HomeMẹo tìm việcBản mô tả công việc Digital Marketing chi tiết cho từng vị...
Newspaper Theme

Related Posts

Featured Artist

Bản mô tả công việc Digital Marketing chi tiết cho từng vị trí

Trong thời đại công nghệ hóa, những nền tảng kỹ thuật số ngày càng được nhiều bộ phận giới trẻ quan tâm và để mắt tới, đặc biệt là Digital Marketing. Vậy đâu là bản mô tả công việc Digital Marketing chuẩn xác nhất, bạn sẽ cần có những kỹ năng gì khi làm công việc này, cùng Vieclam.net tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Mô tả công việc Digital Marketing
Mô tả công việc Digital Marketin

I. Digital marketing là gì?

Digital Marketing được hiểu là một hình thức tiếp thị sử dụng những nền tảng kỹ thuật số, mạng internet hay công nghệ thông tin để tiếp cận và quảng bá đến những khách hàng có tiềm năng. Hình thức này bao gồm nhiều phương tiện phổ biến như trang web, quảng cáo trực tuyến, email, tạo nội dung hay tối ưu hóa công cụ tìm kiếm…

I. Digital marketing là gì?
Digital marketing

II. Mô tả công việc Digital Marketing chi tiết cho từng vị trí

Mặc dù cùng làm một công việc Digital Marketing nhưng những nhân viên khác nhau lại phụ trách một vị trí cụ thể, có những công việc riêng và chịu sự quản lý dưới quyền manager. Vai trò của những vị trí đó cũng đều rất quan trọng để công ty hay doanh nghiệp phát triển nhanh chóng. Cùng tìm hiểu một số vị trí trong công việc Digital Marketing này nhé.

1. Digital Marketing Manager

Digital Marketing Manager đòi hỏi tính chuyên môn cao và kinh nghiệm trong công việc này. Khi theo vị trí này, bạn sẽ được đảm nhận các công việc sau:

  • Triển khai các chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng hot hiện nay như Google, facebook, Youtube…
  • Phân tích và thực hiện các hoạt động Digital Marketing trên phương tiện truyền thông kỹ thuật số.
  • Cập nhật insight của người dùng.
  • Phân tích, theo dõi và thống kê các số liệu quảng cáo để biết được hiệu quả nhằm đề ra các phương án giải quyết hay chiến dịch phù hợp.
  • Kiểm soát các hình ảnh thương hiệu trên các kênh truyền thông số.
  • Quản lý các hoạt động chạy Ads và SEO, xếp hạng các từ khóa.
  • Báo cáo và nhận công việc từ Giám đốc.
  • Phối hợp với các team khác để thực hiện những chiến dịch quan trọng.
1. Digital Marketing Manager
Digital Marketing Manager

Tham khảo thêm: Top 20 kỹ năng cần có trong CV dễ dàng chinh phục nhà tuyển dụng

2. Nhân viên Digital Marketing

Vị trí này sẽ chịu trách nhiệm tìm hiểu và xem xét các chiến lược tiếp thị trực tuyến cho các doanh nghiệp. Bạn sẽ phải lập kế hoạch và làm các chiến dịch tiếp thị, bên cạnh đó duy trì và cung cấp các nội dung cần thiết cho nền tảng kỹ thuật số của công ty. Dưới đây sẽ là các công việc cơ bản của một nhân viên Digital Marketing:

  • Quản lý các nền tảng kỹ thuật số của công ty hay doanh nghiệp.
  • Quản lý và phát triển các chiến dịch Digital Marketing.
  • Cập nhật và tối ưu hóa các nội dung trong trang web hay các kênh mạng xã hội phổ biến như: Facebook, Twitter, Instagram, Google Plus, Youtube…
  • Định hình và theo dõi lượng truy cập vào các trang web và báo cáo nội bộ thường xuyên.
  • Tham gia các sự kiện kết nối và giới thiệu sản phẩm của công ty.
  • Sửa và cải thiện những lỗi liên quan đến nội dung trực tuyến.
  • Chỉnh sửa và upload các nội dung hay video, podcast cùng các nội dung âm thanh trên các trang mạng xã hội trực tuyến.
  • Tìm hiểu và xác định các xu hướng tiếp thị kỹ thuật số phổ biến nhằm đảm bảo không bị lỗi thời so với sự phát triển của ngành.
  • Cố gắng hoàn thành và cải thiện KPI, các lượt thích cùng chia sẻ trên mạng xã hội…
2. Nhân viên Digital Marketing
Nhân viên Digital Marketing

Tham khảo thêm: TOP 10+ mẫu CV xin việc xây dựng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

3. Quản lý Social Media

Đối với một quản lý Social Media cần nắm rõ những kiến thức và hiểu biết về tất cả các nền tảng xã hội phổ biến. Vì điều này mới giúp nội dung của các nền tảng áy trở nên hay ho và hấp dẫn. Các vai trò và công việc của một quản lý Social thường là:

  • Quảng cáo các sản phẩm hay dịch vụ của các thương hiệu trên các kênh truyền thông mạng xã hội khác nhau.
  • Tạo các chiến lược và chiến dịch Social Media Marketing bằng việc suy nghĩ các ý tưởng, nội dung, lên kế hoạch ngân sách và quy trình thực hiện.
  • Nghiên cứu các đối tượng và xây dựng các chiến lược tiếp thị Social Media thông qua sự cạnh tranh.
  • Nâng cao trải nghiệm của người dùng bằng việc tối ưu hóa các trang của công ty trên từng nền tảng mạng Social Media, tăng cao mức hiển thị nội dung của công ty trên đó.
  • Khai thác tất cả các khía cạnh tiếp thị kỹ thuật số của lộ trình Social Media Marketing nhằm đạt được mức độ tương tác và lưu lượng truy cập trang web cùng doanh thu.
3. Quản lý Social Media
Quản lý Social Media

4. Nhân viên Content Marketing

Những vai trò phổ biến của người quản lý tiếp thị nội dung thường là quản lý blog, xuất bản sách điện tử, viết blog, liên lạc qua email, viết bài quảng cáo trang bán hàng hay những chiến dịch tiếp thị video… Những vai trò đó của một Content Marketer sẽ cần có trách nhiệm về các công việc sau đây:

  • Đưa ra các kế hoạch và chiến lược tiếp thị nội dung hiệu quả để đáp ứng cho các mục tiêu kinh doanh. Công việc này yêu cầu biên tập cần có những hiểu biết nhất định về SEO hay phát triển nội dung…
  • Xem xét, đo lường và tối ưu hóa lượng truy cập và mức độ tương tác của khách hàng niềm năng đối với công ty.
  • Tìm hiểu, tạo, chỉnh sửa và cải thiện các nội dung mà bên khách hàng hay khán giả đang tìm kiếm và tối ưu hóa các nội dung đó.
  • Thúc đẩy và tích hợp các chương trình nội dung với các chiến dịch thương hiệu để nâng cao nhu cầu về thương hiệu.
  • Nhận những ý kiến đóng góp của khách hàng và suy nghĩ các ý tưởng thích hợp để làm hài lòng và gia tăng mức độ tương tác từ phía khách hàng.
4. Nhân viên Content Marketing
Nhân viên Content Marketing

Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách viết CV ngành xuất nhập khẩu gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng

5. Chuyên viên SEO

Một chuyên viên SEO sẽ bao gồm xếp hạng các trang web trên thanh công cụ tìm kiếm và tìm cách nhằm gia tăng lưu lượng truy cập của các trang web đó. Dưới đây là một số công việc và trách nhiệm tiếp thị kỹ thuật số của một chuyên viên SEO:

  • Dịch thuật các báo cáo hiệu suất bằng chương trình Google Analytics.
  • Chú ý tới các bản cập nhật Thuật toán của Google.
  • Phân tích và đánh giá các cơ sở của khách hàng trong các ngành nghề khác nhau
  • Đánh giá và đóng góp cho blog của công ty để tối ưu hóa các trang web.
  • Nghiên cứu các từ khóa mới nhất theo các chiến lược nghiên cứu từ khóa.
5. Chuyên viên SEO
Chuyên viên SEO

Tham khảo thêm: TOP 10+ mẫu CV dược sĩ bán thuốc chuyên nghiệp, thu hút nhà tuyển dụng

III. Mức lương của nhân viên Digital Marketing hiện nay

Nhìn chung, mức lương của một nhân viên Digital Marketing khá hấp dẫn, thường dao động trong khoảng 10 đến 25 triệu một tháng. Bạn có thể tham khảo mức lương của nhân viên Digital Marketing trong bảng dưới đây:

Vị trí Mức lương ( dao động)
Nhân viên SEO 10 đến 15 triệu / tháng
Content Marketing 9 đến 12 triệu /tháng
Trưởng nhóm Digital Marketing 15 đến 25 triệu /tháng
Trưởng nhóm SEO 13 đến 25 triệu /tháng
Trưởng nhóm Content Marketing 15 đến 25 triệu /tháng
Social Marketing  7 đến 15 triệu /tháng
Performance 8 đến 12 triệu /tháng
E-Commerce 10 đến 20 triệu /tháng
Digital Planner 8 đến 15 triệu /tháng

Lưu ý rằng mức lương trên chỉ mang tính tham khảo, còn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như … kỹ năng, kinh nghiệm và quy mô doanh nghiệp mà mức lương sẽ được trả khác nhau. Thông thường những người mới ra trường thì mức lương sẽ khởi điểm ở 7 đến 10 triệu /tháng, còn đối với những người đã có kinh nghiệm hay nhận cấp quản lý thì có thể đạt thu nhập hơn 20 triệu /tháng.

III. Mức lương của nhân viên Digital Marketing hiện nay
Mức lương của nhân viên Digital Marketing

Tham khảo thêm: Cách viết CV cho sinh viên part time đơn giản, đúng chuẩn nhất

IV. Yêu cầu cần có đối với một nhân viên Digital Marketing

Công việc này đòi hỏi những yếu tố nhất định, đòi hỏi những người có thể nắm bắt được thị trường cùng những sự thay đổi nhanh chóng trên các nền tảng mạng xã hội. Để có được một công việc ổn định với mức lương tốt khi làm nhân viên Digital Marketing, bạn sẽ cần đáp ứng một số tiêu chí sau:

1. Kiến thức, kinh nghiệm về Digital Marketing

Việc cần phải có kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến Digital Marketing là vấn đề cơ bản. Song song với đó, bạn cũng cần hiểu rõ được các ý sau để có thể thực hiện công việc của mình một cách thuận lợi và nhanh chóng:

  • Môi trường hoạt động trong Digital Marketing
  • Cách hình thức của Digital Marketting
  • Phân biệt được Digital Marketing và Marketing Online
  • Các bước lập kế hoạch Gigital Marketing
  • Đo lường và đánh giá các hoạt động Digital Marketing
  • Sử dụng thành thạo các kênh truyền thông số và công cụ số
  • Sáng tạo và chủ động trong những công việc được giao và luôn phải có tinh thần cầu tiến
  • Am hiểu rõ các chính sách và điều khoản đăng bài trên mạng xã hội hay những tài khoản quảng cáo
1. Kiến thức, kinh nghiệm về Digital Marketing
Kiến thức, kinh nghiệm về Digital Marketing

2. Các kỹ năng cần có của một Digital Marketing

Digital Marketing là một lĩnh vực năng động và luôn thay đổi, đòi hỏi các chuyên gia phải sở hữu nhiều kỹ năng đa dạng để thích ứng và thành công. Dưới đây sẽ là một số kỹ năng cần có của một Digital Marketing:

  • SEO và SEM: bạn sẽ cần biết tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và biết rõ cách thức hoạt động của chúng.
  • Kỹ năng phân tích dữ liệu: đây là một yếu tố quan trọng trong ngành nghề này, giúp bạn đưa ra được những quyết định đúng đắn hơn dựa trên dữ liệu hiện có.
  • Storytelling: có được khả năng kể chuyện lôi cuốn và hấp dẫn không những sẽ giúp bạn có thể truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng mà còn khiến cho người đọc bị thu hút.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo: trong quá trình thực hiện chiến dịch sẽ luôn có những vấn đề phát sinh. Bạn cần nghĩ ra những giải pháp đúng đắn và sáng tạo để cải tiến và thu hút sự chú ý của khách hàng và người dùng.
  • Kỹ năng thích ứng nhanh với thay đổi: vì thời đại hiện nay phát triển và thay đổi rất nhanh chóng nên việc cập nhật những xu hướng và hạn chế những rủi ro không đáng có là rất cần thiết. Bạn sẽ cần học được cách dự trù rủi ro và dự đoán các xu hướng mới để luôn giữ vị trí tiên phong trong thị trường.
  • Kỹ năng thiết kế: bạn cũng cần có một tư duy hình ảnh và kỹ năng thiết kế cơ bản để phục vụ cho việc trao đổi với những đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp.
  • Kỹ năng thuyết phục: vì công việc của bạn là thay đổi suy nghĩ của mọi người nên kỹ năng thuyết phục là không thể thiếu khi xây dựng một hình ảnh mang thương hiệu theo thời gian hay đơn giản là thu hút đồng nghiệp chú ý tới ý tưởng của bạn.
  • Kỹ năng viết bài trên nhiều nền tảng phổ biến hiện nay như: facebook, zalo, website, instagram…
  • Một số chứng chỉ liên quan đến ngành Digital Marketing.
2. Các kỹ năng cần có của một Digital Marketing
Các kỹ năng cần có của một Digital Marketing

Tham khảo thêm: Hướng dẫn viết CV Digital Marketing ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng

V. Tìm việc Digital Marketing uy tín lương cao ở đâu?

Hiện nay, bạn có thể tìm việc  tại rất nhiều công ty hay doanh nghiệp có khá nhiều đơn tuyển dụng Digital Marketing được cập nhật hằng ngày. Bên cạnh đó,nhờ người thân hay bạn bè giới thiệu, tham khảo các tin tuyển dụng trên mạng xã hội cũng là một cách để tìm được công việc phù hợp.

Bạn có thể tham khảo một website uy tín tìm việc Digital Marketing đó là Vieclam.net. Đây là một trang web được đánh giá rất cao về khả năng tìm việc làm một cách nhanh chóng và thuận tiện. Với đa dạng các ngành nghề cùng nhiều vị trí trong ngành Digital Marketing, chắc chắn bạn sẽ tìm được một công việc phù hợp với bản thân cùng với mức lương ưng ý.

V. Tìm việc Digital Marketing uy tín lương cao ở đâu?
Tìm việc Digital Marketing uy tín, lương cao

Trên đây là những thông tin cơ bản về việc mô tả công việc Digital Marketing. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát về ngành nghề Digital Marketing cùng với định hướng tương lai phù hợp. Hiểu rõ về ngành nghề và bổ sung những cái còn thiếu sẽ giúp bạn trở thành một Digital Marketing chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, hãy truy cập Vieclam.net nếu bạn muốn biết thêm về những mẹo tuyển dụng hay phát triển bản thân nhé.

Xem thêm:

Miễn trừ trách nhiệm

Vieclam.net đã và đang nỗ lực cung cấp các nội dung giá trị, đáng tin cậy nhất đến với độc giả. Tuy nhiên, các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, do đó Vieclam.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định liên quan đến đầu tư, tài chính, sức khỏe, hạnh phúc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Marketing Manager là gì? Kỹ năng cần có của một Marketing Manager tài năng

Marketing Manager là gì? Kỹ năng cần có của một Marketing Manager tài năng

0
Marketing Manager là vị trí quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào, đảm nhiệm vai trò định hướng chiến lược và quản lý...
Kế toán quản trị là gì? Vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng cần có

Kế toán quản trị là gì? Vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng cần...

0
Kế toán quản trị là một trong những cơ hội việc làm tiềm năng nhất hiện nay do nhu cầu nhân lực có trình...
Account Manager là gì

Account Manager là gì? Mức lương, vai trò và nhiệm vụ

0
Account Manager là một trong những vị trí không thể thiếu trong các doanh nghiệp Agency, bởi họ là những người đóng vai trò...
CIO là gì?Mức lương, vai trò và trách nhiệm của một CIO

CIO là gì?Mức lương, vai trò và trách nhiệm của một CIO

0
Với sự chuyển mình của công nghệ thông tin thế giới, nhu cầu việc làm tại các vị trí liên quan đang ngày càng...
Founder là gì? Vai trò của Founder trong doanh nghiệp

Founder là gì? Vai trò của Founder trong doanh nghiệp

0
Trong kinh doanh, chúng ta thường nghe đến thuật ngữ "Founder". Vậy Founder là gì và họ đóng vai trò quan trọng như thế...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới nhất