HomeMẹo tìm việcBỏ túi cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp và...
Newspaper Theme

Related Posts

Featured Artist

Bỏ túi cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp và khéo léo

Khi nhận được thư mời nhận việc, có lẽ bạn sẽ cảm thấy hào hứng và phấn khích. Dù đồng ý hay từ chối nhận việc thì việc đáp lại thư mời không chỉ là cách thể hiện quan điểm cá nhân mà còn là cơ hội để tạo dựng ấn tượng tốt và ghi điểm với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, làm thế nào để trả lời một cách chuyên nghiệp và khéo léo nhất? Cùng Blog Vieclam.net theo dõi bài viết sau để khám phá cách trả lời thư mời nhận việc nhé.

Bỏ túi cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp và khéo léo
Bỏ túi cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp và khéo léo

I. Thư mời nhận việc là gì?

Thư mời nhận việc là một thông điệp được gửi từ tổ chức, công ty hoặc nhà tuyển dụng đến ứng viên mời họ tham gia vào một vị trí công việc cụ thể. Thư mời này thường được gửi sau quá trình tuyển dụng và phỏng vấn, khi nhà tuyển dụng đã quyết định mời ứng viên vào nhận công việc mà họ đã ứng tuyển.

Thư mời nhận việc thường chứa thông tin về vị trí công việc, mô tả công việc, mức lương, phúc lợi và các thông tin liên quan khác. Điều này cung cấp cơ hội cho người nhận thư xem xét và đánh giá lại công việc được đề xuất, từ đó đưa ra quyết định liệu họ sẽ chấp nhận hoặc từ chối lời mời.

Thư mời nhận việc là một thông điệp được gửi từ tổ chức
Thư mời nhận việc là một thông điệp được gửi từ tổ chức

Thông thường trong thư mời nhận việc, các điều khoản và điều kiện sẽ được nêu rõ, bao gồm các thông tin sau:

  • Mức lương: Thông tin về mức lương mà ứng viên sẽ nhận được cho vị trí công việc đó.
  • Lợi ích và tiền thưởng cuối năm: Cung cấp thông tin về các lợi ích và tiền thưởng mà nhân viên có thể được hưởng, bao gồm các chính sách phúc lợi và tiền thưởng cuối năm.
  • Giờ làm việc: Thông tin về khung giờ làm việc, bao gồm giờ bắt đầu và kết thúc làm việc hàng ngày, cũng như các ngày nghỉ trong tuần.
  • Công việc chính của nhân viên: Mô tả công việc chính mà nhân viên sẽ thực hiện, bao gồm nhiệm vụ, trách nhiệm và mục tiêu công việc.
  • Tên người quản lý hoặc cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Cung cấp thông tin về tên người quản lý trực tiếp hoặc cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, để ứng viên biết được ai sẽ là người chịu trách nhiệm giám sát và hướng dẫn công việc của mình.
  • Ngày bắt đầu làm việc chính thức: Thông báo về ngày cụ thể mà ứng viên được yêu cầu bắt đầu làm việc chính thức.

II. Hướng dẫn cách trả lời thư mời nhận việc khéo léo

Vậy làm cách nào để trả lời thư mời nhận việc thật khéo léo và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng? Cùng theo dõi phần viết sau để giúp cách trả lời thư mời nhận việc của bạn được suôn sẻ và thể hiện sự chuyên nghiệp của mình:

1. Xem xét thư trả lời trúng tuyển

Sau khi nhận được thư mời làm việc, ứng viên cần xem xét kỹ càng và lựa chọn cách trả lời thư mời phù hợp. Thông thường, có ba cách phản hồi lời mời phổ biến mà ứng viên nên biết, đó là: Chấp nhận, đưa ra thương lượng với các điều khoản tuyển dụng của doanh nghiệp và từ chối lời mời nhận việc từ doanh nghiệp.

Trước khi đưa ra quyết định về cách trả lời thư mời làm việc, bạn cần xem xét một số yếu tố:

  • Đầu tiên, hãy xem xét nhu cầu tài chính của bạn và xem liệu lời mời này có phù hợp với mục tiêu tài chính của bạn hay không.
  • Thứ hai, hãy xem xét trách nhiệm và nhiệm vụ mà bạn sẽ phải thực hiện nếu nhận việc này, và xem liệu bạn có thể đáp ứng được các yêu cầu đó hay không.
  • Cuối cùng, xem xét văn hóa và giá trị của công ty mà bạn sẽ làm việc, xem liệu nó phù hợp với sự quan tâm và giá trị cá nhân của bạn hay không. Dựa trên những xem xét này, bạn có thể đưa ra quyết định và trả lời thư mời làm việc một cách thích hợp.
Xem xét thư trả lời trúng tuyển
Xem xét thư trả lời trúng tuyển

2. Đàm phán thêm

Khi các điều khoản trong thư nhận việc không đáp ứng được tiêu chí mà ứng viên đặt ra đối với vị trí mà họ ứng tuyển, họ thường chọn cách đàm phán thêm để trả lời phản hồi thư nhận việc. Phản hồi thư mời nhận việc bạn nên nêu rõ sự quan tâm của mình đối với vị trí tuyển dụng mà doanh nghiệp đang tuyển. Đồng thời, thể hiện mong muốn của bạn về mức lương, chế độ đãi ngộ,… khi làm việc tại doanh nghiệp cho nhà tuyển dụng thấy.

Trong trường hợp bạn chưa chắc chắn hay còn phân vân nên đồng ý hay từ chối nhận việc, bạn hoàn toàn có thể xin gia hạn thêm thời gian để cân nhắc, phản hồi sau. Và hãy phản hồi  bằng một email hoặc tin nhắn đến nhà tuyển dụng để chắc chắn rằng họ cũng đồng ý với đề nghị này, gồm các mục sau:

  • Cảm ơn về offer công việc bạn nhận được
  • Đề cập xin phép gia hạn thêm thời gian suy nghĩ, trả lời nhận việc, nên xin gia hạn trong khoảng thời gian 2 – 3 ngày là hợp lý.
  • Nếu bạn có bất kì băn khoăn nào về các điều khoản trong thư hãy hỏi ngay trong mail trả lời.
Đàm phán thêm
Đàm phán thêm

Xem thêm: Cách trả lời thư mời phỏng vấn chuyên nghiệp, ghi điểm 2024

3. Chấp nhận hoặc từ chối offer

3.1. Nếu bạn đồng ý nhận việc
  • Nếu bạn quyết định đồng ý và có thể nhận việc theo đúng thời gian nhà tuyển dụng yêu cầu trong thư mời nhận việc bằng email từ doanh nghiệp. Bạn hãy trả lời thư ngay lập tức với thông tin yêu cầu mà doanh nghiệp đã gửi.
  • Bạn hãy bày tỏ lòng biết ơn đến doanh nghiệp vì đã trao cho bạn cơ hội được làm việc với họ. Bạn có thể cam kết sẽ đóng góp hết mình để hoàn thành công việc tốt nhất và hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp.
  • Xác nhận các thông tin được đề cập trong thư 2 – 3 lần để tránh việc bạn nhìn nhầm hoặc đọc không kỹ. Bạn cần xác định chính xác các thông tin như ngày bắt đầu làm việc, lương, lịch làm việc, chế độ và chính sách khi làm việc, v.v.
  • Sau khi hoàn thành nội dung thư nhận việc, bạn nên hỏi thêm nhà tuyển dụng rằng bạn cần chuẩn bị những gì cho buổi làm việc đầu tiên đễ bạn có sự chuẩn bị một cách tốt nhất. 
Đồng ý nhận việc
Đồng ý nhận việc
3.2. Nếu bạn từ chối nhận việc 
  • Nếu bạn từ chối nhận việc, bạn hãy gửi lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng vì đã đánh giá cao năng lực của bạn cũng như trao cho bạn cơ hội hợp tác cùng họ. Bởi việc lựa chọn một hồ sơ phù hợp trong số vô vàn hồ sơ xin việc không phải là điều dễ dàng. Vì vậy, lời cảm ơn sẽ giúp bạn thể hiện sự biết ơn đối với những gì nhà tuyển dụng đã làm.
  • Hãy đưa ra lý do ngắn gọn và hợp lý mà không gây mất thiện cảm với doanh nghiệp. Một số lý do mà bạn có thể xem xét khi viết email từ chối nhận việc bao gồm: địa điểm làm việc quá xa nhà, đã nhận được lời mời làm việc từ một công ty khác, không phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bạn, những lý do tương tự.
  • Khi bạn phản hồi từ chối nhận việc qua thư cũng là một cách để bạn thể hiện sự khéo léo. Bạn có thể chia sẻ một số góp ý nhỏ khi tham gia quá trình ứng tuyển, đó có thể là lời nhận xét, động viên…
  • Hãy ngỏ lời hợp tác trong tương lai, đừng thẳng thắn ngắt kết nối với với nhà tuyển dụng. Bởi có thể bạn sẽ hợp tác hay có cơ hội làm việc với họ trong tương lai.
Từ chối nhận việc 
Từ chối nhận việc

Xem thêm: Cách trả lời thư phỏng vấn bằng tiếng Anh ấn tượng nhất 

III. Tham khảo mẫu trả lời thư mời làm việc chuyên nghiệp

1. Mẫu email chấp nhận công việc

Kính gửi: [Người phụ trách tuyển dụng/Bộ phận/Công ty]

Tôi là: [Họ và tên], đăng ký ứng tuyển vào vị trí [vị trí ứng tuyển].

Tôi rất vui mừng khi nhận được lời mời làm việc tại doanh nghiệp quý trọng. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc vì sự tin tưởng và cơ hội mà công ty đã trao cho tôi.

Tôi xác nhận sẽ tham gia giai đoạn thử việc tại vị trí [vị trí ứng tuyển], bắt đầu từ ngày [thời gian], với mức lương đã thỏa thuận. Tôi tin rằng [tên công ty] sẽ là môi trường lý tưởng để tôi phát triển và đóng góp những giá trị tích cực. Trong thời gian tới, tôi cam kết sẽ cố gắng hết sức trong công việc.

Nếu công ty cần bổ sung thông tin hoặc các giấy tờ liên quan, xin vui lòng phản hồi qua địa chỉ email cá nhân của tôi.

Xin chân thành cảm ơn.

Trân trọng,

[Tên người gửi]

2. Mẫu trả lời thư mời nhận việc khi bạn cần đàm phán thêm

Chủ đề: TRẢ LỜI THƯ MỜI NHẬN VIỆC – HỌ TÊN – VỊ TRÍ

Kính gửi: [Người phụ trách tuyển dụng/Bộ phận/Công ty]

Tôi là: [Họ và tên], đã ứng tuyển vào vị trí [vị trí ứng tuyển].

Tôi rất vui mừng khi nhận được lời mời gia nhập đội ngũ của quý công ty. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới quý công ty vì đã tin tưởng và trao cho tôi cơ hội này.

Tuy nhiên, sau khi xem xét lời đề nghị, tôi mong muốn có thể đàm phán và thỏa thuận thêm về một số nội dung liên quan đến [nội dung cần trao đổi]. Cụ thể như sau:

  • [Nội dung thứ nhất]
  • [Nội dung thứ hai]
  • [Nội dung thứ ba]

Hy vọng quý công ty có thể xem xét các đề xuất trên và sắp xếp thời gian để chúng ta có thể thảo luận và trao đổi chi tiết hơn. Nếu quý công ty cần cung cấp bất kỳ tài liệu hay thông tin nào khác, xin vui lòng phản hồi qua email này.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn quý công ty. Tôi rất mong chờ cơ hội trở thành thành viên của công ty.

Trân trọng,

[Tên người gửi]

3. Mẫu thư từ chối job offer

Chủ đề: TRẢ LỜI THƯ MỜI NHẬN VIỆC – HỌ TÊN – VỊ TRÍ

Kính gửi: [Người phụ trách tuyển dụng/Bộ phận/Công ty]

Tôi là: [Họ và tên], đã ứng tuyển vào vị trí [vị trí ứng tuyển].

Tôi rất vui và vinh dự khi nhận được thư mời làm việc tại quý doanh nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới quý công ty vì đã tin tưởng và trao cho tôi cơ hội này.

Tuy nhiên, sau khi xem xét và cân nhắc, tôi cảm thấy bản thân chưa thực sự phù hợp với công việc. Vì vậy, tôi viết thư này xác nhận không thể tham gia thử việc tại quý công ty trong thời gian tới.

Rất mong quý công ty hiểu cho quyết định của tôi. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn công ty đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình ứng tuyển.

Chúc quý công ty ngày càng phát triển trong tương lai.

Trân trọng,

[Tên người gửi]

Xem thêm: Cách trả lời mail trúng tuyển bằng tiếng Anh chuyên nghiệp

IV. Những điều cần lưu ý khi trả lời thư mời nhận việc

Để đảm bảo sự quan tâm và tôn trọng đối tác tuyển dụng, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Phản hồi thư kịp thời: Đáp lại thư mời nhận việc trong thời gian ngắn để thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đối tác tuyển dụng. Trễ hẹn hoặc không trả lời có thể tạo ra ấn tượng xấu và có thể tước đi cơ hội của bạn.
  • Lựa chọn ngôn từ, văn phong phù hợp: Sử dụng ngôn từ lịch sự, chuyên nghiệp và chính xác trong câu trả lời. Tránh sử dụng ngôn ngữ nói, chữ viết tắt hoặc ngôn từ không phù hợp với tình huống.
  • Diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng: Trình bày ý kiến của bạn một cách rõ ràng và trung thực. Nếu bạn đồng ý, hãy diễn đạt sự tán thành và niềm vui với cơ hội. Nếu bạn từ chối, hãy giải thích lý do một cách khéo léo.
  • Chú ý đến định dạng và độ dài: Email trả lời thư mời nhận việc hay thư viết tay cũng nên được viết ngắn gọn. Hạn chế sử dụng câu chữ dài dòng, văn vở không cần thiết hoặc thông tin quá chi tiết.
  • Kiểm tra và sửa lỗi chính tả: Trước khi gửi thư, bạn hãy kiểm tra lại toàn bộ nội dung thư để đảm bảo không có lỗi chính tả hay ngữ pháp. Điều này giúp bạn thể hiện được sự chỉnh chu và chuyên nghiệp.
  • Gửi thư một cách lịch sự và chính xác: Trả lời email thư mời nhận việc hoặc gửi thư giấy với địa chỉ và tiêu đề chính xác. Hãy đảm bảo rằng thư được gửi từ địa chỉ email chuyên nghiệp của bạn và có chữ ký điện tử nếu cần thiết.
Những điều cần lưu ý khi trả lời thư mời nhận việc
Những điều cần lưu ý khi trả lời thư mời nhận việc

Qua bài viết trên, Vieclam.net đã chia sẻ đến bạn cách trả lời thư mời nhận việc một cách khéo léo và chuyên nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích tới bạn. Đừng quên theo dõi Vieclam.net thường xuyên để không bỏ lỡ những tin đăng tuyển dụng việc làm mới nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm

Vieclam.net đã và đang nỗ lực cung cấp các nội dung giá trị, đáng tin cậy nhất đến với độc giả. Tuy nhiên, các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, do đó Vieclam.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định liên quan đến đầu tư, tài chính, sức khỏe, hạnh phúc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cách viết Email gửi CV “ghi điểm tuyệt đối" với nhà tuyển dụng

Cách viết email gửi CV “ghi điểm tuyệt đối” với nhà tuyển dụng

0
Thay vì chỉ đơn thuần gửi CV ứng tuyển, email xin việc có thể tạo nên sự khác biệt của bạn so với các...
Social Media Manager là gì?

Social Media Manager là gì? Yêu cầu để trở thành Social Media Manager

0
Trong thời đại số hóa hiện nay, Social Media Manager đã trở thành một vị trí không thể thiếu đối với bất kỳ doanh...
Cách trả lời mail trúng tuyển bằng tiếng Anh

Cách trả lời mail trúng tuyển bằng tiếng Anh chuyên nghiệp

0
Khi nhận được email trúng tuyển việc làm, bạn thường trả lời như thế nào? Nếu bạn vẫn chưa tìm được cách thức phù...
Chairman là gì? Các yếu tố quan trọng tạo nên một Chairman

Chairman là gì? Các yếu tố quan trọng tạo nên một Chairman

0
Chairman là một thuật ngữ chỉ cấp quản lý điều hành và được dùng rất phổ biến trong các doanh nghiệp. Đây là vị...
Manager là gì? Những điều mà bạn nên biết về vị trí Manager

Manager là gì? Những điều mà bạn nên biết về vị trí Manager

0
Bạn có bao giờ tự hỏi manager là gì và vai trò của họ trong một tổ chức ra sao? Từ việc lãnh đạo...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới nhất