Hiện nay, trong bối cảnh cơ hội tìm kiếm việc ngày càng đa dạng và rộng mở, tình huống từ chối nhận việc và sau đó xin lại không phải là điều hiếm gặp. Tuy nhiên, sau khi từ chối nhận việc có thể xin lại được hay không còn phụ thuộc vào cách trình bày của mỗi người trước nhà tuyển dụng. Trong bài viết dưới đây, Blog Vieclam.net sẽ giải đáp thắc mắc từ chối nhận việc có xin lại được không và cách xin lại offer từ nhà tuyển dụng chuyên nghiệp, ấn tượng nhất!
Mục lục
I. Từ chối nhận việc có xin lại được không? Thời điểm nào nên xin lại offer?
Từ chối nhận việc có xin lại được không? Câu trả lời là Có. Sau khi từ chối một offer việc làm bạn vẫn có thể liên hệ với nhà tuyển dụng để xin lại offer. Việc xin lại cơ hội làm công việc đã từ chối không phải là hiếm gặp, tuy nhiên không phải ai cũng thành công khi trao đổi với nhà tuyển dụng. Điều này phụ thuộc vào cách xử lý tình huống của bạn trước và sau khi từ chối, đặc biệt việc lựa chọn thời điểm xin lại lời mời nhận việc đóng vai trò quan trọng trong việc mang đến thành công cho bạn.
Trước khi quyết định mở lời xin lại lời mời nhận việc từ nhà tuyển dụng, bạn cần phải cân nhắc xem thời gian bạn từ chối nhận việc đến hiện tại đã là bao lâu? Thời điểm xin lại cơ hội làm việc tốt nhất là khoản dưới 1 tháng. Nếu thời gian bạn từ chối lời mời của nhà tuyển dụng cách hiện tại quá lâu, khả năng cao nhà tuyển dụng đã tìm được ứng viên phù hợp cho vị trí bạn ứng tuyển hoặc họ sẽ cảm thấy bạn không tôn trọng công ty của họ, khi ấy cơ hội được nhận lại công việc của bạn sẽ bằng 0.
Tổng quan lại, bạn vẫn có thể xin lại cơ hội việc làm đã từ chối nhưng nên cân nhắc về vấn đề thời gian trước khi ra quyết định.
Đọc thêm: Bỏ túi cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp và khéo léo
II. Một số lưu ý quan trọng khi xin nhận lại công việc
Khi ngỏ lời xin việc với nhà tuyển dụng, để có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng trao cho bạn “cơ hội thứ hai”, bạn phải thật cẩn trọng trong cách trình bày và xử lý tình huống. Sau đây là một số lưu ý quan trọng khi xin nhận lại công việc:
1. Suy nghĩ kỹ lý do bạn muốn xin nhận lại offer
Sau khi đã xác định thời gian phù hợp, bạn cần phải suy nghĩ lý do bạn quyết định “quay đầu” xin nhận lại cơ hội làm việc ở công ty. Liệu công ty này có phải là sự lựa chọn tốt nhất với bạn ở thời điểm hiện tại? Bạn có thật sự mong muốn làm việc tại công ty này và thích nghi được với môi trường làm việc? Những nguyên nhân khiến bạn từ chối công ty trước đó có còn làm bạn cảm thấy băn khoăn khi lựa chọn công việc?
Nếu bạn trình bày nguyên nhân xin nhận lại cơ hội làm việc một cách hợp lý và logic, bạn sẽ có thể thuyết phục nhà tuyển dụng cho mình một cơ hội để quay trở lại cơ hội làm việc, đồng thời có động lực để đối diện với nhà tuyển dụng.
2. Xem lại cách mà bạn đã từ chối nhận việc trước đây
Cách bạn từ chối lời mời nhận việc từ nhà tuyển dụng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định bạn có còn “đường lui” với công việc này hay không. Nếu bạn từ chối nhà tuyển dụng một cách thẳng thừng, đồng thời đưa ra những lý do xuất phát từ việc bạn không phù hợp với giá trị, tầm nhìn môi trường làm việc công ty,… bạn đã vô tình “cắt đi” cơ hội xin lại cơ hội làm việc của mình bởi đó là những lí do mang tính chất cốt lõi và dài hạn, khó có thể thay đổi. Bạn đưa ra những lý do này đồng nghĩa với việc tuyên bố rằng bạn sẽ không bao giờ quay lại ứng tuyển vị trí này.
Trong trường hợp bạn trả lời email của nhà tuyển dụng một cách khéo léo, uyển chuyển, đưa ra những lý do từ chối hợp lý như không phù hợp với mức lương, chế độ đãi ngộ,… đồng thời vẫn chừa lại “hướng đi” cho bản thân để sau này có thể quay lại, khả năng thành công của bạn sẽ cao hơn bởi việc này sẽ giúp bạn không làm mất quá nhiều thiện cảm từ nhà tuyển dụng.
Đọc thêm: Khi đi phỏng vấn nên mang theo gì để có sự chuẩn bị tốt nhất?
3. Tham khảo lời khuyên từ những người xung quanh
Để chuẩn bị chu đáo cho việc diễn đạt và bày tỏ trước nhà tuyển dụng, bạn có thể tham khảo ý kiến từ những người đã đi làm lâu năm, đã từng gặp trường hợp tương tự hoặc những người quen làm việc tại công ty bạn đang muốn xin nhận lại cơ hội làm việc. Họ sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên sâu sắc về cái nhìn của nhà tuyển dụng đối với sự việc này.
Bên cạnh đó, với những kinh nghiệm bản thân có được, họ sẽ giúp bạn xác định đâu là thời điểm thích hợp để xin nhận việc lại và cách thức diễn đạt để lấy lại thiện cảm của người tuyển dụng dành cho bạn, từ đó gia tăng cơ hội được nhận lại vào làm việc. Lời khuyên từ những người xung quanh là sự chuẩn bị tốt nhất dành cho bạn khi đối diện với nhà tuyển dụng.
Xem thêm: 11 cách trả lời phỏng vấn thông minh, ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng
4. Trình bày lý do một cách lịch sự, khéo léo với nhà tuyển dụng
Nếu bạn may mắn vẫn còn cơ hội khi nhà tuyển dụng vẫn chưa tìm được ứng viên phù hợp, hãy trân trọng cơ hội này và chủ động để lấy lại thiện cảm của nhà tuyển dụng một cách khéo khéo và lịch sự. Sau đây là bố cục trình bày email xin nhận việc lại mà bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Chủ động tiếp cận nhà tuyển dụng và gửi đến nhà tuyển dụng lời xin lỗi chân thành vì đã tiếp cận đường đột, đồng thời hỏi thăm nhà tuyển dụng một cách khéo léo xem họ có còn hứng thú với bạn không.
Bước 2: Trình bày rõ ràng và mạch lạc lý do bạn từ chối công việc và muốn xin nhận lại cơ hội làm việc. Đây được xem là phần trọng tâm của email. Để thuyết phục nhà tuyển phục, bạn cần phải chân thành và uyển chuyển trong cách diễn đạt.
Bước 3: Thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy thiện chí và nhiệt huyết của bạn đối với vị trí công việc này bằng thái độ cởi mở, cho thấy rằng bạn sẽ nỗ lực hết mình để đóng góp cho công ty.
Và cuối cùng, bạn hãy bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đối với nhà tuyển dụng nếu họ cho mình cơ hội lần nữa, đồng thời thể hiện rằng bạn đang rất mong chờ phản hồi từ họ
Sau đây là mẫu email xin nhận lại cơ hội việc làm từ nhà tuyển dụng mà bạn có thể tham khảo:
Mẫu email thứ 1:
Kính gửi [Tên người nhận], Tôi tên là [Tên của bạn] và tôi đã từng phỏng vấn cho vị trí [Tên vị trí] tại công ty của bạn. Tôi rất tiếc khi đã từ chối lời mời làm việc từ phía công ty trước đây do vị trí công ty quá xa và không thuận tiện để tôi di chuyển liên tục giữa hai nơi. Tuy nhiên, sau một thời gian cân nhắc và đánh giá lại, tôi nhận ra rằng cơ hội làm việc tại công ty của bạn thực sự phù hợp với mục tiêu sự nghiệp và định hướng phát triển bản thân của tôi. Do đó, tôi rất mong muốn có cơ hội được làm việc tại công ty. Nếu vị trí mà tôi đã phỏng vấn vẫn còn trống, tôi rất hy vọng có thể nhận lại lời mời làm việc. Tôi tin rằng với kinh nghiệm và kỹ năng của mình, tôi sẽ đóng góp hiệu quả cho công ty. Rất mong nhận được phản hồi từ phía bạn. Trân trọng, |
Mẫu email thứ 2:
Kính gửi [Tên người nhận], Tôi tên là [Tên của bạn], và tôi đã từng phỏng vấn cho vị trí [Tên vị trí] tại công ty của bạn. Tôi đã từ chối lời mời làm việc trước đây do mức lương công ty chi trả thấp hơn so với mong đợi của tôi. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, tôi nhận ra rằng tôi đã đánh giá sai về cơ hội làm việc tại công ty của bạn. Tôi hiểu rằng công ty của bạn có thể cung cấp cho tôi môi trường làm việc tốt nhất để phát triển sự nghiệp của mình. Vì vậy, tôi rất mong muốn có cơ hội được làm việc tại công ty và xin lỗi vì sự bất tiện này. Nếu vị trí mà tôi đã phỏng vấn vẫn còn trống, tôi rất hy vọng có thể nhận lại lời mời làm việc. Rất mong nhận được phản hồi từ phía bạn. Trân trọng, |
Trên là là những chia sẻ của Vieclam.net về từ chối nhận việc có xin lại được không và bật mí cách xin lại offer từ nhà tuyển dụng, khi vọng sẽ giúp bạn trang bị được nhiều kiến thức hữu ích trong quá trình ứng tuyển. Đừng quên truy cập Vieclam.net để cập nhật những tin đăng tìm việc làm mới nhất trên toàn quốc.
Xem thêm
- Vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này? 8 mẫu câu trả lời gây ấn tượng!
- 7 mẫu câu trả lời ấn tượng cho câu hỏi “Bạn mong đợi điều gì từ quản lý của bạn?
- Tuyệt chiêu trả lời phỏng vấn giới thiệu bản thân gây ấn tượng mạnh
- Cách trả lời điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn “chắc chắn ăn điểm”
- 30 Câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời thông minh
- Có nên hỏi kết quả phỏng vấn? Cách viết email chuyên nghiệp