HomeMẹo tìm việcHướng dẫn cách viết email từ chối phỏng vấn khéo léo, không...
Newspaper Theme

Related Posts

Featured Artist

Hướng dẫn cách viết email từ chối phỏng vấn khéo léo, không gây “mất lòng” nhà tuyển dụng

Khi nhận được email hẹn phỏng vấn từ nhà tuyển dụng, nhưng vì lý do cá nhân hoặc có lời mời từ công ty khác nên bạn muốn từ chối cuộc gặp phỏng vấn này. Hãy để Vieclam.net hướng dẫn bạn cách viết email từ chối phỏng vấn chuyên nghiệp giúp tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng nhé!

Cách viết email từ chối phỏng vấn lịch sự và chuyên nghiệp
Cách viết email từ chối phỏng vấn lịch sự và chuyên nghiệp

I. Có nên viết email từ chối phỏng vấn không?

Email từ chối phỏng vấn là thư mà ứng viên gửi đến nhà tuyển dụng nhằm từ chối lời mời hoặc hủy lịch phỏng vấn. Vậy có nên viết email từ chối phỏng vấn hay không? Câu trả lời là , vì thư từ chối phỏng vấn cho thấy ứng viên đang cân nhắc tới cơ hội làm việc hoặc không còn có nhu cầu xin việc tại công ty.

Ngoài ra, thư từ chối phỏng vấn thông báo cho nhà tuyển dụng không cần chuẩn bị buổi phỏng vấn. Điều này giúp tạo ấn tượng tốt đến nhà tuyển dụng, nếu có cơ hội lần sau xin việc thì họ vẫn vui vẻ và gửi lời mời đến bạn.

Email từ chối là thư gửi đến nhà tuyển dụng để thông báo hủy hoặc từ chối lời mời phỏng vấn
Email từ chối là thư gửi đến nhà tuyển dụng để thông báo hủy hoặc từ chối lời mời phỏng vấn

Xem thêm: Cách trả lời thư mời phỏng vấn chuyên nghiệp, ghi điểm 2024

II. Hướng dẫn cách viết email từ chối lời mời phỏng vấn khéo léo

1. Tiêu đề email

Mỗi công ty sẽ có các phòng ban khác nhau và mỗi ngày các phòng ban sẽ nhận rất nhiều email. Chính vì thế bạn nên đặt tiêu đề email ngắn gọn, súc tích và đầy đủ. Nếu bạn trả lời trong luồng mail của thư mời phỏng vấn thì hãy nêu nội dung ở phần đầu của nội dung email.

2. Gửi lời cảm ơn

Gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng đã dành thời gian cho bạn trong quá trình ứng tuyển. Dù không tiếp tục tham gia phỏng vấn nữa, hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn trân trọng khoảng thời gian và công sức của họ dành cho bạn. Lời cảm ơn chân thành sẽ hơn cả ngàn câu nói và mang lại thiện cảm trong mắt người đọc thư phản hồi.

Hướng dẫn cách viết email từ chối lời mời phỏng vấn lịch sự và chuyên nghiệp
Hướng dẫn cách viết email từ chối lời mời phỏng vấn lịch sự và chuyên nghiệp

3. Lý do từ chối phỏng vấn

Trình bày lý do từ chối phỏng vấn phù hợp. Trong trường hợp bạn không có lý do gì để từ chối thì có thể nêu là lý do cá nhân. Tuy nhiên cần nên nêu lên lý do hợp lý để nhà tuyển dụng có thông tin, từ đó họ có thể điều chỉnh email hoặc gửi lời mời mới tốt hơn đến các ứng viên tiếp theo. Không nên nêu những lý do không phù hợp như nhà xa, công ty có nhiều red flag, lương thấp, môi trường toxic,… điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng không hài lòng. 

Ở nội dung thư, bạn cũng nên thể hiện sự tiếc nuối vì không thể hợp tác cùng công ty và mong muốn cơ hội hợp tác trong tương lai.

4. Gửi lời chúc

Hãy viết lời chúc sức khỏe và thành công đến nhà tuyển dụng, công ty. Điều này sẽ giúp họ cảm thấy thoải mái khi đọc thư từ chối từ bạn đó.

5. Tạo sự gắn kết trong tương lai

Ở cuối thư bạn nên bày tỏ mong muốn được hợp tác làm việc trong tương lai với nhà tuyển dụng. Trong tương lai biết đâu bạn sẽ apply lại công ty và kết nối lại với họ. Và đừng quên thông tin liên lạc ở phần chữ ký ở cuối thư nhé. 

Xem thêm: Cách trả lời thư phỏng vấn bằng tiếng Anh ấn tượng nhất

III. Một số mẫu email từ chối phỏng vấn lịch sự

1. Mẫu thư từ chối vì không phù hợp

Tiêu đề: [Thư mời phỏng vấn] – [Vị trí] – [Tên của bạn]

Dear [Tên người nhận], [tên Công ty]

Tôi cảm thấy rất vui khi nhận được thư mời phỏng vấn vị trí […] tại công ty […]. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, tôi quyết định từ chối lời mời phỏng vấn [ngày/tháng/năm] vì lý do không phù hợp với chuyên môn cũng như định hướng phát triển.

Cảm ơn anh/chị đã dành thời gian xem xét hồ sơ ứng tuyển và gửi lời mời phỏng vấn cho tôi.

Chúc anh/ chị, công ty X nhiều sức khỏe và một ngày làm việc hiệu quả.

Trân trọng,

[Tên của bạn]

[Thông tin liên lạc]

2. Mẫu thư từ chối vì đã có sự lựa chọn khác

Mẫu email trả lời phỏng vấn đơn giản, ngắn gọn và đầy đủ
Mẫu email trả lời phỏng vấn đơn giản, ngắn gọn và đầy đủ

Tiêu đề: [Thư mời phỏng vấn] – [Vị trí] – [Tên của bạn]

Kính gửi anh/chị […],

Tôi xin chân thành cảm ơn vì anh/chị đã tạo cơ hội cho tôi được tìm hiểu về công ty mình và tham gia buổi phỏng vấn vào vị trí […].

Tuy nhiên, tôi rất lấy làm tiếc phải từ chối cơ hội quý báu này vì tôi đã chấp nhận lời mời phỏng vấn khác.

Tôi hy vọng rằng mình vẫn sẽ may mắn có được cơ hội làm việc với Quý công ty trong tương lai.

Trân trọng.

[Ký tên]

3. Mẫu thư từ chối vì lý do cá nhân

Tiêu đề: [Thư mời phỏng vấn] – [Vị trí] – [Tên của bạn]

Kính gửi anh/chị […],

Tôi vô cùng hãnh diện vì anh/chị cùng Quý công ty […] đã xem xét, cân nhắc hồ sơ ứng tuyển của tôi cho vị trí […]. Tuy nhiên, tôi rất lấy làm tiếc khi phải rút lại đơn ứng tuyển của mình vì sau thời gian cân nhắc. Có một số lý do cá nhân tôi nhận thấy rằng bản thân không còn phù hợp với yêu cầu công việc dành cho vị trí này.

Tôi rất biết ơn anh/chị cùng công ty đã tạo điều kiện. Hy vọng rằng sẽ có cơ hội được hợp tác với Quý công ty trong tương lai.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

[Ký tên]

[Thông tin liên lạc]

IV. Những lưu ý quan trọng khi viết email từ chối lời mời phỏng vấn

1. Sử dụng ngôn từ lịch sự

Khi nhà tuyển dụng gửi mời mời phỏng vấn đến và bạn đang cân nhắc hoặc đã có công việc khác tốt hơn thì hãy đảm bảo giữ thái độ lịch sự và chuyên nghiệp trong quá trình trao đổi để duy trì mối quan hệ tích cực. Vì trong tương lai biết đâu bạn sẽ có những cơ hội khác tốt và phù hợp hơn với công ty.

2. Không chi tiết quá về lý do

Bạn không cần chi tiết quá về lý do bởi sự đơn giản, chân thành và ngắn gọn là điều quan trọng nhất. Đừng viện ra những lý do không đúng sự thật. Vì điều này sẽ khiến bạn bị hiểu là người không trung thực và ảnh hưởng đến quá trình xin việc của bạn về sau.

Những lưu ý quan trọng khi viết Email từ chối
Những lưu ý quan trọng khi viết Email từ chối

3. Từ chối trước khi đến cuộc hẹn phỏng vấn

Mọi người đều cần thời gian để cân nhắc về quyết định của mình, nhưng bạn cần thông báo cho nhà tuyển dụng càng sớm càng tốt để tránh làm mất thời gian của hai bên.

Tóm lại, khi biết cách viết email từ chối phỏng vấn một cách khéo léo và chuyên nghiệp, bạn không chỉ giữ được mối quan hệ tốt đẹp với nhà tuyển dụng mà còn thể hiện sự tôn trọng và uy tín cá nhân. Dù bạn không tiếp tục quy trình tuyển dụng, việc từ chối phỏng vấn đúng cách có thể mở ra cơ hội hợp tác trong tương lai. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến các chủ đề liên quan đến phỏng vấn, mẹo tìm việc hay các tin đăng tuyển dụng việc làm thì đừng quên truy cập vào Vieclam.net để cập nhật những thông tin mới nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm

Vieclam.net đã và đang nỗ lực cung cấp các nội dung giá trị, đáng tin cậy nhất đến với độc giả. Tuy nhiên, các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, do đó Vieclam.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định liên quan đến đầu tư, tài chính, sức khỏe, hạnh phúc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Top 12 địa chỉ học nối mi TPHCM uy tín, thời gian đào tạo nhanh.

Top 12 địa chỉ học nối mi TPHCM uy tín, thời gian đào tạo...

0
Hiện nay, nghề nối mi là một trong những nghề làm đẹp thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Bởi đây là...
Shift Leader là gì? Công việc và mức lương của Shift Leader

Shift Leader là gì? Công việc và mức lương của Shift Leader

0
Shift Leader là gì? Shift Leader có thể được hiểu đơn giản đó là vị trí trưởng ca/ tổ trưởng.
mức lương tối thiểu vùng

Mức lương tối thiểu vùng là gì? Giải đáp chi tiết về mức lương...

0
Căn cứ theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP, mức lương tối thiểu theo các vùng sẽ tăng 6% so với mức lương tối thiểu hiện hành...
Học spa uy tín ở Hà Nội

Top 10 trung tâm học spa uy tín ở Hà Nội được nhiều người...

0
Hiện nay, nhu cầu làm đẹp tăng cao, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Để phát triển trong ngành...
Lương net là gì ? Cách tính lương net chính xác nhất 2025

Lương net là gì ? Cách tính lương net chính xác nhất 2025

0
Hiểu rõ khái niệm lương net là gì sẽ giúp người lao động tính toán thu nhập chính xác, đảm bảo quyền lợi về...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới nhất