HomeMẹo tìm việcTop các mẫu CV cho sinh viên mới ra trường ấn tượng...
Newspaper Theme

Related Posts

Featured Artist

Top các mẫu CV cho sinh viên mới ra trường ấn tượng nhất

Chuẩn bị CV là bước không thể thiếu đối với mọi sinh viên mới ra trường muốn ứng tuyển vào các công việc. Một CV tốt, chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng mạnh đối với nhà tuyển dụng. Hãy cùng Vieclam.net theo dõi bài viết “Cách viết CV cho sinh viên mới ra trường” dưới đây để tìm hiểu những thông tin quan trọng và hữu ích nhé!

Cách viết CV cho sinh viên mới ra trường
Cách viết CV cho sinh viên mới ra trường

I. Bố cục CV cơ bản dành cho sinh viên mới ra trường

Việc hiểu rõ về bố cục của CV không chỉ giúp ứng viên biết cách viết thông tin một cách logic, mà còn là cơ hội để bạn thể hiện được năng lực và tiềm năng của mình. Bố cục cơ bản của một CV dành cho sinh viên mới ra trường thường bao gồm các phần chính như sau:

  • Thông tin cá nhân: Bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, email và thông tin liên lạc khác nếu cần thiết.
  • Mục tiêu nghề nghiệp: Trình bày mục tiêu của bạn trong sự nghiệp và những gì bạn mong muốn đạt được qua vị trí ứng tuyển.
  • Trình độ học vấn: Liệt kê các bằng cấp, chứng chỉ, và khoá học có liên quan.
  • Kinh nghiệm làm việc (sắp xếp theo trình tự thời gian từ gần đến xa): Liệt kê các công việc trước đây của bạn, bao gồm tên công ty, thời gian làm việc và mô tả nhiệm vụ cùng thành tích đạt được
  • Kỹ năng/điểm mạnh, điểm yếu: Nêu rõ các kỹ năng mà bạn có, bao gồm kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn.

II. Một số mẫu CV dành cho sinh viên mới ra trường

Tìm hiểu và tham khảo các mẫu CV khác nhau sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chọn lựa mẫu phù hợp nhất với bản thân và mục tiêu nghề nghiệp của mình. Dưới đây là tổng hợp một số mẫu CV dành cho sinh viên mới ra trường của các ngành nghề phổ biến hiện nay:

1. Mẫu CV dành cho sinh viên ngành Marketing

Mẫu CV dành cho sinh viên ngành Marketing
Mẫu CV dành cho sinh viên ngành Marketing

Xem thêm: Ngành truyền thông đa phương tiện: Cơ hội việc làm 5 năm tới cho sinh viên

2. Mẫu CV dành cho sinh viên IT

Mẫu CV dành cho sinh viên ngành IT
Mẫu CV dành cho sinh viên ngành IT

3. Mẫu CV dành cho sinh viên ngành Thiết kế đồ hoạ

Mẫu CV chuẩn nhất dành cho sinh viên ngành thiết kế đồ hoạ
Mẫu CV chuẩn nhất dành cho sinh viên ngành thiết kế đồ hoạ

Xem thêm: Ngành thiết kế đồ họa là gì ? Những tố chất cần có khi theo học ngành này

4. Mẫu CV dành cho sinh viên ngành ngôn ngữ Anh

Mẫu CV dành cho ngành ngôn ngữ Anh
Mẫu CV dành cho sinh viên ngành ngôn ngữ Anh

5. Mẫu CV dành cho sinh viên ngành Y Dược

Mẫu CV dành cho sinh viên ngành y dược
Mẫu CV dành cho sinh viên ngành y dược

Xem thêm: Mẫu đơn xin từ chức, xin thôi chức vụ chuẩn, mới nhất 2024

III. Hướng dẫn cách viết CV cho sinh viên mới ra trường chi tiết nhất

Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, đang có nhu cầu tìm việc làm cho mình nhưng vẫn còn loay hoay trong việc viết CV. Hãy tham khảo ngay hướng dẫn cách viết CV cho sinh viên mới ra trường dưới đây của Vieclam.net nhé. 

Hướng dẫn cách viết CV cho sinh viên mới ra trường chi tiết nhất
Hướng dẫn cách viết CV cho sinh viên mới ra trường chi tiết nhất

1. Thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân là phần giới thiệu bản thân sơ lược với các yếu tố như họ tên, địa chỉ email, địa chỉ nhà, số điện thoại, và ngày tháng năm sinh. CV cho sinh viên mới ra trường nên trình bày mục thông tin cá nhân đơn giản nhưng cần đảm bảo tính xác thực của tất cả thông tin. Bạn có thể sử dụng ký hiệu và icon để tạo điểm nhấn và hình thức đẹp mắt.

2. Trình độ học vấn

Đây là phần quan trọng không thể thiếu trong cách viết CV cho người mới ra trường. Hãy liệt kê một cách rõ ràng các thông tin như tên trường, thời gian học, chuyên ngành và GPA. Nếu có, bạn nên ghi nhận thêm các thành tích, giải thưởng đã đạt được trong quá trình học tập. Bên cạnh đó. bạn cũng có thể liệt kê các dự án, chương trình nghiên cứu và chuyên môn khác mà bạn đã tham gia để tăng tính chuyên nghiệp, thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.

3. Mục tiêu, định hướng nghề nghiệp

Khi viết phần mục tiêu và định hướng nghề nghiệp, điều quan trọng là làm cho nó ngắn gọn, súc tích và phản ánh được mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Bạn nên trình bày mục tiêu một cách rõ ràng và cụ thể, nhấn mạnh giá trị mà bạn có thể mang lại cho vị trí đó. Hãy chú ý đến sự phù hợp giữa mục tiêu của bạn và yêu cầu công việc. 

Mục tiêu, định hướng nghề nghiệp
Mục tiêu, định hướng nghề nghiệp

Xem thêm: Vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này? 8 mẫu câu trả lời gây ấn tượng!

4. Kinh nghiệm/ lịch sử làm việc

Hãy liệt kê công việc bạn đã từng làm theo thứ tự thời gian, bắt đầu từ công việc gần nhất lùi về sau. Tránh ghi thông tin nhảy việc quá nhiều hoặc thời gian làm việc quá ngắn tại mỗi công ty. Bạn có thể ghi thêm các thành tích, dự án, khóa học nghiệp vụ hay chuyên môn đã đạt được trong quá trình làm việc để tăng khả năng thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Tuyệt đối không để trống mục này vì sẽ làm bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Ví dụ: 

  • Dự án tốt nghiệp: Tham gia vào dự án tốt nghiệp tại trường đại học, trong đó tôi đảm nhận vai trò nhóm trưởng. Qua dự án này, tôi đã có cơ hội áp dụng kiến thức học được trong thực tế và làm việc cùng đồng đội để đạt được mục tiêu đã đề ra.
  • Thực tập mùa hè: Tham gia vào chương trình thực tập mùa hè. Thực tập này đã giúp tôi hiểu rõ và làm quen với môi trường làm việc thực tế.
  • Hoạt động ngoại khóa: Tham gia các hoạt động ngoại khóa liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển.

5. Kỹ năng

Liệt kê các kỹ năng chính và có liên quan đến vị trí ứng tuyển. Phân biệt rõ giữa kỹ năng cứng và mềm, chỉ nên liệt kê những kỹ năng phù hợp với vị trí công việc ứng tuyển. 

Ví dụ, đối với ngành Marketing bạn có thể liệt kê các năng như:

  • Kỹ năng sáng tạo: Khả năng tạo ra ý tưởng mới và sáng tạo để thu hút sự chú ý của khách hàng và nổi bật trong đám đông.
  • Hiểu biết về thị trường: Hiểu rõ về thị trường, người tiêu dùng và xu hướng trong ngành để có thể phát triển chiến lược marketing hiệu quả.

Tương tự đối với ngành kế toán bạn cũng cần liệt kê các kỹ năng phù hợp với công việc như:

  • Kiến thức về kế toán: Hiểu biết sâu sắc về các nguyên tắc kế toán, các phương pháp và tiêu chuẩn kế toán như GAAP, IFRS.
  • Kỹ năng số: Khả năng làm việc với số liệu và dữ liệu là yếu tố quan trọng trong kế toán. Các kỹ năng tính toán chính xác và sử dụng phần mềm kế toán hiệu quả là cần thiết.
  • Kỹ năng phân tích: Phân tích dữ liệu tài chính để tạo ra báo cáo và đưa ra các phân tích kinh doanh có ý nghĩa là một phần không thể thiếu trong công việc kế toán.
Các kỹ năng cần có trong CV
Các kỹ năng cần có trong CV

Xem thêm: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì? 12 mẫu mục tiêu ghi điểm

6. Các chứng chỉ, giải thưởng

Ngoài bằng cấp chuyên ngành, ghi lại các khóa đào tạo chuyên nghiệp hoặc các giải thưởng, để tăng tính chất ấn tượng và chuyên nghiệp.

7. Người tham chiếu

Ghi thông tin cơ bản về người tham chiếu có khả năng tin tưởng và tinh thần trách nhiệm cao, bao gồm họ tên, chức vụ, mối quan hệ của bạn với họ, tên công ty, địa chỉ và thông tin liên lạc. Thông tin rõ ràng giúp nhà tuyển dụng dễ dàng xác minh và tăng độ tin cậy của bạn.

IV. Lưu ý các lỗi thường gặp khi viết CV dành cho sinh viên mới ra trường

Để CV của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn thì bạn nên chú ý các lỗi thường gặp dưới đây:

Lưu ý các lỗi thường gặp khi viết CV dành cho sinh viên mới ra trường
Lưu ý các lỗi thường gặp khi viết CV dành cho sinh viên mới ra trường

1. Lỗi chính tả

Trong CV, lỗi chính tả là một trong những sai sót không thể chấp nhận được. Dù là do việc sử dụng từ ngữ địa phương, phát âm không chuẩn hoặc bất kỳ lí do nào khác thì cũng không thể bỏ qua. Việc xuất hiện lỗi chính tả cho thấy sự thiếu cẩn thận, thiếu chuyên nghiệp và không coi trọng công việc bạn đang làm.

Hãy kiểm tra kỹ lưỡng từng câu, từng từ trong CV của bạn. Đọc đi đọc lại, và có thể thì hãy nhờ người khác kiểm tra giúp. Nếu bạn không chắc chắn về cách viết của một số từ, hãy tìm kiếm trên Google để đảm bảo không có sai sót. Rất nhiều nhà tuyển dụng khá khắt khe, và họ thường loại bỏ các CV chỉ vì lỗi chính tả.

2. Không đồng đều font chữ

Khi viết CV, có hai đặc điểm của font chữ bạn nên chú ý để tạo ra một bản CV hoàn hảo hơn.

  • Cỡ chữ: Hãy chọn cỡ chữ phù hợp để đảm bảo độ đọc dễ dàng và không gây mỏi mắt cho người đọc. Tránh sử dụng cỡ chữ quá nhỏ, tốt nhất là chọn cỡ chữ từ 12 đến 14. Đồng thời, cần căn lề văn bản theo kích thước chuẩn (1cm) để tạo ra các khoảng trống hợp lý, giúp CV trở nên gọn gàng và dễ đọc hơn.
  • Font chữ: Lựa chọn font chữ rõ ràng và dễ đọc là rất quan trọng. Một số font chữ phổ biến và phù hợp cho CV có thể kể đến như Helvetica, Times New Roman, Arial, v.v. Tránh xa những font chữ có quá nhiều nét uốn lượn hoặc không rõ ràng từng chữ cái như Courier, Comic Sans, Zapfino, vì chúng có thể làm mất tính chuyên nghiệp và gây khó khăn trong việc đọc.
Các lỗi thường gặp trong khi viết CV
Các lỗi thường gặp trong khi viết CV

3. Sắp xếp thứ tự lịch sử làm việc không đúng

Cách sắp xếp lịch sử làm việc từ gần ra xa là một phương pháp thông minh và hiệu quả khi viết CV. Bằng cách này, nhà tuyển dụng có thể nhanh chóng nhận biết được thông tin mới nhất và có liên quan nhất đến vị trí công việc đang được ứng tuyển.

Hơn nữa, việc giới hạn phạm vi thời gian của lịch sử làm việc trong CV cũng giúp tập trung vào những kinh nghiệm và thành tựu mới nhất và có liên quan nhất đến vị trí ứng tuyển. Điều này giúp loại bỏ thông tin không còn cần thiết và giữ cho CV của bạn trở nên ngắn gọn và dễ đọc hơn.

4. Mô tả kỹ năng chưa rõ ràng

Mô tả kỹ năng trong CV cần phải rõ ràng và minh bạch để nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ khả năng và năng lực của ứng viên. Thông thường, mỗi kỹ năng nên được minh họa bằng ví dụ cụ thể hoặc trải nghiệm thực tế trong quá trình làm việc hoặc học tập.

Việc chỉ liệt kê kỹ năng mà không có mô tả chi tiết có thể khiến nhà tuyển dụng không hiểu được cụ thể bạn có thể làm được gì. Do đó, hãy sử dụng các từ ngữ mạnh mẽ và mô tả các kỹ năng của bạn bằng cách giải thích cách bạn đã sử dụng chúng trong các tình huống cụ thể hoặc dự án đã tham gia.

Đồng thời, cũng nên lưu ý đến việc điều chỉnh mức độ chi tiết của mỗi mô tả kỹ năng phù hợp với vị trí ứng tuyển và ngành nghề bạn muốn theo đuổi. Điều này giúp tăng cơ hội nổi bật và ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Các lỗi cần tránh khi viết CV
Các lỗi cần tránh khi viết CV

V. Tips gây ấn tượng cho CV sinh viên mới ra trường

Vì là sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm nên hãy tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng bằng cách:

1. Tạo CV phù hợp với từng công việc

Tinh chỉnh CV để phản ánh những kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển. Đưa ra các dự án, hoạt động, hoặc thành tích cụ thể phản ánh khả năng và sự phù hợp của bạn với công việc đó.

2. Tìm hiểu về thông tin công ty

Nắm vững thông tin về công ty mà bạn muốn ứng tuyển, bao gồm lịch sử, mô hình kinh doanh, giá trị cốt lõi, và các dự án quan trọng. Tùy chỉnh CV để phản ánh sự phù hợp với văn hóa và mục tiêu của công ty.

3. Bố cục CV rõ ràng

Sắp xếp thông tin một cách logic và dễ hiểu, giúp nhà tuyển dụng dễ dàng đọc và tìm thông tin quan trọng.

Tips gây ấn tượng cho CV sinh viên mới ra trường
Tips gây ấn tượng cho CV sinh viên mới ra trường

VI. Tạo hồ sơ xin việc đơn giản, chuyên nghiệp cùng Vieclam.net

Thông qua các thông tin từ bài viết, hi vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về “Cách viết CV cho sinh viên mới ra trường“. Đây là một bước quan trọng để bắt đầu sự nghiệp và tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đồng thời, nếu bạn muốn tạo hồ sơ xin việc đơn giản và chuyên nghiệp có thể truy cập vào Vieclam.net. Bên cạnh đó trang web luôn cập nhật những chia sẻ kinh nghiệm hữu ích về mẹo tìm việc. Chúc các bạn thành công trong sự nghiệp và tìm kiếm việc làm!

Có thể bạn quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm

Vieclam.net đã và đang nỗ lực cung cấp các nội dung giá trị, đáng tin cậy nhất đến với độc giả. Tuy nhiên, các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, do đó Vieclam.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định liên quan đến đầu tư, tài chính, sức khỏe, hạnh phúc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Top 12 địa chỉ học nối mi TPHCM uy tín, thời gian đào tạo nhanh.

Top 12 địa chỉ học nối mi TPHCM uy tín, thời gian đào tạo...

0
Hiện nay, nghề nối mi là một trong những nghề làm đẹp thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Bởi đây là...
Shift Leader là gì? Công việc và mức lương của Shift Leader

Shift Leader là gì? Công việc và mức lương của Shift Leader

0
Shift Leader là gì? Shift Leader có thể được hiểu đơn giản đó là vị trí trưởng ca/ tổ trưởng.
mức lương tối thiểu vùng

Mức lương tối thiểu vùng là gì? Giải đáp chi tiết về mức lương...

0
Căn cứ theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP, mức lương tối thiểu theo các vùng sẽ tăng 6% so với mức lương tối thiểu hiện hành...
Học spa uy tín ở Hà Nội

Top 10 trung tâm học spa uy tín ở Hà Nội được nhiều người...

0
Hiện nay, nhu cầu làm đẹp tăng cao, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Để phát triển trong ngành...
Lương net là gì ? Cách tính lương net chính xác nhất 2025

Lương net là gì ? Cách tính lương net chính xác nhất 2025

0
Hiểu rõ khái niệm lương net là gì sẽ giúp người lao động tính toán thu nhập chính xác, đảm bảo quyền lợi về...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới nhất