HomeChuyện đi làmGhosting là gì? Nỗi ám ảnh của các nhà tuyển dụng và...
Newspaper Theme

Related Posts

Featured Artist

Ghosting là gì? Nỗi ám ảnh của các nhà tuyển dụng và ứng viên

Ghosting – Hành vi ứng xử khá phổ biến, đang trở thành nỗi ám ảnh của cả nhà tuyển dụng và ứng viên. Việc “ghosting” không chỉ thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của bản thân trong công việc mà còn gây ra những tổn thương tâm lý vô cùng nặng nề cho người khác. Vậy Ghosting là gì? Hậu quả có nghiêm trọng không? Làm thế nào để không bị người khác ghosting? Hãy cùng Vieclam.net tìm hiểu bài viết sau đây nhé. 

Ghosting là gì? Nỗi ám ảnh của các nhà tuyển dụng và ứng viên
Ghosting là gì? Nỗi ám ảnh của các nhà tuyển dụng và ứng viên

I. Ghosting trong công việc là gì?

Ghosting /ˈɡəʊstɪŋ/ (danh từ): Là hành vi “bơ toàn tập” hoặc đột ngột cắt đứt liên lạc với một ai đó mà không có bất kỳ thông báo hay lời giải thích nào. Người “đi bơ” hay “đi ghost” người khác sẽ được gọi là “ghoster”. Những thuật ngữ về ghosting thường được các bạn trẻ gen Z sử dụng trong các mối quan hệ lãng mạn, yêu đương hay hẹn hò trực tuyến. 

Ghosting trong công việc là gì?
Ghosting trong công việc là gì?

Tuy nhiên, ngày nay, ghosting còn trở thành một thuật ngữ quen thuộc được sử dụng rộng rãi tại chốn công sở, cụ thể như sau:

  • Ứng viên “ghosting”: Ứng viên được hẹn phỏng vấn hoặc đến nhận việc nhưng sau đó không có mặt và cũng không liên hệ lại hay có bất cứ lời giải thích nào. 
  • Nhà tuyển dụng “ghosting”: Nhà tuyển dụng liên lạc với ứng viên để phỏng vấn hoặc gửi lời mời nhận việc, nhưng sau đó lại lặng thinh và không đưa ra bất kỳ thông báo nào.
  • Nhân viên “ghosting”: Nhân viên bỏ việc đột ngột mà không báo trước hoặc không phản hồi lại liên lạc từ công ty.

Trong đó, hiện tượng ghosting xảy ra phổ biến nhất trong quá trình trao đổi, làm việc giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. 

II. Lý do nhà tuyển dụng “Ghosting”

Hành vi “Ghosting” đang thực sự trở thành một nỗi khiếp sợ cũng như là một cú sốc tinh thần lớn dành cho những ai mới bước chân vào thị trường lao động. Có rất nhiều nguyên nhân khiến ứng viên bị “ghosted”, có thể xuất phát từ bản thân ứng viên, từ nhà tuyển dụng hoặc do những yếu tố khách quan tác động. Dưới đây là một số lý do khiến nhà tuyển dụng “ghosting” ứng viên: 

  • Ứng viên chưa thể hiện thực sự tốt: Thông thường, nếu ứng viên thể hiện không tốt trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ gửi thư cảm ơn hoặc hẹn hợp tác vào thời điểm khác. Tuy nhiên, với những vị trí công việc có hàng trăm CV đổ về, hàng chục ứng viên đến phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể bị quá tải, chỉ gửi lời mời nhận việc mà bỏ qua bước thông báo cho các ứng viên không đạt.
  • Bộ phần tuyển dụng thiếu chuyên nghiệp: Đây là lý do liên quan đến quy trình và tác phong làm việc của bộ phận HR tại mỗi công ty. Một số nhà tuyển dụng thiếu chuyên nghiệp và thiếu tôn trọng ứng viên, họ không coi trọng việc phản hồi kết quả ứng tuyển cho dù là ứng viên được tuyển dụng hay không.
  • Doanh nghiệp không còn nhu cầu tuyển dụng: Nhiều vị trí công việc đã không còn nhu cầu tuyển hoặc đã tìm được ứng viên phù hợp nhưng vì KPI hoặc lý do nào đó vẫn tiếp tục hẹn ứng viên đến phỏng vấn. Đây hoàn toàn là lỗi của doanh nghiệp và nhà tuyển dụng.
Cú sốc của ứng viên mang tên “Ghosting”
Cú sốc của ứng viên mang tên “Ghosting”

Xem thêm: Bộ câu trả lời “bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?” hay nhất 2024

III. Lý do ứng viên “Ghosting”

Hiện tượng “ghosting” cũng xảy ra khá phổ biến với cả nhà tuyển dụng chứ không chỉ riêng ứng viên. Thông thường, trước khi gửi lời mời phỏng vấn qua email, nhà tuyển dụng sẽ gọi điện thoại thông báo trước cho ứng viên về ngày, giờ, địa điểm. Tuy nhiên, sau khi đã xác nhận và gửi email mời phỏng vấn, ứng viên không phản hồi lại cũng như “mất tích” hẳn vào buổi phỏng vấn. Một số trường hợp có đến phỏng vấn nhưng sau khi nhận được lời mời nhận việc không phản hồi lại hoặc có phản hồi nhưng cũng “bặt vô âm tín” vào ngày onboard. 

“Ghosting” - nỗi ám ảnh của nhà tuyển dụng
“Ghosting” – nỗi ám ảnh của nhà tuyển dụng

Những trường hợp trên khiến nhà tuyển dụng vô cùng đau đầu vì ảnh hưởng đến tiến độ công việc, KPI của cá nhân họ cũng như những dự án chung của công ty. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến ứng viên “ghosting” nhà tuyển dụng:

  • Tìm được việc làm khác: Đây là lý do phổ biến nhất khiến ứng viên “ghosting” nhà tuyển dụng. Trong quá trình tìm kiếm việc làm, ứng viên có thể ứng tuyển được nhiều vị trí và may mắn nhận được offer từ nhiều công ty khác nhau. Do đó, họ có thể ưu tiên lựa chọn công ty phù hợp nhất với bản thân và sẵn sàng “bơ” những lời mời phỏng vấn hay nhận việc khác.
  • Thay đổi quyết định: Sau khi phỏng vấn, nhận offer, thậm chí là đã nhận việc vào ngày đầu tiên, ứng viên vẫn có thể thay đổi quyết định vào “phút chót”. Lý do có thể xuất phát từ nhiều yếu tố như: môi trường làm việc không phù hợp, công việc không đúng chuyên môn, không có cơ hội thăng tiến, mức lương không hấp dẫn,… 
  • Nhà tuyển dụng thiếu chuyên nghiệp: Việc nhà tuyển dụng thiếu cởi mở và minh bạch trong quá trình trao đổi, phỏng vấn có thể khiến ứng viên cảm thấy thất vọng và sẵn sàng “ghosting”. Ví dụ như: nhà tuyển dụng không cung cấp thông tin rõ ràng về mức lương, phúc lợi; quy trình phỏng vấn rườm rà, trễ nải; tác phong làm việc thiếu chuyên nghiệp, không tôn trọng ứng viên;… 

Xem thêm: Từ chối nhận việc có xin lại được không? Bật mí cách xin lại offer

IV. Hậu quả dành cho các “Ghoster”

Việc “ghosting” trong tuyển dụng cũng giống như bạn “cho leo cây” người khác trong buổi hẹn hò đầu tiên. Tuy nhiên, không giống như các mối quan hệ xã hội khác, việc “ghosting” trong công việc có thể gây ra nhiều hệ lụy sau này. Dưới đây là hậu quả dành cho các “ghoster” mà bạn nên chú ý tham khảo:

Đối với nhà tuyển dụng

  • Ảnh hưởng đến uy tín của bản thân: Trong lĩnh vực hành chính – nhân sự, bộ phận tuyển dụng của các công ty trong cùng một lĩnh vực ngành nghề thường giao lưu, kết nối để cùng nhau hỗ trợ “săn ứng viên”. Một ứng viên có thể nộp CV và đi phỏng vấn một vị trí ở rất nhiều công ty khác nhau. Do đó, việc nhà tuyển dụng “ghosting” sẽ phần nào ảnh hưởng đến uy tín làm việc của họ không chỉ đối với ứng viên mà còn với các nhà tuyển dụng cùng ngành khác.
  • Ảnh hưởng đến bộ mặt của công ty: Trong thời đại bùng nổ mạng xã hội bùng nổ, ứng viên không chỉ đơn thuần đi xin việc mà còn chủ động “săn” những công ty uy tín, chất lượng thông qua các hội nhóm việc làm trên Facebook, Zalo,… Khi bị “ghosting”, một ứng viên có thể truyền tải đến hàng ngàn ứng viên khác về quy trình và tác phong làm việc của doanh nghiệp. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến bộ mặt và danh tiếng của một tập thể công ty.

Đối với ứng viên 

  • Rơi vào “danh sách đen” của nhà tuyển dụng”: Ghosting hiện nay được biết đến như một xu hướng, ứng viên có thể “tự hào” chia sẻ rằng mình đã ghost hàng chục công ty. Tuy nhiên, việc “ghosting” rất nhiều công ty cùng một lúc có thể khiến bạn “rơi vào danh sách đen” và rất “khó sống trong ngành vì chẳng có ai muốn tuyển một người có thái độ, tác phong làm việc thiếu chuyên nghiệp.
  • Mất đi cơ hội tốt: Nhiều ứng viên sẵn sàng “ghosting” khi vừa thấy doanh nghiệp đưa ra những yêu cầu hay phúc lợi về vị trí công việc trái với nguyện vọng, mong muốn của bản thân. Tuy nhiên, điều này có thể khiến bạn vụt mất những cơ hội quý giá được làm việc và phát triển trong một môi trường chất lượng. Vì vậy, thay vì “ghosting”, hãy chủ động liên hệ với nhà tuyển dụng để trao đổi và đưa ra phương hướng giải quyết phù hợp. 
Hậu quả dành cho các “ghoster”
Ghosting mang lại hậu quả gì?

V. Giải pháp hạn chế bị “Ghosting”

Dù đứng ở cương vị nhà tuyển dụng hay ứng viên, hãy nhớ rằng, chẳng một ai muốn bị đối phương “ghosting” cả. Vì vậy, để hạn chế vấn đề trên, bạn có thể áp dụng các giải pháp sau đây: 

  • Giao tiếp cởi mở và minh bạch: Cả nhà tuyển dụng và ứng viên đều nên đặt bản thân mình vào một tâm lý thoải mái khi trao đổi, bàn bạc công việc. Nhà tuyển dụng cần cung cấp đầy đủ thông tin về yêu cầu công việc, phúc lợi, mức lương,… Bản thân ứng viên cũng nên trình bày những tâm tư, nguyện vọng của bản thân để nhà tuyển dụng có thể hỗ trợ và đưa ra phương án giải quyết kịp thời. 
  • Phản hồi thông tin kịp thời: Quy trình tuyển dụng của một công ty gồm nhiều vòng, có những nơi lên đến 3-4 vòng phỏng vấn, mất khoảng 1-1.5 tháng. Vì vậy, việc trao đổi và phản hồi thông tin kịp thời không chỉ thể hiện sự tôn trọng mà còn giúp cả 2 bên yên tâm hơn trong quá trình làm việc. Ứng viên và nhà tuyển dụng có thể trao đổi qua email hoặc các nền tảng mạng xã hội khác như Zalo, WhatsApp, … 
  • Thái độ, tác phong làm việc chuyên nghiệp: Thái độ, tác phong khi trao đổi, bàn bạc công việc cũng là yếu tố quan trọng giúp hạn chế việc “ghosting”. Việc giữ một thái độ chuyên nghiệp, tác phong nhanh nhẹn không chỉ thể hiện sự nghiêm túc, chỉn chu mà còn thể hiện sự tôn trọng với người khác. 
Giải pháp hạn chế bị ghosting
Làm thế nào để hạn chế bị ghosting?

Lời kết

Trên đây là bài viết tổng hợp các thông tin liên quan đến Ghosting là gì tại chốn công sở. Hy vọng thông qua bài viết này, cả nhà tuyển dụng và ứng viên sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về những hậu quả của việc “ghosting” cũng như có cách ứng xử chuyên nghiệp và văn minh hơn. Hãy thường xuyên truy cập Vieclam.net để tham khảo các bài đăng chia sẻ kinh nghiệm mới nhất về chuyện đi làm, phát triển bản thân,… được cập nhật mỗi ngày nhé.

Xem thêm

Miễn trừ trách nhiệm

Vieclam.net đã và đang nỗ lực cung cấp các nội dung giá trị, đáng tin cậy nhất đến với độc giả. Tuy nhiên, các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, do đó Vieclam.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định liên quan đến đầu tư, tài chính, sức khỏe, hạnh phúc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Marketing Manager là gì? Kỹ năng cần có của một Marketing Manager tài năng

Marketing Manager là gì? Kỹ năng cần có của một Marketing Manager tài năng

0
Marketing Manager là vị trí quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào, đảm nhiệm vai trò định hướng chiến lược và quản lý...
Kế toán quản trị là gì? Vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng cần có

Kế toán quản trị là gì? Vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng cần...

0
Kế toán quản trị là một trong những cơ hội việc làm tiềm năng nhất hiện nay do nhu cầu nhân lực có trình...
Account Manager là gì

Account Manager là gì? Mức lương, vai trò và nhiệm vụ

0
Account Manager là một trong những vị trí không thể thiếu trong các doanh nghiệp Agency, bởi họ là những người đóng vai trò...
CIO là gì?Mức lương, vai trò và trách nhiệm của một CIO

CIO là gì?Mức lương, vai trò và trách nhiệm của một CIO

0
Với sự chuyển mình của công nghệ thông tin thế giới, nhu cầu việc làm tại các vị trí liên quan đang ngày càng...
Founder là gì? Vai trò của Founder trong doanh nghiệp

Founder là gì? Vai trò của Founder trong doanh nghiệp

0
Trong kinh doanh, chúng ta thường nghe đến thuật ngữ "Founder". Vậy Founder là gì và họ đóng vai trò quan trọng như thế...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới nhất