Học kiến trúc ra làm gì? Đây là câu hỏi được quan tâm nhiều nhất đối với những bạn học sinh đang có nhu cầu theo đuổi ngành học này, hay chính những bạn sinh viên sắp tốt nghiệp. Và để có thể nắm bắt được cụ thể những vị trí, việc làm của ngành kiến trúc sau khi ra trường. Sau đây, quý bạn đọc hãy theo dõi ngay bài viết này nhé!
Mục lục
I. Khái niệm ngành kiến trúc là gì?
Trước khi tìm hiểu về học kiến trúc ra làm gì, Vieclam.net sẽ giải thích khái niệm của ngành nghề này.
Hiểu một cách đơn giản nhất, ngành kiến trúc là ngành học đặc thù nằm giữa hai lĩnh vực nghệ thuật và kỹ thuật, có vai trò liên quan đến việc tổ chức và sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc. Người kiến trúc sư có nhiệm vụ thiết kế nên các công trình phục cho đời sống sinh hoạt của mọi người, xuất phát từ nhu cầu thực tế như: nơi ở, khu vui chơi, đi lại làm việc,…
Khi theo học ngành này bạn cần phải phấn đấu trong khoảng thời gian rất dài, ít nhất là 5 năm học và 2 năm làm nghề, từ đó mới có thể trở thành kiến trúc như chính thức. Bởi đây là ngành học liên quan đến vấn đề an toàn của con người.
Xem thêm: Ngành kiến trúc là gì? Mức lương hấp dẫn ngành kiến trúc
II. Những việc làm sau khi ra trường ngành kiến trúc
Thống kê của Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM cho thấy ngành kiến trúc là 1 trong 8 nhóm ngành thu hút nhiều lao động nhất tại TP.HCM, với khoảng 10.800 người/năm. Chính vì thế, khi theo đuổi ngành kiến trúc bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm. Vậy cụ thể, học kiến trúc ra làm gì?
2.1. Kiến trúc sư công trình
Là người đảm nhiệm nhiệm vụ điều phối và quản lý dự án kiến trúc, từ giai đoạn thiết kế ý tưởng đến giai đoạn hoàn thành công trình. Họ phải làm với cả nhà thầu và chủ đầu tư để đảm bảo quá trình thi công hoàn tất và tuân thủ theo kiến trúc, quy hoạch ban đầu.
2.2. Kiến trúc sư nội thất
Học kiến trúc ra làm gì? Bạn có thể lựa chọn trở thành kiến trúc sư nội thất. Vai trò của người kiến trúc sư nội thất là thiết kế xây dựng nội thất cũng như quy hoạch không gian.
2.3. Kiến trúc sư cảnh quan
Kiến trúc sư cảnh quan có vai trò quản lý và thiết kế mở rộng các khu vực công cộng mở rộng xung quanh chúng ta. Bằng cách kết hợp kỹ năng nghệ thuật và kiến thức về hoạt động con người và môi trường tự nhiên, họ thiết kế các khu vực vui chơi và công cộng phục vụ cho người dân sinh sống, làm việc.
2.4. Quy hoạch đô thị, vùng
Công việc quy hoạch đô thị, vùng là một phần quan trọng mang tính hành chính. Các kỹ sư trong lĩnh vực này phải tuân thủ các yêu cầu về quy hoạch đô thị nói chung. Đối với doanh nghiệp, họ có trách nhiệm phải hoàn thành thiết kế kiến trúc dựa trên điều kiện sẵn có.
2.5. Giám sát công trình
Còn được biết đến với tên gọi giám sát thi công hoặc giám sát xây dựng, người giám sát công trình có trách nhiệm phối hợp giữa chủ dự án/nhà đầu tư và nhà thầu để đảm bảo tiến độ và chất lượng dự án diễn ra thành công.
2.6. Giảng viên
Cuối cùng, nếu trong quá trình học tập bạn đạt được kết quả học tập tốt, có thể lựa chọn trở thành giảng viên tại các trường cao đẳng hoặc đại học để truyền đạt kiến thức cho thế hệ sinh viên sau này.
Xem thêm: Dự đoán xu hướng ngành nghề HOT tại Việt Nam trong tương lai
III. Mức lương của ngành kiến trúc
Sau khi đã giải đáp được câu hỏi học kiến trúc ra làm gì? Tiếp theo đây Vieclam.net sẽ bật mí về mức lương ngành kiến trúc. Mức lương ngành kiến trúc có thật sự cao như lời đồn không?
Được xem là ngành nghề có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai, vì thế mức lương của nhóm ngành kiến trúc xếp vào “top” trên thị trường. Thế nhưng cũng như những ngành nghề khác, mức lương của ngành kiến trúc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kỹ năng, kinh nghiệm và vị trí bạn làm việc,…Cụ thể:
Ví trí | Mức lương |
Kiến trúc sư công trình | Từ 12 – 18 triệu/ tháng |
Kiến trúc sư nội thất | Khoảng 8 – 12 triệu đồng/tháng |
Kiến trúc sư cảnh quan | Dao động 10 – 20 triệu đồng/tháng |
Quy hoạch đô thị, vùng | Từ 10 – 15 triệu/ tháng |
Giám sát công trình | Dao động 12 – 34 triệu đồng/tháng |
Giảng viên | Dao động từ 8-12 triệu đồng/tháng |
Xem thêm: Top 16 công việc lương cao cho nữ ở Việt Nam nhất định phải biết
IV. Lời khuyên giúp nâng cao cơ hội tìm việc làm ngành kiến trúc
Với bất kỳ ngành nghề nào, để có thể tìm việc làm dễ vàng và nâng cao cơ hội trở thành nhân viên chính thức trong lĩnh vực kiến trúc, bạn cần phải không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức bản thân, từ đó để có thể đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng đưa ra. Một số phương pháp dành cho bạn như sau:
- Học hỏi và trau dồi kiến thức: Không ngừng cập nhật những kiến thức và kỹ năng mới liên quan đến ngành kiến trúc qua các khóa học trực tuyến, chứng chỉ và đào tạo chuyên ngành.
- Mở rộng các mối quan hệ: Mở rộng mạng lưới kết nối với các chuyên gia, nhà tuyển dụng cũng như các cá nhân có ảnh hưởng trong lĩnh vực kiến trúc nhằm tăng cơ hội được giới thiệu việc làm và nhận sự hỗ trợ trong tìm kiếm việc làm.
- Phát triển kỹ năng mềm: Bên cạnh các kỹ năng kỹ thuật bắt buộc, việc phát triển các kỹ năng mềm như: giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian là yếu tố quan trọng giúp bạn nâng cao khả năng tương tác và tiếp xúc với nhà tuyển dụng.
- Thực hành trải nghiệm: Chủ động thực tập và làm việc từ sớm tại các công ty, tổ chức có liên quan sẽ giúp bạn có nhiều kinh nghiệm, gia tăng cơ hội tìm kiếm việc làm chính thức.
- Xây dựng portfolio và CV ấn tượng: Tạo ra một CV và portfolio chỉn chu, chuyên nghiệp bao gồm các dự án, thành tích và kỹ năng mà bạn đã thực hiện trong lĩnh vực kiến trúc có thể gây ấn tượng ngay với nhà tuyển dụng.
Trên đây Vieclam.net đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin liên quan đến ngành nghề kiến trúc cùng đó là giải đáp câu hỏi học kiến trúc ra làm gì. Hy vọng, với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn định hướng được nghề nghiệp sắp tới cho mình. Ngoài ra đừng quên truy cập Vieclam.net để tạo hồ sơ xin việc, gia tăng cơ hội kiếm việc làm với mức lương hấp dẫn nhé!
Xem thêm: