Khi nhắc đến ngành kiến trúc, bạn đã phần nào hiểu được đây là một ngành học yêu cầu về năng khiếu mỹ thuật và đòi hỏi sự sáng tạo cao. Vậy cụ thể ngành kiến trúc là gì? Cơ hội việc làm và mức lương ngành nghề này hấp dẫn ra sao? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Vieclam.net để biết rõ nhé!
Mục lục
I. Ngành kiến trúc là gì ?
Ngành kiến trúc là gì? Ngành kiến trúc sư là gì? Đối với các thí sinh đang ý có định theo đuổi ngành học này, đa phần các bạn phải thi tổ hợp môn (Toán – Lý – Vẽ) bởi đây là một ngành học tổng hoà và cân bằng giữa hai yếu tố mỹ thuật và kỹ thuật. Bên cạnh đó, kiến trúc còn bao gồm những yếu tố khác về kỹ thuật, an toàn, chức năng, kinh tế và khí hậu cũng như đòi hỏi sự sáng tạo và khả năng tưởng tượng cao trong không gian.
Hiểu một cách đơn giản nhất kiến trúc là sự sắp xếp không gian sao cho đáp ứng được mục đích sử dụng và mang tính thẩm mỹ cao. Trong lĩnh vực này, người kiến trúc sư không thể không biết vẽ, nhưng vẽ ở đây đòi hỏi kỹ thuật và yêu cầu sự chuẩn xác cao.
Ngành kiến trúc hiện đang đứng đầu trong danh sách top những lĩnh vực nghề nghiệp hấp dẫn nhất, thu hút sự quan tâm và tìm việc làm từ các bạn trẻ. Đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là việc tạo ra nguồn lao động tri thức cho lĩnh vực thiết kế và xây dựng. Người hoạt động trong lĩnh vực này có tên gọi là “kiến trúc sư”.
Xem thêm: Top 12 công việc lương 10 triệu không cần bằng cấp, dễ xin việc
II. Chuyên ngành đào tạo ngành kiến trúc và cơ hội việc làm
Sau khi đã hiểu rõ khái niệm kiến trúc sư là gì? Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những chuyên ngành đào tạo ngành kiến trúc là gì? và cơ hội việc làm ngành nghề này. Nhìn chung sinh viên theo học ngành kiến trức sẽ được học chuyên ngành như sau:
1. Chuyên ngành thiết kế nội thất
Như tên gọi sẵn có, trong chuyên ngành thiết kế nội thất bạn sẽ được học cách về sử dụng ánh sáng, chất liệu, màu sắc, kiểu dáng và những yếu tố khác để tạo ra không gian bắt mắt và thoải mái ở bên trong công trình.
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này, bạn có thể làm việc ở những vị trí như:
- Chuyên gia thiết kế nội thất
- Chuyên gia phối màu và điều chỉnh ánh sáng nội thất
- Nhà thiết kế kiến trúc công trình thi công
- Chuyên viên tư vấn về lựa chọn vật liệu và công nghệ thiết kế
- Chuyên viên giám sát quá trình xây dựng
- Tự lập công ty nội thất riêng…
2. Chuyên ngành kỹ sư công trình
Thay vì tập trung vào phần thiết kế và nghệ thuật, chuyên ngành này sẽ chú trọng vào yếu tố tính toán và kỹ thuật của công trình. Khi làm công việc này bạn có trách nhiệm điều phối, quản lý một dự án do bạn đảm nhận từ giai đoạn lên ý tưởng thiết kế cho đến khi công trình được hoàn thành.
Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ sư công trình, bạn có thể tìm việc làm tại những vị trí như:
- Kiến trúc sư công trình
- Chuyên viên tư vấn thiết kế kỹ thuật, thiết kế
- Giảng viên đào tạo chuyên ngành xây dựng…
3. Chuyên ngành quy hoạch vùng và đô thị
Sinh viên có thể học về những kiến thức nền tảng và chuyên môn liên quan về đô thị bao gồm: sử dụng AutoCAD, kỹ năng tổ chức phân công và phối hợp với các phòng ban liên quan để làm việc năng suất; cập nhật các thông tin về công nghệ, pháp luật, khoa học kỹ thuật mới, tập huấn về quyền hạn và trách nhiệm đến quy hoạch và quản lý.
Cơ hội việc làm sau khi ra trường tại các vị trí như:
- Chuyên gia tư vấn quy hoạch của nhà nước và tư nhân
- Tham gia công tác quản lý quy hoạch xây dựng
- Làm việc tại các công ty kinh doanh nhà đất
- Giáo viên giảng dạy…
4. Chuyên ngành thiết kế cảnh quan
Đây là ngành học chuyên về nghiên cứu và thiết kế, sắp xếp không gian theo các yêu cầu về tính thẩm mỹ, môi trường và văn hóa. Với những ai có niềm yêu thích cảnh quan thiên nhiên, cây cỏ hay các không gian ngoài trời như phố đi bộ hay công viên thì nên theo học ngành này.
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế cảnh quan, bạn có thể tìm việc làm ở những vị trí như:
- Kiến trúc sư cảnh quan
- Nhân viên thiết kế cảnh quan
- Quản lý xây dựng
- Kỹ sư xây dựng
- Freelancer- Thiết kế tự do
- Giảng dạy hoặc nghiên cứu trong viện nghiên cứu kiến trúc
- Tự lập công ty riêng chuyên lĩnh vực thiết kế…
5. Chuyên ngành thiết kế điện
Với chuyên chuyên ngành này bạn sẽ giảng dạy về nguyên tắc vật lý, kỹ thuật và khoa học vật liệu từ đó có thể phân tích, thiết kế, lắp đặt và bảo trì hệ thống điện của hộ gia đình, doanh nghiệp, tổ chức.
Bạn có thể xin việc làm sau khi trường tại những vị trí:
- Kỹ sư thiết kế điện
- Chuyên viên tư vấn về lĩnh vực thiết kế điện
- Giảng dạy các chuyên ngành kỹ thuật điện
Xem thêm: Những công việc làm đêm thu nhập cao, dễ ứng tuyển năm 2024
III. Những tố chất cần có khi theo học ngành kiến trúc
Vậy những tố chất cần có khi theo học ngành kiến trúc là gì? Tìm hiểu ngay sau đây:
- Nền tảng kiến thức môn học Toán và Lý: Để xây dựng một ngôi nhà kỹ năng đo đạc, tính toán và khả năng lựa chọn vật liệu phù hợp là rất quan trọng. Vì vậy, điều này đặt ra yêu cầu cao đối với kiến thức Toán và Lý.
- Am hiểu về pháp luật: Lĩnh vực kiến trúc là nghề mà bạn cần trang bị cho mình những kiến thức pháp luật chuyên môn. Để làm được điều này, bạn cần phải không ngừng trau dồi kiến thức và tìm hiểu, cập nhật những quy định liên quan đến ngành kiến trúc cũng như về quyền tác giả. Mục đích, giúp bạn bảo vệ quyền lợi bản thân và hạn chế gặp phải những rủi ro khi thực hiện các giao dịch thương mại.
- Có gu thẩm mỹ: Các công trình không chỉ cần sự đảm bảo an toàn mà còn đòi hỏi phải đẹp mắt, nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị nên người học ngành kiến trúc cần phải trau dồi mắt thẩm mỹ của bản thân.
- Sáng tạo: Kiến trúc là lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo cao để có thể làm nên những công trình độc đáo nhưng vẫn thiết thực. Sự sáng tạo sẽ đem đến cho bạn những “thăng hoa” trong sự nghiệp của một kiến trúc sư, với những ý tưởng độc đáo và mới lạ.
Xem thêm: Tổng hợp 7 công việc văn phòng không cần bằng cấp, dễ xin việc
IV. Mức thu nhập của ngành kiến trúc hiện nay
Ngành Kiến trúc được xem có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai, vì thế mức lương của nhóm ngành này cũng thuộc hàng “top” trên thị trường. Nhìn chung, mức lương của ngành kiến trúc còn phụ thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm và vị trí bạn làm việc, cụ thể được trình bày trong bảng dưới đây:
Vị trí đảm nhận | Mức lương |
Kiến trúc sư công trình | Từ 12 – 18 triệu/ tháng và cao nhất lên tới 34 triệu/ tháng |
Kiến trúc sư nội thất | Từ 08 – 12 triệu/ tháng |
Kiến trúc sư cảnh quan | Từ 10 – 20 triệu/ tháng |
Quy hoạch đô thị | Từ 10 – 15 triệu/ tháng |
Giám sát công trình | Từ 8 – 20 triệu/tháng |
Chuyên viên phân tích | Từ 5 – 30 triệu/tháng |
Nhân viên thiết kế đồ họa | Từ 5 triệu – 35 triệu/tháng |
Xem thêm: Top 15+ công việc làm tại nhà lương cao dành cho các mẹ bỉm sữa
V. Top những trường đào tạo tốt ngành kiến trúc
Sau khi tìm hiểu hiểu những thông tin bên trên, cũng như giải đáp được thắc mắc ngành kiến trúc là gì? Chắc hẳn ngay bây giờ, bạn cũng đã phần nào có thêm động lực và sự yêu thích đối với ngành kiến trúc và đang tìm kiếm một ngôi trường đạo tạo tốt. Tham khảo ngay top 6 trường mà Vieclam.net đã tổng hợp bên dưới:
1. Khu vực miền Bắc
Tên trường | Điểm chuẩn |
Đại học Xây dựng Hà Nội | 21.05 |
Đại học Kiến trúc Hà Nội | 28.8 |
Đại học Xây dựng | 24 |
2. Khu vực miền Nam
Tên trường | Điểm chuẩn |
Đại học Kiến trúc TP.HCM | 26.64 |
Đại học Bách Khoa TP.HCM | 59.36* |
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM | 23,33 |
*Tốt nghiệp THPT; Điểm thi TN THPT theo tổ hợp xét tuyển x 3; Chương trình Tiên tiến
Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã có thể hiểu được Ngành kiến trúc là gì? Cũng như cơ hội việc làm, mức lương trong ngành nghề này. Bên cạnh đó, đừng quên truy cập trang web Vieclam.net để tham khảo các tin đăng tuyển dụng mới nhất cùng nhưng kiến thức bổ ích, thú vị khác nhé!
Xem thêm:
- Top 19+ công việc làm thêm cho sinh viên giúp tăng nhanh thu nhập
- Top 15 công việc không cần bằng cấp lương cao, dễ tìm việc
- Top 16 công việc lương cao cho nữ ở Việt Nam nhất định phải biết