Đa số sinh viên còn đang đi học hoặc mới tốt nghiệp đều chưa có quá nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ năng tìm việc làm. Vậy bằng cách nào để CV xin việc cho sinh viên có thể lọt vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng? Hãy cùng Vieclam.net tìm hiểu cách thức chi tiết qua bài viết sau.
I. Các mẫu CV xin việc cho sinh viên đơn giản
Một bản CV chuyên nghiệp với bố cục trình bày khoa học sẽ giúp bạn đễ dàng ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Vậy nên nếu chưa có khả năng tự thiết kế CV sao cho chỉn chu và hợp lý nhất, bạn có thể tham khảo những gợi ý sau đây:
Link CV tải về chỉnh sửa CV được, không lấy link hình ảnh nha, bạn sửa lại hết các link mẫu CV bên dưới luôn, > đã sửa
=> Download mẫu CV tại đây. Nếu có nhu cầu điều chỉnh thông tin, bạn có thể tạo bản sao và thực hiện chỉnh sửa nhé.
II. Cấu trúc cơ bản của CV xin việc sinh viên
Tùy vào kinh nghiệm làm việc và vị trí ứng tuyển mà bố cục CV có thể khác nhau ở một số điểm. Tuy nhiên với sinh viên mới tốt nghiệp, dưới đây là cấu trúc cơ bản cần phải có mà bạn cần lưu ý.
Mục lục
- 1. Thông tin cá nhân
- 2. Mục tiêu nghề nghiệp
- 3. Trình độ học vấn
- 4. Kinh nghiệm làm việc (nếu có)
- 5. Chứng chỉ thành tích
- 6. Kỹ năng
- 1. Sử dụng nhiều font chữ trên CV xin việc
- 2. Trình bày thiếu Logic
- 3. Mắc lỗi chính tả
- 1. Tìm hiểu kỹ về công ty ứng tuyển
- 2. Tham khảo JD, bản mô tả công việc
- 3. Cung cấp thông tin cá nhân phù hợp với JD
1. Thông tin cá nhân
Trong mọi mẫu CV xin việc, phần giới thiệu bản thân là nội dung bắt buộc và rất quan trọng. Đây là thông tin cơ bản để nhà tuyển dụng có thể liên hệ với bạn khi cần thiết. Đối với những người chưa có kinh nghiệm, phần giới thiệu bản thân có thể tóm những mục sau:
- Họ và tên: Lý Minh Hùng.
- Ngày sinh: 06/02/1998.
- Địa chỉ cư trú: Phường A, quận X, TP. HCM.
- Số điện thoại liên hệ: 0989xxx
- Email: [email protected]
- Trang mạng xã hội: [Facebook](http//:facebook.com/xxx)
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Trong CV, mục tiêu nghề nghiệp là mục tiêu chính trong công việc và là hướng đi mà bạn đang hướng tới. Đối với sinh viên chưa tốt nghiệp, việc thể hiện mục tiêu rõ ràng và phù hợp với vị trí và lĩnh vực ứng tuyển là điều vô cùng quan trọng.
Bạn nên cân nhắc chia mục tiêu nghề nghiệp thành hai phần: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Việc này giúp nhà tuyển dụng đánh giá được định hướng công việc của bạn có phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp hay không.
- Mục tiêu ngắn hạn: Đây là kế hoạch ngay trong tương lai gần, chẳng hạn như áp dụng những kiến thức từ trường đại học để thực hiện công việc được giao với hiệu quả và hiệu suất tối đa.
- Mục tiêu dài hạn: Đây là mục tiêu lớn hơn, những điểm đến quan trọng trong sự nghiệp của bạn, ví dụ như trở thành Junior Tester trong vòng 1 năm và tiến tới trở thành Senior Tester sau 3 năm.
Ví dụ:
Mục tiêu nghề nghiệp của Thực tập sinh bán hàng:
- Mục tiêu ngắn hạn: Đóng góp tích cực cho đội ngũ sale, hỗ trợ các hoạt động bán hàng của công ty và học hỏi từ các nhân viên kinh nghiệm.
- Mục tiêu dài hạn: Trở thành một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, có khả năng quản lý dữ liệu khách hàng, đạt được doanh số bán hàng cao và trở thành trưởng nhóm đội ngũ bán hàng trong vòng 3 năm.
Các mục tiêu này giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về ý định và mục tiêu sự nghiệp của bạn, cũng như thấy được tiềm năng phát triển dài hạn của bạn trong lĩnh vực mà bạn đang ứng tuyển.
Xem thêm: Cách viết CV cho sinh viên part time đơn giản, đúng chuẩn nhất
3. Trình độ học vấn
Để trình bày nội dung trình độ học vấn trong CV cho sinh viên một cách mạch lạc và ấn tượng, bạn có thể áp dụng các nguyên tắc sau:
- Liệt kê trình độ học vấn cao nhất ở đầu tiên và theo thứ tự thời gian từ gần đến xa.
- Tránh ghi lại thông tin về các cấp học như cấp 1, cấp 2, chỉ cần đề cập từ trung học trở lên như trung cấp, cao đẳng, đại học.
- Liệt kê bao gồm cả những thành tích học tập như điểm GPA cao, học bổng, giải thưởng, bằng khen.
- Chia nhỏ các phần về quá trình học vấn như chuyên môn, thành tích, chứng chỉ, giải thưởng để dễ đọc và hiển thị dễ nhìn hơn.
- Nếu ứng tuyển vào lĩnh vực không liên quan đến ngành học, hãy tập trung vào những khóa học và kỹ năng có liên quan.
Ví dụ:
Đại học Thương Mại
- Chuyên ngành: Marketing.
- Điểm GPA: 3.7/4.
- Sinh viên năm tốt khoa Quản trị 2022.
- Đạt học bổng xuất sắc 3 kỳ liên tiếp từ 2020.
Đây là một cách súc tích và cụ thể nhất để trình bày thông tin về học vấn trong CV của bạn giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nhận thấy trình độ và thành tích học tập của bạn.
Xem thêm: Tổng hợp 25+ CV Xin Việc Sale Chuẩn, Ấn Tượng 2024 (Có Tiếng Anh)
4. Kinh nghiệm làm việc (nếu có)
Sinh viên mới tốt nghiệp thường thiếu kinh nghiệm làm việc, tuy nhiên, phần kinh nghiệm trong CV vẫn rất quan trọng để chứng tỏ năng lực của bạn. Trong trường hợp bạn chưa có quá nhiều kỹ năng trực tiếp về công việc ứng tuyển, bạn có thể chọn lọc và ghi lại các công việc bán thời gian trong quá khứ có liên quan.
Nếu những kinh nghiệm này không thực sự phù hợp thì cũng đừng quá lo lắng. Trong buổi phỏng vấn, bạn có thể sử dụng cách diễn đạt sao cho thuyết phục nhất để biến những kinh nghiệm này thành những trải nghiệm tích cực và hữu ích. Ngoài ra, hoạt động ngoại khóa cũng là một yếu tố quan trọng. Nhà tuyển dụng ngày nay rất ưa chuộng nhân viên năng động, vì vậy hãy cố gắng tham gia nhiều hoạt động xã hội và hoạt động ngoại khóa để làm giàu thêm kinh nghiệm và kỹ năng của mình.
Ví dụ:
Công việc chính vị trí nhân viên phục vụ:
- Nhận đơn hàng từ khách và tiến hành pha chế sản phẩm.
- Tính tiền và thu tiền từ khách hàng.
- Hỗ trợ tư vấn và chào bán sản phẩm cà phê của quán đến khách hàng.
5. Chứng chỉ thành tích
Chứng chỉ thành tích là nội dung có thể giúp bù trừ đi những thiếu sót kinh nghiệm nếu bạn chưa có nhiều cơ hội cọ xát thực tế. Hãy nêu vào CV những chứng chỉ tin học ngoại ngữ, thành tích trong những cuộc thi, giải đấu trong CLB để làm dày thêm về mặt trải nghiệm.
Ví dụ:
- Chứng chỉ tin học MOS.
- Chứng chỉ Digital Marketing được cấp bởi Hublot qua khóa học trực tuyến.
- Giải I cuộc thi hùng biện tiếng Anh cấp trường.
6. Kỹ năng
Trên CV của sinh viên chưa tốt nghiệp, khi kinh nghiệm làm việc chưa nhiều, bạn cũng nên tập trung vào những kỹ năng để làm nổi bật bản thân. Nếu bạn có các kỹ năng liên quan đến vị trí và lĩnh vực ứng tuyển thì hãy thêm vào CV những kỹ năng này, chẳng hạn:
- Kỹ năng sử dụng các phần mềm thiết kế ảnh, chỉnh sửa video, viết content,…
- Kỹ năng thuyết trình, giao tiếp hiệu quả.
- Kỹ năng làm việc nhóm.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề tối ưu.
Đây là những yếu tố quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của bạn và cơ hội được chọn vào vòng phỏng vấn.
Xem thêm: Top Mẫu CV Xin Việc Ngành Ô Tô Chuyên Nghiệp, Ấn Tượng
III. Lưu ý dành cho sinh viên khi viết CV xin việc
Với những ứng viên lần đầu làm CV xin việc có thể gặp một số khó khăn nhất định và khó tránh việc sẽ mắc lỗi. Dưới đây là những nội dung bạn cần lưu ý thêm để có một hồ sơ xin việc chỉn chu nhất.
1. Sử dụng nhiều font chữ trên CV xin việc
Trong CV của sinh viên mới ra trường, nên hạn chế việc sử dụng quá nhiều loại phông chữ khác nhau để tránh làm mất đi tính thẩm mỹ và gây cảm giác rối mắt cho người đọc.
Thay vào đó, bạn có thể sử dụng một trong những phông chữ thống nhất cho toàn bộ CV, chẳng hạn như Arial, Times New Roman hoặc Tahoma để tạo sự đồng nhất và chuyên nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng nguyên tắc sử dụng một phông chữ cho các tiêu đề chính và một phông chữ khác cho nội dung cụ thể nhưng hãy đảm bảo các phông chữ này hài hòa và dễ đọc.
2. Trình bày thiếu Logic
Một số sinh viên khi viết CV xin việc part-time thường có xu hướng trình bày quá dài và cố gắng đưa vào càng nhiều thông tin càng tốt vì muốn thể hiện kinh nghiệm. Tuy nhiên, đây lại là một điểm trừ rất lớn trong mắt các nhân sự chọn lọc hồ sơ.
Điều quan trọng nhất là viết vào CV những điểm mà bạn muốn nhà tuyển dụng chú ý và đánh giá cao nhất. Hãy trình bày mỗi phần một cách rõ ràng, ngắn gọn và súc tích bằng việc sử dụng dấu chấm đầu dòng để làm nổi bật các thông tin chính.
Ngoài ra khi viết CV, hãy đọc kỹ mô tả công việc trong tin tuyển dụng để hiểu rõ yêu cầu cho vị trí đó. Mỗi CV chỉ được xem xét trong thời gian rất ngắn, vì vậy nhà tuyển dụng thường chỉ tập trung vào các điểm quan trọng như kinh nghiệm làm việc và kỹ năng chính.
3. Mắc lỗi chính tả
Sai lỗi chính tả là một trong những sai lầm cơ bản nhất khi viết CV đơn giản cho sinh viên. Việc mắc sai lỗi này có thể khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là thiếu cẩn thận và thiếu tính chuyên nghiệp. Thậm chí, họ có thể loại bỏ hồ sơ của bạn ngay lập tức mà không cần suy nghĩ.
Ngoài ra, ngữ pháp cũng là một yếu tố quan trọng cần lưu ý khi viết CV. Câu văn phải mạch lạc, có cấu trúc chặt chẽ và không nên sử dụng thuật ngữ chuyên ngành nếu bạn không thực sự hiểu rõ về nó.
Xem thêm: Top 20 kỹ năng cần có trong CV dễ dàng chinh phục nhà tuyển dụng
IV. Một số bí quyết giúp CV gây ấn tượng với HR
Thông thường nhà tuyển dụng không dành đến 10 giây cho một hồ sơ xin việc. Đó là một khoảng thời gian rất ngắn vì vậy hãy tạo một CV khéo léo để gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
1. Tìm hiểu kỹ về công ty ứng tuyển
Trước khi viết CV, hãy luôn tìm hiểu kỹ về công ty mà bạn đang ứng tuyển. Nắm rõ tính chất hoạt động và môi trường lao động của doanh nghiệp để có định hướng phát triển chính xác. Ngoài ra, chú ý tới dòng sản phẩm hoặc nội dung dịch vụ mà công ty cung cấp. Điều này giúp bạn lựa chọn mục tiêu nghề nghiệp phù hợp nhất, điều chỉnh sao cho khớp với mục tiêu lâu dài của công ty.
Việc nắm bắt thông tin này sẽ giúp bạn tạo ra một CV có thể gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên và thu hút sự quan tâm của nhà tuyển dụng.
2. Tham khảo JD, bản mô tả công việc
Nếu bạn muốn viết một CV hiệu quả, hãy lưu ý kỹ bản mô tả công việc để có cái nhìn tổng quan về vị trí tuyển dụng. Bản mô tả công việc từ công ty sẽ cho bạn biết những yêu cầu cụ thể cho vị trí đó, từ đó bạn có thể xác định mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng và điểm mạnh của mình.
Ví dụ, từ bản mô tả công việc cho vị trí nhân viên Marketing, bạn có thể nhận thấy những kỹ năng cần thiết như khả năng giao tiếp, ngoại ngữ, lập kế hoạch. Trong khi đó, mô tả công việc cho Graphic Designer sẽ yêu cầu kỹ năng mỹ thuật và khả năng sử dụng công cụ thiết kế.
3. Cung cấp thông tin cá nhân phù hợp với JD
Viết CV sao cho phù hợp với bản mô tả công việc là điều rất quan trọng. Một CV liên quan chặt chẽ đến vị trí ứng tuyển sẽ thể hiện sự nghiêm túc và khả năng đảm nhận của bạn đối với công việc đó. Bạn có thể tập trung vào những yếu tố sau để tạo ra một CV hoàn hảo nhất có thể:
- Trình độ học vấn phù hợp với chuyên ngành của vị trí ứng tuyển.
- Kinh nghiệm làm việc ở các vị trí tương đương hoặc có liên quan.
- Các kỹ năng cần thiết và phù hợp với công việc.
- Các bằng cấp, chứng chỉ liên quan đến công việc mà bạn đang xin.
Việc tạo ra một CV “match” với bản mô tả công việc sẽ giúp bạn nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Lời kết
Hẳn là qua bài viết trên, bạn đọc đã có cho mình những cách viết CV xin việc cho sinh viên cũng như tìm được mẫu CV phù hợp nhất. Đừng quên truy cập Vieclam.net nếu có nhu cầu tìm việc làm và khám nhiều hơn những câu chuyện đi làm thú vị nhé.
Có thể bạn chưa biết: