Sở trường trong sơ yếu lý lịch là danh mục giúp ứng viên thể hiện bản thân có những điểm mạnh nào trong công việc. Bên cạnh bằng cấp và kinh nghiệm, nhà tuyển dụng có thể dựa trên nội dung này để đánh giá bạn có phù hợp với vị trí đang ứng tuyển hay không. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ tầm quan trọng cũng như cách trình bày sở trường sao cho thật chuyên nghiệp, thu hút.

Mục lục
I. Sở trường là mục gì trong sơ yếu lý lịch?
Sở trường là mục thể hiện điểm mạnh nổi bật của ứng viên trong sơ yếu lý lịch, giúp nhà tuyển dụng biết được họ giỏi hay thành thạo lĩnh vực nào. Xét trên tổng thể, mỗi người sẽ có một sở trường khác nhau, chẳng hạn như có người nổi bật ở khả năng giao tiếp với khách hàng nhưng có người sẽ giỏi về tư duy phân tích và giải quyết vấn đề.

Hiện nay, bên cạnh kỹ năng và kinh nghiệm làm việc, nhiều nhà tuyển dụng có thể dựa vào sở trường để nhận xét và đánh giá ứng viên một cách toàn diện nhất. Hơn nữa, nếu chưa có bất kỳ kinh nghiệm chuyên môn nào thì sở trường cũng là điểm sáng giúp bạn được nhà tuyển dụng chú ý đến nhiều hơn.
Xem thêm: Cách viết CV xin thực tập đơn giản nhưng vẫn gây ấn tượng
II. Phân loại các loại sở trường
Tùy theo tính chất và lĩnh vực áp dụng mà sở trường có thể được chia thành nhiều nhóm khác nhau, phổ biến nhất là 3 loại sở trường dựa trên kiến thức, kỹ năng và tư duy.
1. Sở trường kiến thức
Sở trường kiến thức thường liên quan đến kiến thức chuyên môn của một hoặc nhiều lĩnh vực đa dạng. Đây là những hiểu biết, kỹ năng, kinh nghiệm chuyên sâu trong quá trình học tập tích lũy được và có thể áp dụng vào công việc giúp kết quả thu được vượt trội hơn.

Chẳng hạn như một người làm việc trong lĩnh vực cơ khí sẽ có sở trường kiến thức liên quan đến máy móc. Họ có sự am hiểu chuyên sâu về nguyên lý cơ bản của cơ khí như quy trình sản xuất, vật liệu, phương pháp thiết kế, công nghệ tiên tiến,…
2. Sở trường kỹ năng
Sở trường kỹ năng bao gồm cả kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Đây là những điểm mạnh vượt trội mà ứng viên có thể thể hiện tốt hơn so với những đối thủ khác trong cùng một lĩnh vực. Ví dụ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng đồ họa, quản lý dự án,… đều là những sở trường có thể giúp bạn có được cơ hội nghề nghiệp tốt hơn trong tương lai.
3. Sở trường tư duy
Sở trường về tư duy giúp bạn biết cách thu thập, phân tích thông tin nhằm đưa ra những quyết định tối ưu nhất. Sở trường tư duy đối với nhiều công việc đòi hỏi kỹ năng giải quyết đề nhanh chóng sẽ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Những ứng viên này thường được đánh giá rất cao ở những vị trí đòi hỏi sự nhanh nhạy, hiệu quả và khả năng phán đoán tốt.

III. Cách viết sở trường trong sơ yếu lý lịch thu hút nhà tuyển dụng
Học cách ghi sở trường trong sơ yếu lý lịch sao cho chuyên nghiệp có thể giúp bạn thể hiện được năng lực một cách ấn tượng nhất.
1. Xác định sở trường cá nhân
Không phải ai cũng có thể nhận ra sở trường của mình, vậy nên để xác định đúng, bạn cần nhiều thời gian khám phá bản thân. Dưới đây là một số cách giúp bạn xác định sở trường bản thân:
- Tham khảo ý kiến người xung quanh: Bạn có thể tham khảo ý kiến từ những người đã từng cộng tác trong công việc để xem thử đâu là thế mạnh và điểm yếu mà họ nhận thấy ở bạn trong quá trình hợp tác.
- Tham gia các bài kiểm tra, đánh giá: Những bài kiểm tra tính cách cá nhân như MBTI hoặc đánh giá năng lực như Clifton Strengths sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về sở trường của cá nhân mình.
- Tự trải nghiệm để tìm ra sở trường: Bạn có thể dành thời gian tham gia nhiều hoạt động, dự án khác nhau để tự mình khám phá đâu mới là khía cạnh mà bạn cảm thấy tự tin và yêu thích nhất khi thực hiện.

2. Lựa chọn sở trường bản thân phù hợp với vị trí ứng tuyển
Thông thường, thời gian đọc lướt qua hồ sơ xin việc chỉ vỏn vẹn 30 – 40 giây. Vậy nên hãy liệt kê những sở trường phù hợp với vị trí ứng tuyển, điều này giúp bạn có được đánh giá tốt và chính xác từ nhà tuyển dụng. Hãy tham khảo thật kỹ mô tả công việc và bạn sẽ dễ dàng liệt kê ra đâu là những tố chất mà nhà tuyển dụng yêu cầu ở một ứng viên.

3. Ví dụ cụ thể minh chứng cho sở trường
Liệt kê tất cả sở trường vào sơ yếu lý lịch có thể vẫn chưa đủ sức thuyết phục nhà tuyển dụng tin vào khả năng của bạn. Vì vậy bạn hãy nêu thêm những ví dụ cụ thể để chứng minh bạn thật sự có kinh nghiệm khi áp dụng sở trường đó vào công việc. Đó có thể là những thành tích hoặc bằng khen, giấy chứng nhận của doanh nghiệp trong quá trình công tác trước đó.
Chẳng hạn như, nếu bạn ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh, phần sở trường có thể được trình bày như sau:
- Kỹ năng tư vấn và thuyết phục khách hàng tốt: Từng vượt 40% doanh số trong 6 tháng liên tiếp, đạt danh hiệu “Nhân viên kinh doanh xuất sắc”.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt: Từng hỗ trợ xử lý thành công nhiều đơn khiếu nại của khách hàng trong 2 năm qua, giúp công ty giữ chân 90% khách hàng cũ có nguy cơ rời đi.
Xem thêm: Cách viết thư xin việc bằng tiếng Anh chuẩn nhất năm 2024
IV. Những lưu ý khi viết sở trường trong sơ yếu lý lịch
Khi trình bày danh mục sở trường trong sơ yếu lý lịch, dưới đây là những nội dung bạn cần lưu ý thêm để thể hiện sự chuyên nghiệp:
- Không nên liệt kê tất cả những sở trường mà chỉ tập trung vào những điểm mạnh phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển, hãy đọc kỹ mô tả công việc để xác định được yêu cầu.
- Tránh viết chung chung, bạn cần nêu thêm dẫn chứng số liệu hoặc thành tích sẽ giúp hồ sơ mang tính thuyết phục cao hơn.
- Không viết dài dòng lan man hay sử dụng những từ ngữ không chuyên nghiệp khi diễn đạt ý.
- Nên trung thực khi viết hồ sơ, tránh trường hợp khai man sẽ mất điểm hoàn toàn trong buổi phỏng vấn nếu bị phát hiện.
- Có thể bổ sung những cụm từ như “đang trau dồi”, “có kinh nghiệm cơ bản” để thể hiện ý chưa thật sự giỏi ở một khía cạnh nào đó nhưng vẫn đang phát triển thêm.
- Trình bày nội dung ngắn gọn súc tích từ 2 – 3 câu và đi thẳng vào trọng tâm vấn đề.

Lời kết
Mong rằng những lưu ý trên về danh mục sở trường trong sơ yếu lý lịch có thể giúp bạn làm đẹp thêm hồ sơ xin việc của mình. Để gia tăng cơ hội đậu vào vòng phỏng vấn, bạn có thể tham khảo các mẫu CV, sơ yếu lý lịch chuyên nghiệp và đẹp mắt nhất tại Vieclam.net. Truy cập website để khám phá thêm các mẹo tìm việc hữu ích khác.
Nguồn: Tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
- Có nên hỏi kết quả phỏng vấn? Cách viết email chuyên nghiệp
- Cách trả lời mail trúng tuyển bằng tiếng Anh chuyên nghiệp
- 11 cách trả lời phỏng vấn thông minh, ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng