PA là gì? Cơ hội thăng tiến và mức lương của ngành nghề này ra sao? Đây chắc hẳn là những thắc mắc, cần được giải đáp của hầu hết các bạn trẻ đang có nhu cầu theo đuổi ngành PA. Và để có thể đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này, sau đây mời bạn cùng theo dõi bài viết này!
Mục lục
I. PA là gì?
PA là viết tắt của từ gì? PA được viết tắt của nhiều từ tiếng Anh khác nhau, ví dụ như: Physical Assistant (Phụ tá bác sĩ), Personal Assistant (Trợ lý cá nhân) và Print Ad (hình thức quảng cáo bằng câu, chữ), Page Authority (điểm số đo lường độ uy tín của trang). Nhưng trong bài viết này, PA sẽ được hiểu theo nghĩa là Personal Assistant.
Vậy PA là nghề gì? PA được hiểu một cách chính xác đó là trợ lý cá nhân và chỉ hỗ trợ cho một chủ thể nhất định, chủ yếu họ đảm nhận các công việc hành chính, thủ tục hồ sơ, giấy tờ và sắp xếp theo yêu cầu. Trong đó, các cá nhân thường là chủ tịch, giảm đốc, quản lý của một doanh nghiệp, tổ chức thương mại hoặc tổ chức phi lợi nhuận.
Xem thêm: Top 12 công việc lương 10 triệu không cần bằng cấp, dễ xin việc
II. Các vị trí PA phổ biến
Sau khi đã hiểu rõ khái niệm PA là gì? Tiếp theo đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các vị trí PA phổ biến hiện nay, giúp bạn có thể định hướng được trong sắp tới bản thân nên apply vị trí nào.
- Trợ lý cá nhân hành chính: Tại vị trí này PA sẽ làm việc trong môi trường hành chính văn phòng và chịu trách nhiệm tập trung vào các công tác, nhiệm vụ về hành chính.
- Trợ lý cá nhân điều hành: PA trực tiếp làm việc và hỗ trợ cho cấp quản lý trong doanh nghiệp. Đương nhiên, sau khi đảm nhiệm chức vụ trợ lý cá nhân điều hành, PA cũng được xem là người có “quyền lực”.
- Trợ lý cá nhân cho người nổi tiếng: Chủ thể đó có thể là các diễn viên, ca sĩ, người mẫu… Và công việc lúc này đó là chuẩn bị về trang phục, đồ ăn thức uống, song không quên nhắc nhở lịch trình cho người nổi tiếng.
- Trợ lý cá nhân sức khỏe: Đối với vị trí này, bạn có thể trở thành PA cho những cá nhân bị ốm đau, khuyết tật hoặc ngay cả những người mất khả năng chăm sóc bản thân. Đặc biệt khi làm việc này, bạn chỉ cần trợ giúp cá nhân người sử dụng dịch vụ ngoài ra không có nghĩa vụ giúp đỡ toàn thể gia đình người bệnh.
- Trợ lý cá nhân tự do: Cuối cùng đó là trợ cá nhân tự do, việc làm tương đối linh hoạt về thời gian. Mục đích công ty tuyển bạn bởi khối lượng công việc quá nhiều. Khi đảm nhiệt chức vụ này, PA có thể làm việc cùng lúc cho nhiều người.
Xem thêm: Những công việc làm đêm thu nhập cao, dễ ứng tuyển năm 2024
III. Công việc PA đảm nhận
Như đã chia sẻ bên trên, công việc của một PA đó chính là hỗ trợ công việc chỉ cho một chủ thế duy nhất, bao gồm nhiều nhiệm vụ khác nhau như: sắp xếp công việc, lịch trình cho người sếp/quản lí của mình; thực hiện công việc hành chính hoặc giấy tờ;…
Hoặc có thể PA là người cần dành thời gian để trò chuyện, chia sẻ với những người đang phải đối mặt với vấn đề tâm lý, giúp họ vượt qua những khó khăn của bản thân và tự tin hơn.
Ví dụ cụ thể của một trợ lý cá nhân của giám đốc Markerting, nhiệm vụ như sau:
- Quản lý, sắp xếp lịch làm việc hàng giờ một cách hợp lý và luôn sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết
- Tạo báo cáo chi tiêu hàng tuần/tháng/năm với phần mềm homebudget.
- Quản lý, phân loại, lưu trữ, trình ký các giấy tờ, đóng dấu văn bản hồ sơ Công ty.
- Quản lý chi tiêu hàng ngày đồng thời thanh toán các hóa đơn chứng từ.
- Chọn lọc và xử lý email, cuộc gọi đến.
- Đặt vé máy bay, sắp xếp lịch trình, đặt khách sạn, xe đưa đón và lên lịch cho các chuyến công tác, du lịch, v.v.
- Mời và liên lạc, cung cấp thông tin cho các bên tham dự, chắc chắn cuộc họp đáp ứng yêu cầu của cấp trên.
- Ghi chép biên bản cuộc họp, làm việc của công ty hoặc với các đối tác, khách hàng.
- Theo dõi và ghi nhận các phản hồi từ xa khi sếp có lịch công tác nước ngoài và trong nước 24/7.
- Mua sắm và chọn quà tặng khi nhận được yêu cầu.
- Chuẩn bị sản phẩm, vật liệu cho các buổi quay phim, chụp hình event theo yêu cầu đối tác và chương trình.
- Đảm bảo an toàn, chăm sóc sức khỏe cho sếp của bạn khi cần thiết.
- Phối hợp làm việc với các bộ phận khác và thực hiện những công việc khác khi nhận yêu cầu.
Xem thêm: Tổng hợp 7 công việc văn phòng không cần bằng cấp, dễ xin việc
IV. Những yêu cầu để trở thành PA?
Vậy làm thế nào trở trở thành PA là gì? Những yêu cầu cần có đó là gì?
1. Yêu cầu bằng cấp, chuyên môn
Đầu tiên đó là yêu cầu về bằng cấp, chuyên môn thế nhưng đối với ngành nghề PA yêu tố này lại không có một quy định cụ thể nào cả. Tuy nhiên, trên thực tế nếu bạn có bằng cấp cao (cử nhân) thường sẽ được ưu tiên. Và đặc biệt, đối với những ứng viên tốt nghiệp từ các ngành như: truyền thông, kinh tế, kinh doanh, marketing thường được có nhiều lợi thế hơn các chuyên ngành khác.
Với đặc thù công việc khác nhau nên một số vị trí PA được các nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên phải có từ 1 -2 năm kinh nghiệm tại vị trí tương đương hoặc từng làm những công việc có liên quan khác.
2. Yêu cầu về kỹ năng
Bên cạnh những yêu cầu cần có về kiến thức chuyên môn, người PA cũng cần có những kỹ năng sau:
- Tính chủ động
- Linh hoạt, thích ứng tốt
- Thận trọng và đáng tin cậy
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng tin học văn phòng
- Khả năng tổ chức và đa nhiệm
V. Mức thu nhập của PA
PA là gì? Mức thu nhập của PA cao hay thấp?, đây là câu hỏi được quan tâm nhất! Theo đó, trợ lý cá nhân có thể được thuê làm việc theo giờ hoặc theo từng dự án cụ thể và còn tùy vào tính chất của công vệc, dự án mà họ sẽ nhận được mức lương khác nhau.
Tại Mỹ, mức lương trung bình của một PA sẽ dao động khoảng 70.000 USD/năm và lương theo giờ trung bình khoảng 15 USD/giờ.
Tại Việt Nam, theo như thống kê cho thấy mức thu nhập công việc PA khó hơn do nhiều ứng viên tuyển chọn vị trí này dựa vào các mối quan hệ hoặc thông qua những đơn vị headhunt. Thu nhập trung bình sẽ dao động từ 10 -16 triệu đồng/tháng, thậm chí có thể cao hơn ở mức 30 – 40 triệu đồng/tháng.
VI. Cơ hội thăng tiến ngành nghề PA
Khi đảm nhận vị trí PA riêng cho giám đốc công ty, quản lý cao cấp hay bất kì vị trí cao khác, bạn cũng sẽ có nhiều cơ hội để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và đặc biệt mở rộng thêm nhiều mối quan hệ ” chất lượng ” – điều này tạo cơ hội cho sự phát triển trong tương lai của bạn.
Tuy nhiên khi làm công việc này, bạn phải biết rằng các cơ quan tuyển dụng đa số chỉ thường thuê các ứng viên trẻ tuổi. Điều đó cũng có nghĩa là PA không phải là công việc phù hợp để bạn có thể gắn bó lâu dài. Mặc dù PA là công việc khó có thể thăng tiến, nhưng khi theo đuổi ngành nghề này, bạn cũng có thể có những cơ hội và triển vọng mới để phát triển bản thân, xây dựng danh tiếng riêng của mình trong các lĩnh vực và ngành nghề khác nhau.
VII. Sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo AI vào nghề PA
Ngày này trí tuệ nhân tạo (AI) đang có những phát triển như vũ bão và có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều lĩnh vực, trong đó có cả nghề Personal Assistant. Một vài tác động tích cực cũng như sự hổ trợ của AI đối vào nghề PA mà phải nhắc đến là:
- Giúp gia tăng năng suất: Với công nghệ AI các PA có thể tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất làm việc của mình bằng cách tự động hóa các tác vụ cơ bản. Từ đó, giúp họ tập trung vào những việc làm quan trọng hơn.
- Nâng cao độ chính xác: Bên cạnh đó, với sự hộ trỡ của trí tuệ nhân tạo còn có thể giúp Personal Assistant hoàn thành công việc một cách chính xác hơn, giảm thiểu khả năng xảy ra sai sót và tăng mức độ tin cậy.
- Hỗ trợ quản lý thời gian: Một trong những công dụng hữu ích của AI đó là giúp PA quản lý thời gian và sắp xếp lịch trình của họ một cách hiệu quả hơn, đảm bảo các cuộc họp và sự kiện diễn ra đúng giờ và tránh lãng phí thời gian.
- Nâng cao trải nghiệm của khách hàng: Cuối cùng, thông qua việc sử dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI), các trợ lý cá nhân có thể cải thiện trải nghiệm khách hàng bằng cách cung cấp dịch vụ hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả, góp phần tạo nên sự hài lòng và trung thành từ phía khách hàng.
Tóm lại, sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo AI đối với nghề Personal Assistant mang lại rất nhiều lợi ích, nhưng bên cạnh đó cũng có thể gây ra một số thách thức. Chính vì thế, các PA cần phải ứng dụng AI trong công việc một cách thận trọng và hợp lý.
VIII. Tìm việc làm Personal Assistant
Tìm kiếm việc làm thông qua người thân và bạn bè là một cách hiệu quả để mở rộng mạng lưới của bạn và có cơ hội nghề nghiệp mới. Bởi thông thường trong các cơ quan và tổ chức, các tin tuyển dụng sẽ được “bóc mác” bởi các nhân viên trước khi được công khai ra bên ngoài. Do đó, bạn hãy nhờ đến người thân và bạn của mình để thăm dò về nhu cầu tuyển dụng vị trí PA tại công ty họ.
Tìm việc làm Personal Assistant trên website Veieclam.net. Mặc dù chỉ mới thành lập và phát triển, thế nhưng vieclam.net luôn cam kết về sự uy tín và chất lượng cung cấp hàng ngàn công việc từ nhiều ngành nghề khác nhau, tạo ra nhiều cơ hội cho người tìm việc làm trong đó phải kể đến nghề PA. Các thông tin về công ty, môi trường làm việc và mức lương quyền lợi thường được hiển thị rõ ràng, giúp ứng viên có cái nhìn tổng quan trước khi quyết định ứng tuyển. Bạn có thể tạo hồ sơ xin việc trực tuyến để nhanh chóng tìm được vị trí PA phù hợp hơn trên Vieclam.net.
Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã có thể hiểu được PA là gì ? cũng như cơ hội việc làm, thăng tiến trong ngành nghề này. Bên cạnh đó, đừng quyên truy cập trang web Vieclam.net để tham khảo các tin đăng tuyển dụng mới nhất cùng nhưng kiến thức bổ ích về mẹo tìm việc, phát triển bản thân, tuyển dụng và vô vàn chuyện đi làm thú vị khác.
Có thể bạn quan tâm: