Trong thời đại số hóa và sự phát triển công nghệ, work from home (làm việc từ xa) đã trở thành một xu hướng cho dân văn phòng. Đặc biệt, trong đại dịch COVID-19, đây là hình thức làm việc đã được nhiều công ty áp dụng để đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Vậy work from home là gì? Làm việc work from home có hiệu quả không? Hãy cùng Vieclam.net tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Mục lục
I. Work from home là gì?
Work from home (WFH) là phương thức làm việc từ xa, cho phép nhân viên thực hiện công việc tại nhà thông qua các công nghệ truyền thông. Nhân viên có thể tương tác với cấp trên, khách hàng, đồng nghiệp thông qua các ứng dụng như Zalo, Skype, Telegram, Microsoft Teams, Zoom, Google Meet,…
Theo một cuộc khảo sát của Gartner, sau khi đại dịch toàn cầu – COVID-19, 88% tổ chức trên thế giới khuyến khích hoặc buộc nhân viên làm việc từ xa. Trừ một số công việc đặc thù yêu cầu sự có mặt của nhân viên như bác sĩ, điều dưỡng, dọn dẹp,…
II. Lợi ích khi làm work from home
Các công việc work from home mang đến khá nhiều lợi ích cho cả công ty và nhân viên như tiết kiệm chi phí thuê văn phòng, đa dạng nguồn nhân lực và nhân viên có thể cân bằng giữa cuộc sống và công việc.
1. Giảm chi phí thuê văn phòng
Một trong những lợi ích hàng đầu của việc áp dụng mô hình làm việc từ xa (Work From Home) là tiết kiệm chi phí. Thông qua WFH, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí vận hành doanh nghiệp và các khoản phí phát sinh khi nhân viên làm việc trực tiếp tại văn phòng. Điều này bao gồm chi phí khấu hao thiết bị, chi phí bảo vệ, chi phí không gian văn phòng, chi phí phụ cấp ăn trưa, phụ cấp xăng xe, chi phí điện nước,…
Ở Mỹ, ước tính chi phí trung bình cho không gian văn phòng/mỗi nhân viên là khoảng 18.000 USD/năm. Khi nhân những con số này với số lượng nhân viên làm việc trong các công ty lớn như Google hoặc Apple, ta có thể thấy con số này là rất lớn. Trong một báo cáo khác của Dell Technologies vào năm 2014, sau chỉ một năm áp dụng mô hình WFH hiệu quả với 30% lực lượng lao động làm việc từ xa, công ty này đã tiết kiệm khoảng 42 triệu kWh năng lượng (khoảng 39,5 triệu USD).
Đối với người lao động, hình thức làm việc từ xa giúp tiết kiệm chi phí di chuyển (tiền gửi xe, xăng, bảo dưỡng, …), chi phí ăn uống và đặc biệt là chi phí thuê nhà. Kể từ khi áp dụng WFH, nhiều người lao động đã quyết định trả phòng trọ tại các thành phố lớn để trở về quê làm việc. Đối với nhân viên nữ, WFH còn giúp tiết kiệm chi phí trang điểm và trang phục.
Xem thêm: OT là gì? Những quy định về thời gian OT cần biết rõ!
2. Cân bằng giữa cuộc sống và công việc
Công việc work from home mang lại sự linh hoạt về thời gian và địa điểm làm việc, giúp người lao động có thể cân bằng tốt hơn giữa cuộc sống và công việc. Một nghiên cứu của Owl Labs cho thấy 77% người làm việc từ xa cho biết họ có thể duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân hơn. Việc không phải di chuyển hàng ngày cũng giúp tiết kiệm thời gian và giảm stress liên quan đến giao thông.
3. Đa dạng nguồn nhân lực
Để điều hành một doanh nghiệp thành công, việc xây dựng một đội ngũ nhân viên đáng tin cậy và có năng lực là điều quan trọng. Tuy nhiên, thiếu hụt nhân tài đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Nếu chỉ tìm kiếm nhân tài dựa trên địa lý, các tổ chức sẽ bỏ lỡ một lượng ứng viên tiềm năng rất lớn.
Ngược lại, các công ty thực hiện mô hình làm việc từ xa có thể tìm kiếm nhân tài trên phạm vi toàn cầu, tìm được những ứng viên phù hợp mà không cần quan tâm đến khoảng cách. Hơn nữa, việc thuê nhân viên làm việc từ xa còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đáng kể. Bởi vì chi phí thuê nhân công từ các quốc gia khác thường thấp hơn so với chi phí thuê nhân công trong nước và các khoản thuế cũng ít hơn.
III. Hạn chế khi làm work from home
Mặc dù mô hình làm việc từ xa mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có những hạn chế cần được xem xét. Dưới đây là những hạn chế bạn có thể tham khảo qua trước khi quyết định làm việc dưới hình thức nào.
1. Mất động lực làm việc
Khi làm việc từ xa, nhân viên có thể gặp khó khăn trong việc duy trì động lực và tập trung. Thiếu sự giám sát trực tiếp của sếp và môi trường làm việc ít tương tác có thể giảm sự đoàn kết và động lực trong công việc. Thiếu sự thách thức từ môi trường văn phòng cũng có thể ảnh hưởng đến sự hứng thú và phấn đấu của nhân viên.
2. Thiếu tính kết nối giữa các nhân viên
Khi làm việc từ xa, sự giao tiếp và kết nối giữa các nhân viên có thể bị hạn chế. Điều này có thể dẫn đến cảm giác cô đơn, thiếu sự hỗ trợ và khó khăn trong việc làm việc nhóm. Mô hình làm việc từ xa có thể gây ra sự cô lập và làm mất đi sự tương tác, giao tiếp trực tiếp và các hoạt động xây dựng, đoàn kết team.
Xem thêm: Burn out là gì? Giải pháp để giới trẻ thoát khỏi triệu chứng Burn out
3. Gây ra Stress nếu không biết quản lý thời gian
Một thách thức của việc làm việc từ xa là khả năng quản lý thời gian. Thiếu sự giám sát trực tiếp có thể dẫn đến khó khăn trong việc tổ chức công việc và phân chia thời gian hiệu quả. Nhân viên có thể gặp khó khăn trong việc thiết lập ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân.
IV. Những tình huống cần làm work from home
Trong một vài tình huống cụ thể như dịch bệnh, đau ốm, thiên tai, lũ lụt hoặc các dự án ở xa. Bạn nên cân nhắc hình thức WFH để đảm bảo an toàn cho công việc, bản thân và người khác.
1. Dịch bệnh, đau ốm
Trong những tình huống dịch bệnh hoặc khi nhân viên đau ốm, làm việc từ xa có thể là giải pháp tốt để đảm bảo an toàn và tránh lây nhiễm cho nhân viên khác. Làm việc ở nhà cho phép nhân viên làm việc mà không cần tiếp xúc trực tiếp với người khác. Duy trì được công việc và giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh đến hoạt động kinh doanh.
Như thời kì đại dịch covid 19 bùng nổ, với tốc độ lây lan và tàn phá nhanh chóng của đại dịch, hầu tư mọi nơi đều bị phong tỏa. Để giảm thiểu rủi ro bùng dịch, đảm bảo được tiến độ và hiệu quả công việc, hầu hết các công ty đều lựa chọn hình thức work from home.
2.Thiên tai, lũ lụt
Trong những tình huống khẩn cấp như thiên tai, lũ lụt làm việc từ xa là sự lựa chọn hợp lý. Việc này giúp đảm bảo an toàn cho nhân viên và tránh rủi ro trong môi trường làm việc không an toàn. Nhân viên có thể tiếp tục công việc từ nhà hoặc một địa điểm an toàn khác mà không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan.
3. Làm dự án của công ty ở xa
Khi công ty có dự án hoặc khách hàng ở một địa điểm xa, làm việc từ xa có thể là lựa chọn hiệu quả. Nhân viên có thể làm việc từ nơi ở của mình mà không cần di chuyển đến địa điểm khác, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. Đặc biệt, các công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tư vấn luật, thương mại điện tử, công thường tận dụng mô hình work from home này.
Xem thêm: PA là gì? Cơ hội thăng tiến khi làm nghề PA
V. Những điều cần chuẩn bị để work from home hiệu quả
Để chuẩn bị cho việc làm việc từ xa hiệu quả, cần lưu ý các yếu tố sau để tối ưu hóa năng suất trong công việc.
1. Đảm bào đường truyền Internet ổn định
Một đường truyền Internet ổn định là yếu tố quan trọng để làm việc từ xa. Đảm bảo rằng bạn có một đường truyền Internet đủ băng thông để thực hiện công việc mà không gặp phải sự gián đoạn hoặc chậm trễ đáng kể. Nếu cần thiết, bạn có thể nâng cấp gói cước wifi hoặc sử dụng các công nghệ mạng khác như 4G, 5G để đảm bảo kết nối ổn định.
2. Quản lý thời gian hiệu quả
Để work from home nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao bạn cần có khả năng tự quản lý thời gian hiệu quả. Xác định mục tiêu công việc hàng ngày, lên plan công việc theo tuần/tháng. Sử dụng các công cụ quản lý thời gian như lịch biểu, ứng dụng nhắc việc để đảm bảo bạn hoàn thành công việc theo tiến độ, tránh ảnh hưởng đến tập thể.
3. Chọn không gian làm việc
Không gian làm việc là một yếu tố vô cùng quản trọng, tác động trực tiếp tới tốc độ và hiệu quả công việc của bạn. Để làm việc tại nhà nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng và deadline bạn nên tạo ra cho mình một không gian làm việc riêng biệt, yên tĩnh để nâng cao sự tập trung. Đảm bảo rằng không gian làm việc có đủ ánh sáng, thoáng đãng và bàn làm việc thoải mái. Tránh các yếu tố gây xao lãng như tiếng ồn, sẽ ảnh hướng đến quá trình làm việc.
4. Tải và tập sử dụng các phần mềm làm việc từ xa
Bạn nên tải và tập sử dụng các phần mềm và ứng dụng cần thiết để làm việc từ xa như zoom, google meet, ms team,… Hãy tìm hiểu và thực hành sử dụng các phần mềm này để tận dụng tối đa tiện ích mà chúng mang lại.
5. Đảm bảo hoàn thành công việc
Đảm bảo hoàn thành công việc là điều vô cùng quan trọng để đánh giá work from home có hiệu quả hay không. Bạn nên hoàn thành công việc đúng deadline, hạn chế ảnh hướng đến người khác vì sự chậm trễ của mình. Thực hiện đánh giá định kỳ năng suất làm việc của bản thân để điều chỉnh số lượng và tốc độ hoàn thiện công việc khi cần thiết. Tùy theo chính sách làm việc work from home của từng công ty, mà bạn có thể phân chia thời gian phù hợp để đảm bảo hoàn thành công việc một cách hiệu quả.
Lời kết
Bài viết trên Vieclam.net đã cùng bạn giải đáp thắc mắc “work from home là gì“. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn hình thức làm việc tại nhà. Ngoài ra, bạn hãy thường xuyên truy cập Vieclam.net để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất về mẹo tìm việc và những kinh nghiệm văn phòng nhé.
Xem thêm: