Mục lục
I. Tổng quan về ngành tự động hóa
Tại Việt Nam, xu hướng tự động hóa đang phát triển vô cùng mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất. Theo Hiệp hội Công nghiệp Tự động hóa Việt Nam (VAA), năm 2022 đã ghi nhận hơn 2,000 doanh nghiệp tích hợp giải pháp tự động hoá vào sản xuất, tăng 30% so với mức năm trước.
Điều này đã tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp tự động hóa tại Việt Nam. Vậy bạn có biết chính xác ngành tự động hóa là gì không? Phần thông tin dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
1. Ngành tự động hóa là gì?
2. Sinh viên theo học ngành này được học những gì?
II. Vai trò của ngành tự động hóa hiện nay
Sau khi đã hiểu ngành tự động hóa là gì, vậy bạn có biết tự động hóa có vai trò gì trong xã hội ngày nay? Tự động hóa sản xuất không chỉ là một xu hướng mà còn mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp củng cố vị thế cạnh tranh trên thị trường. Dưới đây là những điểm quan trọng về vai trò của tự động hóa trong lĩnh vực sản xuất:
1. Giảm thiểu thời gian sản xuất
Tự động hóa mang lại sự linh hoạt cho doanh nghiệp khi phải đối mặt với biến động phức tạp trên thị trường. Máy móc và robot có khả năng tăng tốc sản xuất, giảm lỗi, tự thực hiện kiểm tra chất lượng và tạo ra sản phẩm nhanh chóng với chất lượng cao.
2. Giảm tỷ lệ lỗi và nguy hiểm cho người lao động
Tự động hóa sẽ làm giảm tỷ lệ lỗi của con người trong quá trình sản xuất, đồng thời tăng cường tỉ lệ an toàn lao động. Điều này không chỉ giúp tăng chất lượng sản phẩm mà còn giảm chi phí sửa chữa và nguy cơ tai nạn lao động.
3. Giải quyết bài toán thiếu hụt lao động và giảm chi phí nguồn nhân lực
Tự động hóa sẽ làm cho doanh nghiệp giảm áp lực công việc lên lao động con người, tăng hiệu suất sản xuất và mở ra cơ hội chuyển đổi sức lao động sang công việc có yêu cầu kỹ năng cao. Lợi ích này đóng vai trò quyết định giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân sự, đóng góp vào sự phát triển bền vững và tăng khả năng cạnh tranh của họ.
4. Cải thiện khả năng phân tích và theo dõi
Tự động hóa cung cấp khả năng phân tích, theo dõi cao cấp thông qua cảm biến, robot và giải pháp công nghệ tiên tiến. Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu chính xác, và từ đó, có thể tối ưu hóa lợi nhuận đầu tư.
Xem thêm: Tổng hợp 7 công việc văn phòng không cần bằng cấp, dễ xin việc
III. Những tố chất cần có khi theo học ngành tự động hóa
Để thành công trong ngành tự động hóa, không chỉ cần kiến thức chuyên môn mà còn đặt ra nhiều yêu cầu về phẩm chất và kỹ năng cá nhân:
- Nắm vững kỹ thuật, thành thạo lập trình và tin học để hiểu và điều khiển các hệ thống tự động.
- Giỏi tiếng Anh để hiểu rõ hệ thống máy tính được cài đặt toàn bộ bằng tiếng Anh, mở ra khả năng làm việc toàn cầu.
- Có tư duy logic, đam mê lĩnh vực tự động hóa và sự hiểu biết vững về công nghệ sản xuất.
- Siêng năng tìm tòi cách sử dụng máy móc để tối ưu hóa sản xuất và kiên nhẫn trong việc hiểu rõ khả năng của máy móc.
- Rèn luyện kỹ năng mềm như sở thích nghiên cứu, sáng tạo và tính chủ động trong công việc.
- Thích học hỏi, tìm kiếm kiến thức mới để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của ngành.
Nếu bạn nhận thấy những phẩm chất trên là mô tả đúng về bản thân, hãy tự tin theo đuổi ngành tự động hóa. Trong quá trình học, bạn sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết, cũng như có cơ hội phát triển tối đa khả năng và đam mê của mình trong lĩnh vực này.
IV. Cơ hội việc làm của ngành tự động hóa sau khi ra trường
Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là một lĩnh vực nghề nghiệp được đánh giá cao, được liệt kê trong danh sách các ngành HOT của năm 2024. Ngành nghề này đã trở thành một phần quan trọng trong sự phát triển của công nghiệp hiện đại.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tự động hóa có thể tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tại các tổ chức nghiên cứu như Viện Nghiên cứu Điện tử – Tin học – Tự động hóa, Viện ứng dụng công nghệ, Trung tâm thiết kế vi mạch, hay các Khu công nghệ cao. Dưới đây là một số vị trí và công việc mà sinh viên có thể cân nhắc để ứng tuyển:
Xem thêm: Những công việc làm đêm thu nhập cao, dễ ứng tuyển năm 2024
V. Mức thu nhập của ngành tự động hóa
VI. Top những trường đào tạo ngành tự động hóa tốt nhất
Để theo đuổi ngành học Kỹ thuật tự động hóa, các bạn sinh viên cần nộp hồ sơ thi tuyển với các khối chính sau:
- A00: Toán-Lý-Hóa
- A01: Toán-Lý-Anh
- B00: Toán-Hóa-Sinh
- C01: Văn-Toán-Lý
- D01: Văn-Toán-Anh
- D07: Toán-Hóa-Anh
- D10: Toán-Địa-Anh
Hiện nay, có nhiều trường đại học đào tạo chuyên ngành Điều khiển và Tự động hóa. Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành này tốt nhất tại miền Nam và miền Bắc:
1. Khu vực miền Bắc
Tên trường | Điểm chuẩn 2023 |
Đại học Bách khoa Hà Nội | 26.74 |
Đại học Công nghiệp Hà Nội | 25.47 |
Đại học Kỹ Thuật Công Nghiệp – Đại học Thái Nguyên | 19 |
Đại học Hải Phòng | 16 |
Đại học Điện Lực | 23 |
Đại học Công nghệ Đông Á | 18 |
Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội | 23.3 |
Đại học Mở Hà Nội | 22.45 |
Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội | 27.1 |
2. Khu vực miền Nam
Tên trường | Điểm chuẩn 2023 |
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM | 26.3 |
Đại học Công nghiệp TP.HCM | 23.5 |
Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM | 66.59 |
Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM | 16 |
Đại học Tôn Đức Thắng | 31 |
Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP HCM | 21 |
Đại học Cần Thơ | 23.3 |
Đại học Sài Gòn | 22.5 |
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long | 15 |
(Nguồn tham khảo: vnexpress)