Sinh viên năm cuối thường phải tham gia thực tập tại các công ty để tích lũy kinh nghiệm và chuẩn bị tiền đề cho công việc sau khi ra trường. Thực tập cũng được xem là “môn học” bắt buộc để sinh viên hoàn thành học kỳ. Sau khi kết thúc quá trình thực tập, sinh viên cần viết giấy xác nhận thực tập để phía đại diện công ty đưa ra đánh giá, nhận xét và ký chứng nhận hoàn thành thực tập. Hãy cùng Vieclam.net tìm hiểu về mẫu giấy xác nhận thực tập qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
I. Giấy xác nhận thực tập là gì?
Giấy xác nhận thực tập được hiểu là mẫu đơn chứng nhận đã hoàn thành kỳ thực tập tại một công ty hoặc tổ chức doanh nghiệp nào đó.
Giấy xác nhận thực tập còn được gọi với một số tên khác như mẫu xác nhận của đơn vị thực tập, giấy chứng nhận thực tập, giấy xác nhận kiến tập…. Tùy từng công ty, tổ chức mà có cách quy định, đặt tên khác nhau, các bạn sinh viên cần lưu ý để chọn tiêu đề đơn cho chính xác.
Trên giấy xác nhận thực tập cần cung cấp đầy đủ các thông tin sau đây:
- Họ tên, ngày tháng năm sinh của sinh viên thực tập.
- Trường, khoa và ngành đang theo học.
- Tên công ty, vị trí công việc, phòng/ban thực tập.
- Họ tên, chức vụ, email hoặc số điện thoại người hướng dẫn trực tiếp trong công ty.
- Thời gian bắt đầu và kết thúc kỳ thực tập.
- Đánh giá, nhận xét của đơn vị thực tập (có thể bổ sung thêm điểm số cho suốt quá trình thực tập).
- Thời gian làm giấy xác nhận thực tập.
- Họ tên, chữ ký của sinh viên thực tập.
- Họ tên, chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của công ty, tổ chức doanh nghiệp.
Đọc thêm: Kỹ năng phỏng vấn khi xin việc – Mẹo giúp bạn tự tin trả lời phỏng vấn
II. Tầm quan trọng của giấy xác nhận thực tập
Giấy xác nhận thực tập biểu thị cho việc một cá nhân nào đó đã hoàn thành tốt kỳ thực tập tại công ty. Đây là chứng nhận cho kinh nghiệm làm việc, hiệu suất, kỹ năng thực tế của sinh viên và được xác nhận bởi người đại diện của doanh nghiệp thực tập. Các bạn sinh viên năm cuối cần xin giấy xác nhận thực tập đã được đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp để hoàn thiện hồ sơ xét tốt nghiệp ra trường.
Trên thực tế có nhiều doanh nghiệp thích tuyển dụng những ứng viên đã có kinh nghiệm và chứng chỉ thực tập. Vì thế giấy xác nhận thực tập cũng là tiền đề để các doanh nghiệp mà sinh viên ứng tuyển công việc sau này có thể tham khảo và dựa vào đó để phần nào đánh giá năng lực, thái độ của nhân sự cần tuyển dụng.
Tìm hiểu thêm: Kỹ năng ra quyết định là gì? Vai trò và nguyên tắc đưa ra quyết định
III. Một số mẫu giấy thực tập chuẩn form
Giấy xác nhận thực tập thường được cấp cho sinh viên cho sau khi hoàn thành kỳ thực tập tại doanh nghiệp. Dưới đây là một số mẫu giấy xác nhận thực tập, kiến tập tại doanh nghiệp mà các bạn sinh viên có thể tham khảo, chỉnh sửa thông tin cá nhân sao cho phù hợp nhé.
1. Mẫu giấy xác nhận thực tập dạng văn bản
Mẫu 1: Download tại đây
Mẫu 2: Download tại đây
Mẫu 3: Download tại đây
Mẫu 4: Download tại đây
2. Mẫu giấy xác nhận thực tập kèm bảng đánh giá
Mẫu 1: Download tại đây
Mẫu 2: Download tại đây
Mẫu 3: Download tại đây
Mẫu 4: Download tại đây
3. Mẫu giấy xác nhận thực tập bằng tiếng Anh
Mẫu 1: Download tại đây
Mẫu 2: Download tại đây
Mẫu 3: Download tại đây
4. Mẫu giấy xác nhận kiến tập
IV. Những lưu ý quan trọng khi làm giấy xác nhận thực tập
Cách viết giấy xác nhận thực tập là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả thực tập. Các bạn sinh viên cần lưu ý một số điều sau để tránh sai sót ảnh hưởng đến quá trình đánh giá và kết quả thực tập tại doanh nghiệp.
1. Kiểm tra Quốc hiệu và Tiêu ngữ
Việc trình bày Quốc hiệu và Tiêu ngữ được xem là bắt buộc trong tất cả văn bản hành chính, do đó trên giấy xác nhận thực tập cũng cần trình bày đầy đủ Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
Quốc hiệu và Tiêu ngữ sẽ được trình bày như sau:
– Quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”: được trình bày bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, in đậm, cỡ chữ 13, canh giữa ở trang đầu tiên của văn bản.
– Tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”: được trình bày bằng chữ in thường, kiểu chữ đứng, in đậm, cỡ chữ 13, canh giữa dưới Quốc hiệu. Chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ cách nhau bằng dấu -, phía bên dưới sẽ có các đường kẻ ngang, nét liền, độ dài đường kẻ bằng độ dài của dòng chữ.
2. Điền đầy đủ những thông tin quan trọng
Trên giấy xác nhận thực tập cần thể hiện đầy đủ các thông tin quan trọng như:
- Tên đơn vị thực tập
- Thời gian thực tập
- Tên người hướng dẫn
- Thông tin cá nhân
- Phần đánh giá, nhận xét của đơn vị thực tập
Nội dung và hình thức của giấy xác nhận thực tập cũng cần được chú trọng. Ngoài việc mô tả về tính chất và thời gian thực tập thì còn bao gồm thêm đánh giá kết quả hoạt động và đánh giá cá nhân trong quá trình thực tập.
Trên giấy xác nhận thực tập phải có nhận xét, dấu xác nhận của đơn vị thực tập để chứng minh những thông tin trên là hoàn toàn chính xác và chứng thực hoàn thành kỳ thực tập tại doanh nghiệp.
3. Trình bày rõ ràng, không sai chính tả và tẩy xóa
Nội dung trình bày trên giấy xác nhận thực tập cũng góp phần ghi điểm tốt trong mắt người đọc. Hãy trình bày nội dung trong phiếu thật rõ ràng, rành mạch. Tránh viết sai lỗi chính tả hoặc tẩy xóa quá nhiều. Nên trình bày thật tóm tắt về bản thân, thời gian và các khóa đào tạo chuyên môn, kỹ năng của khóa thực tập (nếu có).
Thông tin phải đảm bảo tính xác thực và diễn giải ngắn gọn, súc tích, liệt kê dưới dạng dấu gạch đầu dòng. Bạn cũng nên sử dụng bảng đánh giá trong giấy xác nhận để người hướng dẫn tiện theo dõi, xác nhận và đánh giá đúng năng lực của bạn.
4. Ngôn từ có sự chọn lọc, tránh viết tắt
- Văn phong thể hiện trong giấy xác nhận thực tập phải mạch lạc, lịch sự, phù hợp với văn bản hành chính.
- Tránh sử dụng chữ viết tắt hay dùng phép nói ẩn dụ.
- Sử dụng đúng từ vựng, thể hiện chính xác nội dung.
- Nên sử dụng từ ngữ phổ thông, không dùng những từ ngữ thuộc phong cách khẩu ngữ, từ cổ, từ ngữ địa phương.
- Không nên dùng tiếng lóng, từ thô tục làm mất đi tính trang trọng của văn bản.
5. Điều chỉnh cẩn thận định dạng văn bản
Sau khi hoàn thành nội dung bạn cần chú ý đến phần định dạng văn bản đúng chuẩn, thống nhất kiểu định dạng của toàn bộ văn bản. Dưới đây là cách định dạng văn bản hành chính chuẩn chỉnh mà bạn có thể tham khảo:
- Phông chữ trình bày văn bản: Phông chữ tiếng Việt Times New Roman, màu đen. Bộ mã ký tự Unicode theo TCVN 6909:2001. Cỡ chữ sẽ tùy vào từng vị trí và thành phần của văn bản.
- Khổ giấy và kiểu trình bày văn bản: Sử dụng khổ giấy A4 (210 mm x 297 mm), trình bày theo chiều dài của khổ giấy. Trường hợp có bảng biểu nhưng không được làm thành nhiều phụ lục riêng thì có thể trình bày văn bản theo chiều rộng.
- Định lề trang văn bản: Định lề cách mép trên và mép dưới 20 – 25 mm, cách mép trái 30 – 35 mm, cách mép phải 15 – 20 mm.
- Số trang văn bản: Được đánh số từ số 1, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề dưới của văn bản, không hiển thị số trang thứ nhất.
- Trình bày nội dung văn bản: Nội dung được trình bày bằng chữ in thường, canh đều 2 lề, kiểu chữ đứng, cỡ chữ 13. Khi xuống dòng, chữ đầu lùi vào 1cm hoặc 1,27cm, khoảng cách giữa các đoạn tối thiểu là 6pt, khoảng cách giữa các dòng tối thiểu là dòng đơn, tối đa là 1,5 lines.
Trên đây là những điều cần biết về giấy xác nhận thực tập mà Vieclam.net đã tổng hợp và chia sẻ. Ở môi trường thực tập, các bạn sinh viên sẽ có nhiều cơ hội để cọ xát với công việc thực tế, ứng dụng kiến thức chuyên ngành đã học vào thực tiễn, trau dồi nhiều kỹ năng mềm cần thiết.
Trong bối cảnh xu hướng nghề nghiệp ở Việt Nam có nhiều thay đổi và rộng mở, Vieclam.net hy vọng rằng bạn đọc sẽ có thêm nhiều cơ hội để tìm kiếm được công việc mơ ước trong tương lai nhé.
Xem thêm: