sự khoe khoang, thể hiện bản thân một cách lố bịch và có thể khiến người đối diện khó chịu. Tuy nhiên, trong từ điển gen Z “flex” lại mang một ý nghĩa khác, nó không chỉ đơn thuần là việc khoe khoang về tài sản hay thành tựu cá nhân, mà qua đó còn là cách để thể hiện sự tự tin, bản lĩnh và năng lượng tích cực của bản thân.

“Flex” có nguồn gốc từ cộng đồng rap, nhưng đến thời điểm hiện tại nó đã trở thành một xu hướng mới của giới trẻ Việt Nam. Ngày nay, từ ngữ này được sử dụng phổ biến trên các trang mạng xã hội 

Và cho đến hiện tại đã có nhóm “Flex đến hơi thở cuối cùng” được thành lập trên Facebook với sự tham gia đông đảo của hơn 1,3 triệu thành viên, có cả những người nổi tiếng như: Hoa hậu Lương Thùy Linh, MC Khánh Vy, … KOL hay các nhãn hàng, biên tập viên truyền hình. Với mỗi bài đăng “flex” của các tài khoản đăng lên tại đây, đều thu hút lượt tương tác và bình luận sôi nổi.

4. “”Pressing”” và “”Thoát Pressing”” là gì?

“Pressing” trong bóng đá là chiến thuật gây áp lực lên đối thủ để giành sự kiểm soát trái bóng. Ngược lại “thoát pressing” là cách thoát ra khỏi khi bị đối phương gây áp lực. Cũng với ý nghĩa tương tự như vậy, hai cụm từ đã trở thành một thuật ngữ phổ biến trong cuộc sống hàng ngày và trên mạng xã hội .

Để hiểu hơn về thuật ngữ bạn có thể xem ví dụ: Trong một cuộc tranh luận, nếu bạn bị đối phương dùng lý lẽ và luận điểm gây áp lực thì đó có thể gọi là “pressing”. Và khi người bị pressing tìm cách luồn lách vượt qua và chiếm lấy thể chủ động thì chính là “thoát pressing”.

Xem thêm: Những stt áp lực công việc hay, đồng cảm mới nhất

5. Xịt keo là gì?

Với thế hệ gen Z “xịt keo” được hiểu theo nghĩa để chỉ về trạng thái bị sốc đến mức không nói thành lời hoặc biểu thị sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên khi bị đưa vào một tình huống mà bạn chẳng bao giờ nghĩ đến.

Cụm từ này bắt nguồn từ một meme nổi tiếng của Á hậu Mai Ngô trong chương trình “Miss International Queen Vietnam”, nơi cô đã thể hiện những biểu cảm “xịt keo cứng ngắc” khi các thí sinh của mình trình diễn. Kể từ đó “xịt keo” đã trở thành một hiện tượng thịnh hành trên mạng xã hội và nhiều người sử dụng nó để nói về những tình huống khiến họ “đứng hình” hoặc không thể đáp lại được.

Xịt keo là gì?
Xịt keo là gì?

6. Over hợp là gì?

Over hợp là cụm từ kết hợp giữa tiếng Anh và tiếng Việt, lần đầu xuất hiện khi rapper Thái VG nhận xét về thí sinh trong chương trình Rap Việt 2023, mang nghĩa đó là “rất hợp” một cách diễn đạt về sự ngạc nhiên, thán phục hoặc bất ngờ với điều gì đó mà mình thấy.

7. Fourk là gì?

Trong từ điển gen Z “Fourk” dùng để chỉ từ “bóng”, với công thức như sau: Fourk = “Four” + “k” = “Bốn” + “k” = “Bốnk” = “Bóng”.

8. No star where là gì?

Một cách dùng từ khá sáng tạo và hài hước của các bạn thế hệ Z là dịch đơn từ tiếng Anh ra tiếng Việt. Ví dụ cho cụm từ: no star where = Không sao đâu.

Theo cách dịch:

  • No = Không
  • Star = Sao
  • Where = Đâu

9. BigC là gì?

BigC trong từ điển gen Z không phải nói đến siêu thị BigC đâu nhé. Mà BigC được hiểu chính là cách chơi chữ là: BigC = “Big” + “c” = “Bự” + “c” = “Bực”.

BigC là gì?
BigC là gì?

10. Phanh xích lô là gì?

Tiếp theo đó là cụm từ “phanh xích lô”, đây được xem là một trong những từ ngữ được giới trẻ gen Z sử dụng phổ biến. Khi xích lô đang đi phanh lại sẽ tạo ra những tiếng kêu kít kít, đọc giống với từ “kiss” trong tiếng Anh vì thế “phanh xích lô” đã được các bạn trẻ sáng tạo để nói về hành động hôn nhau.

11. Lemỏn là gì?

Tiếp theo trong bột từ điển gen Z đó là cụm từ: Lemỏn

“Lemỏn” được bắt nguồn từ từ gốc “Lemon” trong tiếng Anh. Cụ thể gen Z giải thích lemon là chanh, thêm dấu hỏi vào mang nghĩa “chảnh”. Dễ hiểu hơn từ Lemỏn được trình bày qua công thức: Lemỏn = lemon + ? = chanh + ? = chảnh

Thay vì nói “Cô ấy chảnh quá”, gen Z ngày nay nói rằng “Cô ấy lemỏn quá!”. Việc sử dụng từ này trong câu thoại giúp cuộc trò chuyện trở nên hài hước và vui vẻ hơn.

Xem thêm: Tổng hợp những stt mùa xuân nên thơ, ý nghĩa và caption hài hước, thả thính mới nhất

12. Chằm Zn là gì?

“Chằm Zn” hay còn được biết đến là chằm kẻm, là một cụm từ đã làm mưa làm gió trên mạng xã hội cho đến thời điểm hiện tại. Theo từ điển Gen Z: chằm Zn được hiểu là: Chằm Zn = Trằm Kẽm = Trầm Cảm

Trong đó, chằm là từ nói lái của “trầm” còn Zn chính là nguyên tố hóa học Kẽm. “chằm Zn” được sáng tạo dựa trên từ gốc là trầm cảm, dùng để thể hiện cảm xúc bất lực, chán nản hay bực dọc của con người trong một tình huống nào đó.

Chằm Zn là gì?
Chằm Zn là gì?

13. Gòy soq, chếc gồi là gì?

Với những cụm từ quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như “chết rồi”, “rồi xong”, “biết rồi”, “gì vậy trời”,… Các bạn trẻ gen Z đã nói lái và viết nó theo cách rất sáng tạo và hài hước như:

Gòy soq = rồi xong

Chếc gồi = chết rồi

Pít òy = biết rồi 

J z chòy = gì vậy trời

14. Chu pa pi mô nha nhố là gì?

“Chu pa pi mô nha nhố” là cách viết lại của cụm từ “chu papi muñeño” trong tiếng Tây Ban Nha. Cụm từ này thường được sử dụng để chỉ việc một người đang bày trò trêu chọc người khác, nhưng bị đối phương phát hiện. Nó tương đương với việc nói rằng “tôi đâu biết gì đâu”, “không phải tôi”.

15. Luật hoa quả, quả táo, quả táo nhãn lồng là gì?

“Luật hoa quả” là được biết đến vơi sự sáng tạo của hot TikToker tên Bông Tím. Theo đó, cụm từ này nói đến những người muốn làm giang hồ mạng nhưng nhát gan, muốn hâm dọa người khác nhưng sợ bị đánh. Thay vì nói thẳng là luật nhân quả, TikToker sử dụng cụm từ “luật hoa quả” cũng mang ý nghĩa gốc, tức là gieo hành động nào ta sẽ nhận lại kết quả tương ứng.

Ngoài ra, có một số cụm từ khác liên quan đến là “quả táo” tức quả báo và “quả táo nhãn lồng” tức quả báo nhãn tiền. Đây là các cụm từ được dùng để nói giảm so với nghĩa gốc.

Luật hoa quả, quả táo, quả táo nhãn lồng là gì?
Luật hoa quả, quả táo, quả táo nhãn lồng là gì?

16. Fishu là gì?

Sử dụng kết hợp tiếng Anh và tiếng Việt là một cách vô cùng sáng tạo mà thế hệ gen Z dùng để tạo ra ngôn ngữ của riêng mình. Trong đó, “fishu” là một ví dụ điển hình, fishu được kết hợp bởi từ fish (cá) trong tiếng Anh và chữ u. 

Theo đó chúng ta có: Fishu = Fish + u = Cá + u = Cáu

17. Trmúa Hmề là gì?

Quy tắc để tạo nên cụm từ “Trmúa Hmề” đó là bạn cần thêm chữ cái “m” vào sau “tr” và “h” trong từ trúa hề. “Trmúa Hmề” có nghĩa là chúa hề biểu thị ý nghĩa chỉ những người hài hước, mua vui cho người khác.

Xem thêm: Top stt chia tay đồng nghiệp ý nghĩa và đặc sắc

18. Pềct/ Rếpct là gì?

Hai từ này được tạo nên đơn giản do lỗi gõ Telex mà ra, với ý nghĩa lần lượt là pefect (hoàn hảo) và respect (bái phục). Thế hệ gen Z dùng hai từ ngữ này để bộc lộ sự khen ngợi, bày tỏ cảm xúc với một ai đó.

Pềct = Perfect = Hoàn hảo

Rếpct = Respect = Bái phục

19. Ét o ét là gì?

“Ét o ét” có xuất xứ từ video của một “Tik Toker” Bà Toạn Vlogs, đây là cách phát âm của từ SOS – một từ viết tắt để thông báo tình huống khẩn cấp, cần trợ cứu hay cấp cứu kịp thời. Nhưng với từ điển gen Z “ét o ét” biểu thị mang tính hài hước.

Ét o ét là gì?
Ét o ét là gì?

20. Cpink là gì?

Với thế hệ 8x 9x nếu ck hay vl là ngôn ngữ teencode để gọi chồng và vợ, thì đến với thế hệ gen z chúng ta lại có thêm một cách gọi mới lạ cho từ chồng, đó là “cpink”. 

“Cpink” là sự kết hợp giữa chữ C và từ Pink trong tiếng Anh. Theo đó chúng ta có: Cpink = C + Pink = C + hồng = Chồng

21. Báo thủ là gì?

Báo thủ là một từ lóng được các bạn gen Z sáng tạo ra để chỉ những người vô dụng, hay gây chuyện rắc rối gây ảnh hưởng đến người khác. Trong đó tần suất của cụm từ “báo cha báo mẹ” được xuất hiện rất nhiều, dành cho những đứa con thường xuyên gây tai họa cho bố mẹ. Hoặc “báo thủ” còn được biết đến với cụm từ khác như là “báo bạn báo bè” được gen Z gọi tên đứa bạn thân thường gây rắc rối cho mình.

22. Gét gô là gì?

Tiếp theo một trong những từ điển gen Z được sự dụng rộng rãi đó là “gét gô”. Từ ngữ này là cách phát âm sai của từ “let’s go” trong tiếng Anh, được hiểu là đi nào, đi thôi, làm thôi nào, mau lên.

Cụm từ này được thế hệ trẻ sử dụng phổ biến bởi sức ảnh hưởng từ một video viral trên nền tảng Tiktok của người dùng có tên là Tới Trời Thần (@toi69n1). Với những video mang tính dân dã kết hợp những thử thách hài hước, kèm theo khẩu hiệu “gét gô” tại cuối mỗi thử thách, hiệu ứng này nhanh chóng lan truyền mạnh mẽ và phủ sóng cả Facebook.

Cho đến hiện nay “gét gô” mang ý nghĩa đó là dùng để rủ đối phương làm điều gì đó và mang tính thử thách, hài hước.

Gét gô là gì?
Gét gô là gì?

23. U là trời là gì?

“U là trời” là từ cảm thán được biến thể từ nguyên mẫu của “Úi trời”. Và công thức hình thành nên cụm từ này đó là Úi trời = U is trời = U là trời. Đây là từ cảm thán thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, bất ngờ về điều gì đó xảy ra, nó không chỉ được sử dụng rộng rãi trong các cuộc trò chuyện mà còn được đưa vào tiêu đề của nhiều bài báo hay video về gen Z.

24. Mai đẹt ti ni là gì?

“Mai đẹt-ti-ni” là cụm từ vô cùng trending của gen Z, được xuất phát từ một bộ phim Thái có tên Ngược dòng thời gian để yêu anh. Trong phim sau khi trải qua vô vàn thử thách và khó khăn, cặp nam nữ chính cuối cùng đã đến được với nhau.

“Mai đẹt-ti-ni” là câu nói mà nữ chính dành để gọi người yêu, được hiểu là: “anh là định mệnh của cuộc đời em”. Xét theo nghĩa gốc, “mai đẹt-ti-ni” là phiên âm của cụm từ tiếng Anh “my destiny” nghĩa là định mệnh đời tôi. Sau khi bộ phim phát sóng, rất nhiều bạn trẻ đã gọi người yêu của mình bằng cụm từ “mai đẹt-ti-ni”.

25. Xu cà na là gì?

Trong từ điển gen Z, xu cà ca để dùng chỉ cho những gì đen đủi, xui xẻo và những điều không mong muốn. Xu cà na = Xui xẻo.

Ví dụ: Hôm nay đúng là ngày xu cà na.

26. Ô dề là gì?

“Ô dề” có nguồn gốc xuất phát từ video trên TikTok tháng 9/2021. Trong video này, một người phụ nữ trung niên mặc áo dài vàng với câu nói: “Làm quá thì nó ô dề, ô dề là lố lăng.” Từ đó video nhanh chóng viral trên nên tàng tảng xã hội và được sử dụng để chỉ hành vi lố lăng, làm quá đến mức không giống ai. 

27. Gút chóp em là gì?

“Gút chóp em” câu nói này xuất phát từ phát ngôn thường thấy của rapper Binz trong chương trình Rap Việt. Cụ thể, nó tương đương với ý nghĩa “làm tốt lắm em”. Từ ngữ ngữ này được đông đảo cư dân mạng dùng đến để bày tỏ lời khen theo cách hài hước, thú vị.

Gút chóp em là gì?
Gút chóp em là gì?

28. Ủa alo là gì?

“Ủa alo” là cụm từ vô cùng quen thuộc trong từ điển gen Z có ý nghĩa tương tự như các câu hỏi “Là sao?”, “Thật không?” hoặc “Cái gì vậy?”, thể hiện sự vô cùng ngạc nhiên vì một điều nào đó và thật khó để có thể tin điều này.

29. Quền cha nà là gì?

“Quền cha nà” hay “quền chá nà” là cách phát âm của một cụm từ được người Hàn Quốc sử dụng hằng ngày, tạm dịch là “mình ổn mà”, “mọi thứ đều ổn”, “không sao đâu”.

Với gen Z “quền cha nà” nó lại mang ý nghĩa sáng tạo, hoàn toàn khác biệt và thường đi kèm với sắc thái buồn bã, cam chịu đại khái là “không ổn lắm đâu”.

30. Mãi keo, mãi mận là gì?

“Mãi mẫn, mãi keo” là cụm từ bạn có thể dễ dàng bắt gặp trên các nền tảng xã hội và được sử dụng trong trường hợp như “idol tôi mãi mận”, “otp mãi mận”. Đây là hai cách nói khá phổ biến về những cặp đôi và idol Kpop.

Ngoài ra “mãi mẫn, mãi keo” còn được dùng để tán dương về thành tích, tài năng của một người nào đó. Trong ngôn ngữ gen Z cụm từ này còn có các biến thể khác như mãi mận mãi kem, mãi mận xoài cóc ổi mít…

Mãi keo, mãi mận là gì?
Mãi keo, mãi mận là gì?

31. Kiwi Kiwi là gì?

Theo ngôn ngữ của gen Z, “kiwi kiwi” là từ được dùng để khen một món đồ ăn, thức uống nào đó mà họ thấy ngon, hiểu đại khái là “ngon ngon”.

Từ ngữ này bắt nguồn từ một clip “viral” trên TikTok. Trong đoạn clip đó, tiktoker khi đang uống trà kiwi và cảm giác rất ngon, sảng khoái nên cứ liên tục lặp đi lặp lại cụm từ “kiwi kiwi”.

32. Cà nhính, cà nhính là gì?

“Cà nhính, cà nhính” được nhiều người cho rằng đó là ngôn ngữ địa phương của khu vực miền Tây Nam Bộ, có thể hiểu nôm na là “ăn từng chút một”.

Còn đối với từ điển gen Z thì “cà nhính, cà nhính” đây được hiểu là từ lóng được dùng để biểu thị cảm giác thích thú, hào hứng. Ngoài ra nó còn mang ý nghĩa nhận xét, bình luận về một sự vật, hiện tượng nào đó có tính chất hài hước, thú vị và có phần pha chút quái lạ.

33. Vô tri là gì?

“Vô tri” là một từ ghép và trong đó “vô” có nghĩa là không, “tri” có nghĩa là sự hiểu biết. Chính vì vậy, khi ghép lại “vô tri” được hiểu là không có khả năng nhận thức.

Và trong từ điển gen Z cụm từ này được dùng để trêu chọc những cá nhân có phát ngôn hay hành động vô nghĩa, khiến cho đối phương thật khó có thể đón được họ đang làm gì. Bên cạnh đó, “vô tri” còn được ghép với một số hành động bất kỳ như “ăn nói vô tri”,”nụ cười vô tri”,..

Vô tri là gì?
Vô tri là gì?

34. Chả quyên là gì?

“Chả quyên” nghĩa là gì? “Chả quyên” được hiểu là mặn mà và ngọt ngào. Từ ngữ này được dùng để miêu tả về một ai đó. Ví dụ bạn có thể nói với nhỏ bạn thân “hôm nay trông mày chả quyên quá đấy”. 

35. Bing Chilling là gì?

Trong tiếng Trung “bing chilling” được dịch ra là cây kem hoặc kem. Cụm từ này đã xuất hiện trên khắp các nền tảng mạng xã hội vào năm 2021, khi diễn viên John Cena vừa ăn kem vừa nói về bộ phim Fast and Furious 9 bằng tiếng Trung. Từ đó đã xuất hiện hàng loạt “bing chilling” dưới dạng meme, được tạo ra từ đoạn clip nói tiếng Trung này.

Xem thêm: Trắc nghiệm Holland định hướng nghề nghiệp miễn phí cho bạn

36. Keo lì là gì?

“Keo lì” được gen Z sử dụng khi muốn nói một ngươi nào đó trông thật melm hoặc nhìn muốn cắn một thứ gì đó khiến họ có cảm giác như lúc đang đói khát. “Keo lì” thường được dùng cho các idol hoặc khi bạn bè ăn diện nhìn có vẻ cuốn hút hơn thương ngày.

37. Tái châu là gì?

“Tái châu” là cách đọc lái của từ tái chanh, từ ngữ này có ý nghĩa là ngây thơ. Bạn có thể áp dụng trong câu như: Hôm nay bạn tái châu thế.

38. Hạt nhài là gì?

“Hạt Nhài” là một từ ngữ mới nổi lên trong cộng đồng Gen Z Việt Nam. Đây là là tên gọi tắt của một streamer/youtuber nổi tiếng với kênh Youtube “Hạt Nhài Family” thu hút hàng triệu lượt xem với các video về cuộc sống gia đình, du lịch,…

Gen Z sử dụng “hạt nhài” như một cách nói lái, nói giảm nói tránh của từ “hài nhạt” để nói về một thứ gì đó không thú vị và không đủ sức hấp dẫn. Chẳng hạn bạn có thể nói với đứa bạn của mình rằng: Cậu kể chuyện thật là “hạt nhài”.

39. Cờ đỏ là gì?

“Cờ đỏ” hay còn được gọi là Reg flag là thuật ngữ thường được gắn liền với các nguy hiểm hoặc tiềm ẩn mối đe dọa, nó đóng vai trò như một tín hiệu cảnh báo.

Trong một mối quan hệ tình cảm, gen Z dùng “red flag” để nói về những dấu hiệu có mối quan hệ không lành mạnh và nếu tiếp tục duy trì sẽ rất nguy hiểm về mặt tình cảm lẫn cảm xúc.

III. Từ điển gen Z – là sáng tạo hay biến chất của tiếng Mẹ đẻ?

Mỗi thế hệ đều mang cho mình những đặc điểm và dấu ấn riêng. Và với gen Z cách sáng tạo trong việc dùng từ ngữ của họ cũng là một phương thức để họ thể hiện bản thân theo phong cách mới mẻ, độc đáo và sáng tạo.

Mặc dù ngôn ngữ gen Z có phần hơi khó hiểu đối với những thế hệ trước, nhưng thực tế là đó chỉ là cách mà các bạn trẻ sử dụng để mang lại niềm vui và hài hước trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, đừng quá khắt khe với gen Z hãy để họ sáng tạo và đổi mới, thể hiện bản thân vì đó chính là tương lai của đất nước sau này.

Từ điển gen Z – là sáng tạo hay biến chất của tiếng Mẹ đẻ?
Từ điển gen Z – là sáng tạo hay biến chất của tiếng Mẹ đẻ?

Trên đây Vieclam.net đã chia sẻ đến bạn đọc bộ từ điển gen Z vô cùng thú vị và hữu ích. Hy vọng qua bài biết này, bạn sẽ hiểu hơn về thế hệ trẻ cũng như không bỏ lỡ những ngôn ngữ cực “viral” hiện nay.

Bên cạnh đó hãy nhanh tay tạo hồ sơ xin việc để có thêm cơ hội tìm việc làm với mức lương hấp dẫn tại Vieclam.net nhé!

Xem thêm: Nam 30 tuổi nên học nghề gì để mang lại thu nhập cao

Miễn trừ trách nhiệm

Vieclam.net đã và đang nỗ lực cung cấp các nội dung giá trị, đáng tin cậy nhất đến với độc giả. Tuy nhiên, các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, do đó Vieclam.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định liên quan đến đầu tư, tài chính, sức khỏe, hạnh phúc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cách trình bày CV Marketing thu hút nhà tuyển dụng

Top những mẫu CV Marketing chuyên nghiệp, tạo hứng thú cho nhà tuyển dụng

0
Khi viết CV Marketing, bạn cần phải thể hiện được khả năng hoạch định chiến lược marketing, bằng kiến thức chuyên môn kết hợp...
Mẫu giấy giới thiệu thực tập mới nhất 2024 và cách viết đúng chuẩn

Mẫu giấy giới thiệu thực tập mới nhất 2024 và cách viết đúng chuẩn

0
Sinh viên đi thực tập vì nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả theo môn học bắt buộc của trường và thực tập...
Tổng hợp mẫu CV giáo viên mầm non đơn giản, tạo ấn tượng tốt

Tổng hợp mẫu CV giáo viên mầm non đơn giản, tạo ấn tượng tốt

0
Ngày nay, việc tuyển dụng giáo viên đang trở nên sát sao hơn bởi đây là vị trí trực tiếp giảng dạy và bồi...
Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Hoàn Chỉnh, Đạt Điểm Cao

Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Hoàn Chỉnh, Đạt Điểm Cao

0
Thực tập là học phần bắt buộc ở hầu hết các trường đại học và đây cũng là cơ hội để sinh viên cọ...
Stt bắt đầu công việc mới

Top những stt bắt đầu công việc mới truyền động lực

0
Động lực là một yếu tố giúp thúc đẩy và duy trình hành vi của bản thân nhằm đạt được một mục đích nào...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới nhất