Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0, các doanh nghiệp cũng dần chuyển mình để thích nghi với những xu hướng làm việc hiện đại mới, mang lại hiệu quả cao. Hybrid Working là một trong những trào lưu làm việc mới được nhiều doanh nghiệp lựa chọn và hứa hẹn sẽ trở thành một hình thức làm việc phổ biến của tương lai. Vậy Hybrid Working là gì? Cùng Vieclam.net tìm hiểu về mô hình làm việc này qua bài viết dưới đây.
Mục lục
I. Hybrid Working là gì?
Hybrid Working được hiểu là mô hình làm việc cho phép nhân viên có thể kết hợp linh hoạt giữa hình thức làm việc từ xa và làm việc tại văn phòng. Tùy vào tính chất công việc để doanh nghiệp phân bổ thời gian làm việc của nhân viên cho phù hợp. Mô hình này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên khi được chủ động lựa chọn thời gian và không gian làm việc phù hợp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và năng suất làm việc.
Đọc thêm: Overthinking nghĩa là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách vượt qua
II. Tại sao có mô hình làm việc Hybrid Working?
Trào lưu Hybrid Working đã xuất hiện từ lâu trên thế giới, được áp dụng nhiều tại các doanh nghiệp lớn như Google, Microsoft, Facebook,…. Tại Việt Nam, mô hình này trở nên phổ biến hơn khi đại dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, mọi doanh nghiệp buộc phải linh động hình thức làm việc để vừa đảm bảo chất lượng công việc vừa phòng chống dịch an toàn, hiệu quả.
Đến hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam đã thích nghi dần với phong cách làm việc Hybrid Working và hứa hẹn đây sẽ là mô hình làm việc của tương lai. Tùy theo tính chất công việc, quy mô doanh nghiệp để thiết kế mô hình Hybrid Working riêng, đảm bảo lịch trình, tiến độ công việc đạt hiệu quả tối ưu.
Ngoài ra khi ứng dụng Hybrid Working doanh nghiệp sẽ nhận nhận được nhiều lợi ích hơn như tiết kiệm chi phí mặt bằng, chi phí điện nước hàng tháng, trang bị máy móc cho nhân viên…. Ngược lại nhân viên sẽ tiết kiệm được thời gian đi lại, giảm thiểu căng thẳng, cải thiện sức khỏe tinh thần để làm việc tốt hơn.
Tìm hiểu thêm: Bị bế tắc trong công việc? Nguyên nhân và cách giải tỏa
III. Những hình thức Hybrid Work phổ biến
Theo McKinsey, sau khi đại dịch Covid-19 kết thúc, 52% nhân viên tham gia khảo sát cho biết rằng họ thích hình thức Hybrid Working hơn so với cách làm việc cố định truyền thống như trước. Điều này cho thấy được sức hút và hiệu quả của trào lưu làm việc này đối với cả doanh nghiệp lẫn người lao động.
Trên thực tế, mỗi công ty sẽ có quy định riêng về Hybrid Working để mang lại hiệu quả làm việc cao nhất. Hiện có 4 hình thức Hybrid Working được áp dụng phổ biến nhất:
- Hybrid at-will: Đây là mô hình làm việc kết hợp theo ý muốn của nhân viên. Với mô hình này, nhân viên sẽ là người quyết định thời gian nào họ cần đến văn phòng để làm việc và khi nào sẽ làm việc từ xa.
- Hybrid split-week: Dựa theo tính chất công việc của từng nhân viên, từng phòng ban để công ty phân chia địa điểm, thời gian làm việc theo quy định, phù hợp với mỗi người. Ví dụ như trong tuần sẽ có 2-3 ngày làm việc cố định tại công ty, còn lại nhân viên sẽ chủ động làm việc tại nhà.
- Hybrid manager-scheduling: Với hình thức làm việc này thì người quản lý trực tiếp nhân viên sẽ phụ trách việc sắp xếp thời gian và nơi làm việc cho nhân viên.
- Hybrid mix: Đây là hình thức kết hợp linh hoạt cả 3 hình thức trên, thường được áp dụng ở những công ty vừa và lớn, nhân viên đảm nhận nhiều công việc khác nhau.
Có thể bạn quan tâm: “1 nghề cho chín còn hơn 9 nghề” liệu có còn phù hợp
IV. Những lợi ích khi sử dụng mô hình Hybrid Work
Hybrid Working là một mô hình làm việc có nhiều ưu điểm, giúp nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên. Cụ thể, nó mang lại nhiều lợi ích như:
1. Tiết kiệm các loại chi phí văn phòng
Lợi ích đầu tiên khi áp dụng mô hình Hybrid Working là tiết kiệm chi phí đầu tư thiết bị, văn phòng phẩm, thuê văn phòng, điện nước…. Với mô hình làm việc này doanh nghiệp có thể giảm 30% chi phí thuê văn phòng và các chi phí liên quan khác để vận hành doanh nghiệp.
Khi thiết lập mô hình Hybrid Working sẽ đồng nghĩa với việc có ít nhân viên làm việc trực tiếp tại văn phòng hơn. Doanh nghiệp có thể thuê một văn phòng có diện tích nhỏ hơn, một số startup hoặc công ty nhỏ có thể thuê coworking space để thay thế cho mô hình văn phòng truyền thống.
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng không phải lúc nào mô hình Hybrid Working cũng phát huy hiệu quả. Doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị về mặt năng lực nhân sự, kỷ luật làm việc từ xa, công nghệ hỗ trợ… trước khi chuyển đổi sang hình thức làm việc mới.
2. Tăng sự linh hoạt và tự chủ
Với hình thức làm việc truyền thống thì tất cả nhân viên phải có mặt tại văn phòng mỗi ngày để chấm công và mất nhiều thời gian di chuyển. Ngược lại với mô hình Hybrid Working thì nhân viên có thể chủ động thời gian và không gian làm việc để đạt hiệu quả tối đa. Họ vừa có thể tiết kiệm thời gian di chuyển vào giờ cao điểm vừa có thể linh hoạt lựa chọn khung giờ làm việc phù hợp với bản thân miễn là có thể đáp ứng được KPI đề ra.
3. Tuyển dụng được nhân tài ở khắp mọi nơi
Theo các nhà tuyển dụng thì hình thức Hybrid Working sẽ có nhiều lợi thế về mặt tuyển dụng lao động. Doanh nghiệp làm việc theo mô hình Hybrid Working giúp dễ dàng chiêu mộ được nhiều lao động giỏi, chuyên môn tốt, phù hợp với công việc mà không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý. Tuyển dụng được càng nhiều nhân tài doanh nghiệp càng có nhiều lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu suất làm việc nhanh chóng, tối ưu doanh thu và tạo nền tảng mở rộng hoạt động kinh doanh trong tương lai.
4. Linh hoạt không gian và thời gian làm việc
Hybrid Working đem đến nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người lao động. Với hình thức làm việc này nhân viên sẽ linh hoạt lựa chọn nơi làm việc phù hợp, chỉ cần lên văn phòng lúc cần thiết. Ngoài ra còn tiết kiệm được chi phí đi lại, ăn uống; mỗi người một khung thời gian làm việc nên sẽ tự chủ động quản lý hiệu suất công việc, giảm thiểu áp lực chốn công sở để nâng cao năng suất và đảm bảo hiệu quả làm việc.
Bên cạnh những lợi ích Hybrid Working vẫn còn nhiều hạn chế khi nhân sự chưa được đào tạo bài bản về cách làm việc từ xa, doanh nghiệp khó kiểm soát được chất lượng công việc và đảm bảo về yếu tố bảo mật thông tin. Bên cạnh đó, mô hình Hybrid Working hiện chỉ có thể ứng dụng trong một số ngành nghề như marketing, công nghệ…. Còn những ngành nghề phải sản xuất trực tiếp hay đòi hỏi tính bảo mật cao như tài chính, ngân hàng, chứng khoán… thì không nên áp dụng.
Lời kết
Qua bài viết trên Vieclam.net hy vọng bạn đã hiểu thêm về khái niệm Hybrid Working là gì cùng những lợi ích và khó khăn của mô hình làm việc mới mẻ này. Ngoài bài viết về Hybrid Working thì Vieclam.net còn thường xuyên cập nhật nhiều xu hướng làm việc mới để bạn đọc có thể truy cập Vieclam.net để khám phá thêm nhiều mô hình làm việc hiện đại, ứng dụng trong thời đại công nghệ số nhé.
Xem thêm: