Newspaper Theme

Related Posts

Featured Artist

Trang chủ Phát triển bản thânMẫu đơn xin việc cho sinh viên mới tốt nghiệp mới nhất...

Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới tốt nghiệp mới nhất 2025

Mới tốt nghiệp là thời điểm các bạn sinh viên vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm. Lúc này, một mẫu đơn xin việc được trình bày khoa học, chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Nếu chưa biết viết như thế nào, hãy cùng Vieclam.net tham khảo các mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới tốt nghiệp qua bài viết bên dưới.

I. 3 mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường ấn tượng

Một mẫu đơn xin việc chuẩn, ấn tượng sẽ giúp bạn nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng và tăng cơ hội được nhận việc. Cùng xem 3 gợi ý mẫu đơn cơ bản bên dưới.

Mẫu đơn xin việc dạng liệt kê
Mẫu đơn xin việc dạng liệt kê
Mẫu đơn xin việc dạng trình bày đoạn văn
Mẫu đơn xin việc dạng trình bày đoạn văn
Mẫu đơn xin việc khác
Mẫu đơn xin việc khác

Mẫu đơn 1: Link tải 

Mẫu đơn 2: Link tải

Mẫu đơn 3: Link tải

II. Nội dung chính của đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường

Thực tế thì sinh viên mới ra trường không cần quá lo lắng về hình thức của đơn xin việc. Quan trọng là trong nội dung đơn, bạn phải trình bày đầy đủ thông tin cá nhân, kinh nghiệm và nguyện vọng của mình. 

Bạn cần có điền đủ các mục như thông tin cơ bản, kinh nghiệm...
Bạn cần có điền đủ các mục như thông tin cơ bản, kinh nghiệm…

Cụ thể, đơn xin việc nên có 3 phần rõ ràng: phần mở đầu (ghi rõ thông tin cơ bản), phần thân bài (giới thiệu bản thân chi tiết) và phần kết luận (nhấn mạnh mong muốn được phỏng vấn kèm mục ký tên và cảm ơn người đọc). 

Xem thêm: Tổng hợp mẫu giấy xác nhận thực tập cực chuẩn cho sinh viên

III. Hướng dẫn cách viết đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường

Nếu đọc xong mục tổng quan trên mà vẫn còn thấy khó hiểu, bạn có thể tham khảo chi tiết cách triển khai CV theo gợi ý bên dưới.

1. Phần mở đầu

Phần mở đầu của đơn xin việc cần trang trọng và cung cấp đầy đủ thông tin cơ bản như:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ: Có thể có hoặc không, tùy thuộc vào hình thức đơn. Nếu là đơn viết tay hoặc trên Word thì nên có để tăng tính trang trọng.
  • Tên đơn: Ghi rõ “Đơn xin việc”, “Thư xin việc”, “Đơn ứng tuyển” hoặc “Cover Letter”.
  • Thông tin người gửi: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, và địa chỉ email.
  • Thông tin người nhận: Tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, email của nhà tuyển dụng hoặc tên/chức vụ người nhận (nếu biết). Nếu không biết rõ người nhận, hãy đề cập đến bộ phận tuyển dụng hoặc tên công ty.
  • Lời chào: Sử dụng lời chào trang trọng như “Kính gửi [tên nhà tuyển dụng kèm chức vụ]” hoặc “Kính gửi Bộ phận tuyển dụng Công ty [tên công ty]”. Tránh dùng các lời chào chung chung hoặc tiếng Anh như “Dear Sir/Madam”.
  • Giới thiệu bản thân: Nêu ngắn gọn vị trí ứng tuyển, mục đích viết đơn, và lý do bạn biết đến công ty.
Phần mở đầu của đơn xin việc cần trang trọng và cung cấp đầy đủ thông tin cơ bản
Phần mở đầu của đơn xin việc cần trang trọng và cung cấp đầy đủ thông tin cơ bản

2. Phần nội dung chính

Phần nội dung chính là nơi bạn thể hiện kinh nghiệm, kỹ năng để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn phù hợp công việc. Tất nhiên, với một sinh viên vừa ra trường thì những kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn liệt kê chủ yếu sẽ đến từ quá trình học tập/ thực tập:

  • Trình bày chuyên ngành đã học, những kiến thức và kỹ năng quan trọng đã tích lũy được, các cuộc thi đã tham gia và thành tích đạt được.
  • Nêu rõ các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, dự án, công việc làm thêm, và những kỹ năng có được từ những hoạt động đó, ví dụ như kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, làm việc nhóm.
  • Mô tả những phẩm chất và kỹ năng cá nhân phù hợp với công việc như tỉ mỉ, cẩn trọng, tinh thần trách nhiệm, khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp.
  • Giải thích rõ lý do bạn quan tâm đến vị trí công việc và tại sao bạn tin rằng mình là ứng viên phù hợp.
  • Nếu có, hãy liệt kê các giải thưởng, chứng chỉ, thành tích đã đạt được trong quá trình học tập và làm việc.
  • Nêu rõ các kỹ năng liên quan đến công việc như tin học văn phòng, sử dụng phần mềm chuyên ngành, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, và kỹ năng quản lý.
Hãy nêu các thông tin như chuyên ngành, kỹ năng để thuyết phục nhà tuyển dụng
Hãy nêu các thông tin như chuyên ngành, kỹ năng để thuyết phục nhà tuyển dụng

3. Phần kết thúc

Sau khi hoàn thiện nội dung chính, đừng vội vàng kết thúc một cách qua loa vì như thế rất dễ đánh mất thiện cảm từ nhà tuyển dụng. Một đoạn kết đầy đủ cần có:

  • Lời cảm ơn: Gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng đã dành thời gian xem xét hồ sơ của bạn.
  • Nguyện vọng: Bày tỏ mong muốn được mời tham gia phỏng vấn để có cơ hội trao đổi kỹ hơn về công việc.
  • Thông tin liên lạc: Đừng quên để lại thông tin liên lạc (số điện thoại, email) để nhà tuyển dụng có thể liên hệ.
  • Chữ ký: Ký tên đầy đủ ở cuối đơn.
Hãy viết lời cảm ơn và ký tên ở cuối đơn
Hãy viết lời cảm ơn và ký tên ở cuối đơn

Xem thêm: Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Hoàn Chỉnh, Đạt Điểm Cao

IV. Các lỗi cần tránh khi viết đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường

Một lá đơn xin việc mắc nhiều lỗi có thể khiến bạn bỏ lỡ cơ hội quý giá, đặc biệt khi bạn là sinh viên mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm. Dưới đây là những lỗi thường gặp mà bạn cần tránh:

  1. Viết đơn quá dài: Đơn xin việc không nên dài quá một trang. Nếu đơn quá dài, nhà tuyển dụng có thể đánh giá rằng bạn chưa thực sự hiểu rõ yêu cầu của công việc hoặc không có khả năng trình bày thông tin một cách ngắn gọn và súc tích.
  2. Các phần trong đơn thiếu logic và không rõ ràng: Các phần của đơn phải được sắp xếp một cách rõ ràng, có logic và liên kết với nhau. Tránh việc các thông tin bị lẫn lộn, khiến nhà tuyển dụng khó theo dõi và đánh giá thấp khả năng của bạn.
  3. Sai lỗi chính tả và diễn đạt: Lỗi chính tả hoặc diễn đạt không tốt sẽ tạo ấn tượng xấu và cho thấy sự bất cẩn của ứng viên.
  4. Nội dung chính dài dòng, kể lể: Phần nội dung chính nên được viết thành các đoạn văn ngắn gọn, tránh viết quá dài hoặc lan man. 
  5. Sử dụng một đơn xin việc cho tất cả các cơ hội: Không nên dùng chung một mẫu đơn xin việc cho tất cả các công ty. Mỗi công ty có yêu cầu và mong muốn khác nhau, bạn nên điều chỉnh đơn xin việc cho phù hợp với từng vị trí.
  6. Không ghi tiêu đề công việc: Cần ghi rõ vị trí công việc mà bạn ứng tuyển trong tiêu đề đơn, giúp nhà tuyển dụng dễ dàng xác định mục đích ứng tuyển của bạn.
  7. Quá suồng sã hoặc quá thân thiện: Hãy sử dụng ngôn ngữ trang trọng trong đơn.
  8. Sử dụng địa chỉ email thiếu chuyên nghiệp: Nhiều bạn có thói quen dùng các email “nhí nhố” từ thời học sinh thì đây là điểm trừ lớn trong mắt doanh nghiệp. Hãy tạo một email mới gồm tên, năm sinh để điền vào phần thông tin liên lạc.
Một lá đơn xin việc mắc nhiều lỗi có thể khiến bạn bỏ lỡ cơ hội quý giá
Một lá đơn xin việc mắc nhiều lỗi có thể khiến bạn bỏ lỡ cơ hội quý giá

Xem thêm: Tổng hợp mẫu nhận xét thực tập tốt nghiệp cực hay mới nhất

Lời kết

Như vậy, bài viết đã hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới tốt nghiệp. Hãy kết hợp nó với một bản CV chuyên nghiệp cũng như chuẩn bị kỹ lưỡng trước mỗi buổi phỏng vấn để chinh phục nhà tuyển dụng nhé! Đừng quên thường xuyên truy cập Vieclam.net để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác.

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm

Vieclam.net đã và đang nỗ lực cung cấp các nội dung giá trị, đáng tin cậy nhất đến với độc giả. Tuy nhiên, các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, do đó Vieclam.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định liên quan đến đầu tư, tài chính, sức khỏe, hạnh phúc.

Mẫu xin việc lái xe

10 + Mẫu CV xin việc lái xe ấn tượng với nhà tuyển dụng,...

0
Mẫu CV xin việc lái xe ấn tượng là chìa khóa để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Trong bài viết này, bạn...
Hồ sơ xin việc CGV gồm những gì?

Hồ sơ xin việc CGV gồm những gì? Mẹo để tăng cơ hội trúng...

0
CGV là một trong những chuỗi rạp chiếu phim hàng đầu tại Việt Nam, thu hút đông đảo ứng viên mong muốn gia nhập...
Hoàn cảnh gia đình trong sơ yếu lý lịch

Cách viết hoàn cảnh gia đình trong sơ yếu lý lịch chuẩn nhất

0
Hoàn cảnh gia đình trong sơ yếu lý lịch giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về ứng viên, từ điều kiện sống đến...
Hướng dẫn các bước xác minh doanh nghiệp

Hướng dẫn các bước xác minh nhà tuyển dụng trên Vieclamnet

0
Nhằm đạt được mục tiêu Ứng viên an tâm, nhà tuyển dụng uy tín – Vieclamnet mang đến sự kết nối hoàn hảo cho...
Bảng báo giá combo quảng bá việc làm trên Muaban.net x Vieclam.net

Bảng báo giá combo quảng bá việc làm trên Muaban.net x Vieclam.net

0
Muaban.net và Vieclam.net tự hào là cầu nối giữa 300.000 Nhà Tuyển Dụng và hơn 6 triệu Lao Động Phổ Thông trên khắp Việt...

Bài viết mới nhất