HomePhát triển bản thânLayoff là gì? Nên làm gì để đối diện với làn sóng...
Newspaper Theme

Related Posts

Featured Artist

Layoff là gì? Nên làm gì để đối diện với làn sóng sa thải hàng loạt?

Trong những năm gần đây, làn sóng layoff đang diễn ra mạnh mẽ, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Vậy layoff là gì? Tại sao tình trạng layoff lại diễn ra sôi nổi? Cùng Vieclam.net tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Layoff là gì? Nên làm gì để đối diện với làn sóng sa thải hàng loạt?
Layoff là gì? Nên làm gì để đối diện với làn sóng sa thải hàng loạt?

I. Layoff là gì? 

Layoff, hay còn được gọi là sa thải buộc người lao động thôi việc tạm thời hoặc vĩnh viễn, là thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực quản lý nhân sự. Thông thường, layoff xảy ra khi nền kinh tế đang trải qua giai đoạn khủng hoảng, sau các thương vụ mua bán, sát nhập công ty hay doanh nghiệp tiến hành tái cơ cấu nhân sự.

Trước đây, layoff thường đi kèm với từ “temporary”, tức là công ty chỉ tạm thời đình chỉ hoặc thôi việc nhân viên do không còn nhu cầu, gặp khủng hoảng hay không đủ khả năng chi trả lương. Trong trường hợp này, khi doanh nghiệp có nhu cầu tái tuyển dụng vào vị trí đó, nhân viên có thể được mời trở lại làm việc mà không cần qua quy trình tuyển dụng. Còn bây giờ, layoff thường được hiểu là hành động buộc nhân viên thôi việc hẳn hoặc bị sa thải.

Layoff, hay còn được gọi là sa thải, là thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực quản lý nhân sự
Layoff, hay còn được gọi là sa thải, là thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực quản lý nhân sự

Xem thêm: Nam 30 tuổi nên học nghề gì để mang lại thu nhập cao

II. Thực trạng thị trường lao động hiện nay

Từ sau đại dịch Covid-19, tình hình kính tế rơi vào khủng hoảng, điều này dẫn đên thị trường lao động cũng bị điêu đứng cho tới ngày nay.

1. Thị trường lao động trên thế giới

Trên toàn thế giới, làn sóng sa thải đang xảy ra ngày càng nhanh chóng, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ. Theo dữ liệu tổng hợp từ Layoffs.fyi, đã có đến 1.069 công ty trong lĩnh vực công nghệ sa thải tổng cộng 244.342 nhân viên từ đầu năm 2023 cho đến nay. 

Năm 2023 được cho là đánh dấu sự tăng tốc của làn sóng sa thải trên toàn cầu cùng với nạn lạm phát tăng cao. Trong năm vừa qua, Google và Twitter đã sa thải hơn 12.000 nhân viên trên toàn cầu, trong khi Meta (trước đây là Facebook) đã sa thải gần 13% tổng số nhân viên và Amazon đã cắt giảm lên đến 18.000 nhân viên.

Thị trường lao động trên thế giới
Thị trường lao động trên thế giới

2. Thị trường lao động tại Việt Nam

Thị trường lao động tại Việt Nam đang trải qua làn sóng sa thải kéo dài, gây lo ngại về tình trạng kinh tế và doanh nghiệp. Theo Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân, tính đến cuối tháng 4/2023, trong tổng số 9.560 doanh nghiệp tham gia khảo sát, có 82% dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng hoặc ngừng hoạt động trong nửa cuối năm.

Trong số này, hơn 7.300 doanh nghiệp cho biết vẫn tiếp tục hoạt động, nhưng 71% kế hoạch cắt giảm lực lượng lao động, ước tính khoảng 5.200 công ty, chủ yếu tập trung ở ngành xây dựng và công nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân đang thực hiện cắt giảm lớn, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương. Thách thức chính mà họ đối mặt là khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng mới.

Ban Nghiên cứu dự đoán rằng làn sóng sa thải có thể tiếp tục gia tăng trong những tháng cuối năm 2023, do tác động của khó khăn kinh tế và tình hình nội bộ của doanh nghiệp. Đồng thời, khoảng 30% doanh nghiệp kỳ vọng giảm một nửa doanh thu, trong khi chỉ có 2,5% có dấu hiệu tăng trưởng. (Nguồn: VNExpress.net)

Thị trường lao động tại Việt Nam
Thị trường lao động tại Việt Nam

Xem thêm: Ngành Đông phương học là gì? Ra trường có dễ xin việc không?

III. Bị layoff – Người lao động nên làm gì?

Khi bị sa thải, có thể bạn đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng, bất an và lo lắng. Cảm giác căng thẳng về tài chính, tinh thần đi xuống. Nhiều người lao động rơi vào trạng thái tiêu cực, đôi khi là trầm cảm. Vậy để vượt qua giai đoạn này, có những kinh nghiệm gì? Dưới đây là một số típ giúp bạn vượt qua:

  • Đảm bảo quyền lợi của bản thân

Pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng về quyền lợi của người lao động trong trường hợp này, bao gồm trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc (đối với người đủ điều kiện), tiền lương chưa nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội. Những quyền lợi này được ghi rõ trong các Điều 49 Luật lao động năm 2013, Khoản 1 Điều 49 và Điều 114 Bộ luật lao động năm 2012. Ngoài ra, tùy thuộc vào chính sách và thoả thuận riêng của từng công ty, người lao động cũng có thể được hưởng các quyền lợi khác như chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ tìm kiếm việc làm mới. 

  • Quản lý tài chính một cách nghiêm túc

Trong bối cảnh mất việc, việc quản lý tài chính trở nên cực kỳ quan trọng. Hãy tổ chức lại ngân sách của bạn, kiểm tra các nguồn tài chính như quỹ tiết kiệm, trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp thôi việc. So sánh số tiền này với chi phí sinh hoạt và ưu tiên các khoản chi phí quan trọng như sức khỏe, thuê nhà và gặm nhấm chi phí không cần thiết. Điều này giúp bạn duy trì sự ổn định tài chính trong giai đoạn khó khăn.

Đảm bảo quyền lợi của bản thân
Đảm bảo quyền lợi của bản thân
  • Trau dồi thêm kỹ năng mới

Thời gian rảnh rỗi sau khi bị sa thải là cơ hội tuyệt vời để đầu tư vào bản thân. Hãy tập trung vào việc nâng cao kỹ năng của bạn, bất kỳ điều gì có thể làm cho bạn trở nên có giá trị hơn trong thị trường lao động. Học hỏi thêm kỹ năng mềm, nâng cao trình độ ngoại ngữ, hoặc tham gia vào các khóa học giúp phát triển sự chuyên nghiệp của bạn. Điều này sẽ là một đầu tư tốt cho tương lai khi bạn quay lại thị trường lao động.

  • Tìm kiếm và phát triển các mối quan hệ mới

Các mối quan hệ xung quanh bạn có thể sẽ là bước đệm mang đến cơ hội việc làm tốt. Hãy tận dụng thời gian này để mở rộng mối quan hệ giúp bạn học hỏi và phát triển bản thân. Bạn có thể tham gia vào các hoạt động tình nguyện, các câu lạc bộ thể thao, các khóa học kỹ năng mang tính giải trí và thư giãn và nhiều hoạt động khác. Tại những nơi này, bạn có thể mở rộng mối quan hệ và kết nối với mọi người trong cộng đồng.

Trau dồi thêm kỹ năng mới
Trau dồi thêm kỹ năng mới
  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần, chấn chỉnh lại suy nghĩ

Sự lo lắng và căng thẳng là điều không thể tránh khỏi khi bị sa thải. Tuy nhiên, quan trọng nhất là làm thế nào bạn quản lý nó. Chia sẻ cảm xúc với gia đình và bạn bè, tìm kiếm hỗ trợ từ người thân thân thiện. Tập trung vào những suy nghĩ tích cực và hiểu rằng thất nghiệp chỉ là một giai đoạn tạm thời, không phải là sự kết thúc của mọi thứ.

  • Tút tát, làm đẹp CV của bạn

Công cụ không thể thiếu mỗi lần tìm việc là chiếc CV. Vì vậy, tận dụng khoảng thời gian layoff xem xét lại những kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức của bạn để thiết kế cho bản thân một chiếc CV thật đẹp. Hãy tóm gọn và điền những gạch đầu dòng ăn điểm nhất vào CV của bạn ở phần kinh nghiệm hoặc thành tựu. Chuẩn bị một chiếc CV hoàn hảo, phù hợp với từng công việc mà bạn ứng tuyển sẽ đem lại nhiều cơ hội hơn. 

Chăm sóc sức khỏe tinh thần, chấn chỉnh lại suy nghĩ
Chăm sóc sức khỏe tinh thần, chấn chỉnh lại suy nghĩ

Xem thêm: Khi nào nên nghỉ việc? 15 dấu hiệu cho thấy bạn nên nghỉ việc ngay lập tức

IV. Top 3 nguyên nhân chính dẫn đến làn sóng layoff?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến làn sóng layoff diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Tuy nhiên, dưới đây là 3 nguyên nhân chính Vieclam.net tổng hợp chia sẻ đến bạn.

1. Nguyên nhân khách quan

Đầu tiên là một số nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng layoff đang diễn ra:

  • Khủng hoảng kinh tế toàn cầu: Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế, buộc các doanh nghiệp phải tiến hành cắt giảm chi phí, bao gồm cả chi phí nhân sự để ứng phó với khó khăn tài chính.
  • Sự thay đổi công nghệ: Sự tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ có thể thay đổi yêu cầu về kỹ năng công việc, tạo ra sự chênh lệch giữa những người có kỹ năng kỹ thuật cao và những người không. Người lao động không sẵn sàng thích nghi có thể đối mặt với nguy cơ mất việc.
  • Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường: Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động. Điều này dẫn đến việc một số vị trí công việc không còn cần thiết và bị loại bỏ.
Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan

Xem thêm: Ngành Tài chính Ngân hàng là gì? Làm nghề gì sau khi ra trường?

2. Nguyên nhân từ người lao động

Đôi khi việc bị sa thải cũng có thể bắt nguồn từ chính bản thân người lao động chẳng hạn như:

  • Hiệu suất làm việc không đạt yêu cầu: Nhân viên không đạt được kết quả công việc theo yêu cầu hay không có sự cải thiện trong thời gian dài.
  • Thái độ làm việc không tốt: Thái độ không chuyên nghiệp, thiếu tôn trọng đồng nghiệp, không tuân thủ quy tắc và chuẩn mực của doanh nghiệp.
  • Không phù hợp với vị trí công việc: Nhân viên có kỹ năng không phù hợp, không có sự phát triển tốt trong vị trí công việc của mình. Điều này có thể dẫn đến việc sa thải để tìm người phù hợp hơn cho vị trí đó.
Nguyên nhân từ người lao động
Nguyên nhân từ người lao động

Xem thêm: Cách trả lời phỏng vấn xin việc nhà hàng hay và ấn tượng

3. Nguyên nhân từ doanh nghiệp

Ngoài những nguyên nhân khách quan hay do bản thân ngườ lao động đã đề cập ở trên thì doanh nghiệp cũng có thể tiến hành các hoạt động sa thải với một số lý do riêng:

  • Thay đổi chiến lược kinh doanh: Một doanh nghiệp có thể quyết định điều chỉnh chiến lược hay tập trung vào các lĩnh vực mới. Họ có thể sẽ sa thải những nhân viên không phù hợp với chiến lược mới.
  • Tái cơ cấu tổ chức: Khi một doanh nghiệp quyết định cải thiện cơ cấu tổ chức việc sa thải nhân viên có thể xảy ra để đáp ứng yêu cầu việc cải thiện hiệu suất và hiệu quả.
  • Cắt giảm chi phí: Để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể quyết định sa thải nhân viên thay vì tìm cách tăng doanh thu. Điều này có thể xảy ra khi doanh nghiệp đối mặt với áp lực kinh tế hoặc cần cắt giảm nguồn lực.
  • Khả năng thay thế: Nếu có sẵn nhiều ứng viên có khả năng tốt cho một vị trí, doanh nghiệp có thể dễ dàng sa thải nhân viên không hiệu quả và tìm người thay thế để nâng cao hiệu suất làm việc và đáp ứng nhu cầu công việc hiện tại.
Nguyên nhân từ doanh nghiệp
Nguyên nhân từ doanh nghiệp

V. Layoff là thách thức hay cơ hội?

Trong bối cảnh biến động, suy thoái kinh tế, việc bị sa thải (Lay off) không chỉ mang đến cơ hội mà còn đối mặt với những thách thức đối với cả người lao động và doanh nghiệp. Vậy thách thức gặp phải là gì? Và cơ hội mang lại là gi? Theo dõi phần viết sau của Vieclam.net:

1. Đối với người lao động

Thách thức

  • Mất việc là một thách thức lớn đối với người lao động vì nó có thể gây ra tình trạng mất cân bằng tài chính và tâm lý không ổn định. Người lao động có thể phải đối mặt với khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm mới và duy trì cuộc sống hàng ngày.
  • Layoff có thể gây mất tự tin và sự mất mát về địa vị xã hội, danh dự của người láo động. Họ có thể cảm thấy lo lắng về tương lai và không chắc chắn về khả năng tái đi làm.

Cơ hội

  • Layoff cũng có thể đánh dấu một cơ hội để trau dồi và phát triển bản thân. Người lao động có thể sử dụng thời gian nghỉ việc để nâng cao kỹ năng, học hỏi và chuẩn bị cho công việc mới.
  • Đôi khi, layoff có thể giúp người lao động tìm ra những cơ hội mới và thúc đẩy sự thay đổi tích cực trong sự nghiệp. Nó có thể mở ra cánh cửa cho việc thử nghiệm các lĩnh vực mới, khám phá bản thân hoặc có thể tự mình khởi nghiệp.

Tuy nhiên, để biến layoff thành cơ hội, người lao động cần có sự kiên nhẫn, quyết tâm và kiên trì. Hãy tìm kiếm các khóa học, đào tạo hoặc tư vấn nghề nghiệp để cải thiện kỹ năng để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động. 

Đối với người lao động
Đối với người lao động

Xem thêm: Vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này? 8 mẫu câu trả lời gây ấn tượng!

2. Đối với doanh nghiệp

Thách thức

  • Layoff đòi hỏi doanh nghiệp phải đối mặt với việc cắt giảm nhân sự, điều này có thể ảnh hưởng đến sự ổn định và hiệu suất hoạt động của công ty.
  • Quá trình layoff có thể gây ra áp lực tài chính và hình ảnh công ty. Điều này ảnh hưởng đến lòng tin của nhưng nhân viên ở lại và có thể tác động đến mối quan hệ với khách hàng hoặc đối tác kinh doanh.

Cơ hội

  • Layoff cũng có thể mang lại cơ hội cho doanh nghiệp đó là tối ưu hóa cấu trúc tổ chức và tài nguyên. Việc giảm bớt nhân sự không cần thiết có thể giúp tăng cường hiệu suất và giảm chi phí.
  • Layoff cũng có thể đánh thức sự sáng tạo và cải tiến trong công ty. Việc thay đổi và tái cơ cấu có thể mở ra cơ hội mới, khám phá các lĩnh vực tiềm năng và tạo ra sự tăng trưởng bền vững.

Tuy nhiên, để biến layoff thành cơ hội, doanh nghiệp cần có một kế hoạch chặt chẽ và tầm nhìn dài hạn. Điều quan trọng là quản lý quá trình layoff một cách nhân văn, tôn trọng và hỗ trợ nhân viên bị layoff, đồng thời tạo ra những cơ hội mới cho nhân viên còn lại, tăng cường tinh thần đồng đội.

Đối với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp

Qua bài viết trên, Vieclam.net đã giải đáp được cho câu hỏi layoff là gì? cũng như những vấn đề xoay quanh chủ đề này. Cùng với đó là những cơ hội và thách thức layoff mang lại đối với cả người lao động và doanh nghiệp. Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích cho bạn. Đừng quên theo dõi Vieclam.net thường xuyên để không bỏ lỡ những tin đăng tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm

Vieclam.net đã và đang nỗ lực cung cấp các nội dung giá trị, đáng tin cậy nhất đến với độc giả. Tuy nhiên, các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, do đó Vieclam.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định liên quan đến đầu tư, tài chính, sức khỏe, hạnh phúc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cùng tìm hiểu chi tiết lương hưu là gì và cách tính lương hưu chính xác

Lương hưu là gì? Những điều cần biết về lương hưu

0
Bạn đã bao giờ tự hỏi khi về già, nguồn thu nhập của mình sẽ từ đâu khi không còn sức lao động, tài...
Hướng dẫn cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội mới năm 2024

Hướng dẫn cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội mới năm 2025

0
Bạn đang thắc mắc cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội mới năm 2024? Với những thay đổi quan trọng trong chính sách,...
Đơn xin nghỉ việc

Top 9 mẫu đơn xin nghỉ việc đầy đủ, chính xác nhất 2024

0
Đơn xin nghỉ việc là tài liệu cần thiết khi bạn quyết định kết thúc công việc hiện tại một cách chuyên nghiệp. Nếu...
Sa thải là gì?

Sa thải là gì? Các trường hợp sa thải nhân viên thường gặp

0
Việc nắm rõ các quy định pháp luật về việc sa thải nhân viên là điều quan trọng đối với các doanh nghiệp cũng...
lương khoán là gì

Lương khoán là gì? Cách tính và hình thức chi trả lương khoán

0
Mỗi doanh nghiệp sẽ linh hoạt lựa chọn hình thức trả lương tùy vào nhu cầu và tính chất công việc. Thay vì hình...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới nhất