HomeMẹo tìm việcCách trả lời các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh chuyên nghiệp
Newspaper Theme

Related Posts

Featured Artist

Cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh chuyên nghiệp

Ngày nay, tiếng Anh được sử dụng phổ biến trong các buổi phỏng vấn, đặc biệt với những vị trí đòi hỏi chuyên môn cao. Nếu bạn đang loay hoay, thiếu tự tin trước các câu hỏi phỏng vấn tiếng thì đừng bỏ qua bài viết sau nhé! Bởi Vieclam.net sẽ tổng hợp đến bạn cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh thường gặp sao cho ấn tượng nhất.

Mục lục

I. 17 câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh thường gặp và cách trả lời ghi điểm

Để tiếp thêm tự tin cho bản thân trước buổi trao đổi cùng nhà tuyển dụng, hãy tham khảo ngay cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh với 17 dạng câu phổ biến phía bên dưới đây. 

Gợi ý 17 dạng câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh phổ biến và cách trả lời
Gợi ý 17 dạng câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh phổ biến và cách trả lời

1. Tell me about yourself (Hãy kể cho tôi biết về bạn)

Đây là một dạng câu hỏi quen thuộc mà nhà tuyển dụng thường dùng để hiểu rõ hơn về ứng viên, đồng thời đánh giá mức độ tự tin của bạn. Đứng trước câu hỏi này, bạn nên trình bày tổng quan về bản thân, đặc biệt là các thông tin liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Chẳng hạn như ngành học, kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc trước đây,… 

Ví dụ: “I worked as a fashion designer at a wedding dress store for 2 years. My duties included coming up with drawing ideas and completing beautiful wedding dresses. I am interested in fashion and beauty, that’s why I love working in this industry. For further information, I graduated from University of Van Lang where I got my bachelor of Fashion Design.”

Một trong những câu hỏi thường gặp là "Tell me about yourself"
Một trong những câu hỏi thường gặp nhất chính là “Tell me about yourself”

Dịch nghĩa: “Tôi đã làm nhân viên thiết kế thời trang tại một cửa hàng kinh doanh váy cưới trong vòng 2 năm. Nhiệm vụ của tôi là lên ý tưởng bản vẽ và hoàn thiện các sản phẩm váy cưới đẹp mắt. Tôi có đam mê với thời trang và làm đẹp, đó là lý do mà tôi yêu thích làm việc trong lĩnh vực này. Bổ sung thêm thì tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Văn Lang, nơi tôi nhận bằng cử nhân ngành Thiết kế.” 

Xem thêm: Top 15 công việc không cần bằng cấp lương cao, dễ tìm việc

2. What are your strengths/weaknesses? (Điểm mạnh/điểm yếu của bạn là gì?)

Thêm một dạng câu hỏi mà bạn rất thường gặp trong các buổi phỏng vấn, đó chính là về điểm mạnh/điểm yếu. Bạn cần tránh liệt kê hàng loạt các tính từ chỉ phẩm chất khi trả lời câu hỏi này.

Thay vào đó, hãy xác định những điểm tích cực của bản thân mà bạn cho rằng phù hợp với yêu cầu công việc. Một mẹo nhỏ bạn có thể áp dụng đó là đối chiếu với các đầu mục trong phần mô tả công việc để đưa ra những điểm mạnh tương ứng.

Về những điểm hạn chế, hãy ưu tiên kể về đặc điểm không ảnh hưởng lớn đến công việc. Bạn có thể bổ sung thêm cách mà bạn áp dụng để khắc phục những điểm yếu trên để tăng sức thuyết phục với nhà tuyển dụng.

Ví dụ: “I believe one of my significant strengths is my ability to work effectively in a team and build positive relationships with colleagues. That helps me maintain a supportive work environment. Another strength is my adaptability, enabling me to quickly adjust to changes and face up to challenges with flexibility.

On the other hand, time management is a challenge for me. However, I am actively addressing this by using time management techniques to enhance self-management and boost personal productivity.”

Tìm hiểu cách trả lời các câu hỏi tiếng Anh về điểm mạnh/điểm yếu - "What are your strengths/weaknesses?"
Tìm hiểu cách trả lời các câu hỏi tiếng Anh về điểm mạnh/điểm yếu – “What are your strengths/weaknesses?” – Nguồn: jsginc.com

Dịch nghĩa: “Tôi cảm thấy một trong những ưu điểm lớn của mình là khả năng làm việc nhóm hiệu quả và xây dựng mối quan hệ tích cực với đồng đội. Điều này giúp tôi duy trì môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ lẫn nhau. Sự linh hoạt là một điểm mạnh khác của tôi, giúp tôi thích ứng nhanh chóng với các thay đổi và đối mặt với các thách thức một cách linh hoạt.

Tuy nhiên, tôi gặp chút khó khăn với khả năng quản lý thời gian của mình. Nhưng tôi đang cổ gắng  áp dụng các kỹ thuật quản lý thời gian để cải thiện khả năng tự quản lý và tăng cường hiệu suất cá nhân.”

3. What are your short term goals? (Mục tiêu ngắn hạn của bạn là gì?)

Câu hỏi về mục tiêu ngắn hạn cũng rất hay xuất hiện trong quá trình phỏng vấn. Nhà tuyển dụng thường muốn biết điều này nhằm đánh giá sơ bộ mức độ quan tâm của bạn đối với vị trí ứng tuyển nói riêng và ngành nghề nói chung.

Ví dụ: “In short term, I want to find a position suitable for my ability, experience and passion. Likewise, I also hope that I can contribute to the growth of the company I work for and get some significant achievements in my career path.”

Dịch nghĩa: Mục tiêu trong ngắn hạn của tôi chính là tìm cho mình một công việc phù hợp với khả năng, kinh nghiệm và đam mê. Bên cạnh đó, tôi cũng hy vọng có thể đóng góp vào sự phát triển của công ty và đạt được những thành tích nhất định trong sự nghiệp.”

Câu hỏi về mục tiêu ngắn hạn - "What are your short term goals?"
Câu hỏi về mục tiêu ngắn hạn – “What are your short term goals?”

4. What are your long term goals? (Mục tiêu dài hạn của bạn là gì?)

Mục tiêu dài hạn trong 5 – 10 năm tới là câu hỏi gây lúng túng cho không ít ứng viên. Tuy vậy, bạn cũng đừng quá lo lắng. Bởi qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng thường muốn biết về định hướng tương lai của bạn có phù hợp với công ty hay không cũng như xem xét về tinh thần cầu tiến của bạn.

Do đó, trước khi tham gia phỏng vấn, hãy chuẩn bị tâm lý và đề ra những mục tiêu nghề nghiệp mà bản thân muốn đạt được ở những mốc thời gian cụ thể nhé!

Ví dụ: “After 5 – 10 years constantly improving my skills and accumulating my experience, of course I really want to become a leader or a manager taking more on strategic roles.”

Dịch nghĩa: Sau khi dành ra 5 – 10 năm không ngừng phát triển kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm, tôi thật sự mong muốn đạt đến vị trí trưởng nhóm hoặc quản lý gánh gánh vác nhiều hơn về mặt chiến lược.

Tham khảo cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh về mục tiêu dài hạn - "What are your long term goals?"
Tham khảo cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh về mục tiêu dài hạn – “What are your long term goals?”

Xem thêm: Top 7 công việc văn phòng không cần bằng cấp, dễ xin việc

5. Tell us about your education (Hãy cho chúng tôi biết về trình độ học vấn của bạn)

Với câu hỏi về trình độ học vấn, bạn có thể tóm tắt ngắn gọn về nơi mà bạn được đào tạo hoặc các khóa học có liên quan đến kỹ năng nghề nghiệp mà bạn đã tham gia. Để tăng tính thuyết phục, bạn có thể chuẩn bị thêm bằng cấp, chứng chỉ cần thiết để nhà tuyển dụng xem qua.

Ví dụ: “I graduated from ___ with my bachelor of marketing in 2022. Additionally, I took several courses concerned to this field. I have some certificates in designing, digital marketing, video editing and copywriting. My education helped me to build a strong foundation and gave me a lot of chances.”

Dịch nghĩa: “Tôi đã tốt nghiệp từ trường ___ với tấm bằng cử nhân ngành marketing năm 2022. Bên cạnh đó, tôi đã học nhiều khóa học liên quan đến lĩnh vực này. Tôi có một vài chứng chỉ về thiết kế hình ảnh, digital marketing, chỉnh sửa video và copywriting. Việc học đã giúp tôi xây dựng một nền tảng tốt và mang đến cho tôi nhiều cơ hội.”

"Tell us about your education" và cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh về trình độ học vấn và các chứng chỉ liên quan
“Tell us about your education” và cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh về trình độ học vấn và các chứng chỉ liên quan

6. Why did you leave your last job? (Tại sao bạn nghỉ việc?)

Nếu bạn đã từng đi làm ở công ty khác thì khả năng rất cao bạn sẽ được hỏi “Tại sao bạn lại nghỉ việc?”. Câu hỏi này giúp người phỏng vấn nắm bắt được những nguyện vọng mà bạn đặt ra cho công việc mới, từ đó so sánh với các yếu tố hiện có của công ty liệu có phù hợp hay không.

Một điều bạn cần tránh khi đối mặt với câu hỏi này, đó là tỏ thái độ không hài lòng hay tiêu cực về công ty cũ. Điều này có thể khiến nhà tuyển dụng lo sợ việc tương tự xảy ra với họ nếu như bạn rời đi trong tương lai. Thay vào đó, hãy đưa ra vài lý do khách quan khiến bạn thay đổi công việc.

Ví dụ: Although I’ve worked in my former company for 3 years, my skillset was not utilized totally. Therefore, I’m looking for a new job with more challenges, that suits my ability and experience.”

Dịch nghĩa: “Sau 3 năm làm việc tại công ty cũ, tôi không cảm thấy kỹ năng của tôi được phát huy hoàn toàn. Vậy nên tôi đang tìm kiếm một công việc mới nhiều thử thách hơn, phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của tôi.”

Với câu hỏi "Why did you leave your last job?", bạn cần đưa ra lý do rời công ty cũ theo một cách khách quan
Với câu hỏi “Why did you leave your last job?”, bạn cần đưa ra lý do rời công ty cũ theo một cách khách quan

7. Why do you want this job? (Tại sao bạn muốn làm công việc này?)

Bạn có thể tận dụng việc trả lời câu hỏi này để thể hiện mức độ quan tâm, sự phù hợp của bạn cho vị trí ứng tuyển và liệt kê một vài điểm mà bạn ấn tượng về công ty. 

Ví dụ: “When I read the job description, I believe my skill set qualify me for this job. Additionally, I’m so impressed with the benefits and the process of employee promotion from your company. So I really want to be a part of your team.”

Dịch nghĩa: “Khi đọc mô tả công việc, tôi tin rằng bộ kỹ năng của mình phù hợp với công việc này. Hơn thế, tôi cực kỳ ấn tượng với những quyền lợi và lộ trình thăng tiến từ công ty. Vậy nên tôi thật sự muốn trở thành một phần của quý công ty.”

"Why do you want this job?" là câu hỏi tìm hiểu lý do bạn ứng tuyển vào vị trí này
“Why do you want this job?” là câu hỏi tìm hiểu lý do bạn ứng tuyển vào vị trí này

8. What do you know about us? (Bạn biết gì về công ty chúng tôi?)

Khi đưa ra câu hỏi này, điều mà người phỏng vấn muốn biết chính là bạn có nghiêm túc với công việc không hay chỉ đang đi phỏng vấn ngẫu nhiên. Có không ít ứng viên bị mất điểm trong mắt người phỏng vấn khi không đầu tư thời gian nghiên cứu về công ty.

Để trả lời cho câu "What do you know about us?", bạn nên tìm hiểu thông tin về công ty trước buổi phỏng vấn
Để trả lời cho câu “What do you know about us?”, bạn nên tìm hiểu thông tin về công ty trước buổi phỏng vấn

Ví dụ: “I know that X is one of the remarkable companies in the advertising industry. Your campaigns really inspired me a lot. I also knew that X has a great working environment that makes me apply for this job.”

Dịch nghĩa: “Nhắc đến ngành quảng cáo, hầu hết mọi người đều biết rằng X là một trong những công ty nổi bật hàng đầu. Những chiến dịch của công ty thật sự đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều. Tôi cũng biết được X có một môi trường làm việc tuyệt vời và điều đó làm tôi muốn ứng tuyển vào vị trí này.”

Xem thêm: Việc làm thời vụ là gì? Top 10 công việc thời vụ lương cao

9. How did you hear about the position? (Bạn biết đến vị trí tuyển dụng này bằng cách nào?)

Để trả lời câu hỏi “Bạn biết đến thông tin tuyển dụng cho vị trí này bằng cách nào?”, hãy cứ thành thật bởi thông thường, người phỏng vấn chỉ muốn đánh giá hiệu quả kênh tuyển dụng của công ty. Ngoài ra, họ cũng xác định được rằng liệu bạn có mối quan hệ nội bộ với công ty hay không?

Ví dụ: “I’ve been regularly monitoring job openings for the Event Planner position on the company’s official website for a while. Therefore, when I knew that this position was available, I applied so quickly.”

Dịch nghĩa: “Tôi vẫn thường xuyên theo dõi thông tin tuyển dụng cho vị trí Event Planner trên website chính thức của công ty trong một thời gian. Vậy nên khi tôi biết rằng vị trí này đang cần người, tôi đã ứng tuyển rất nhanh chóng.”

Với câu "How did you hear about the position?", bạn cần đề cập đến nguồn tìm việc
Với câu “How did you hear about the position?”, bạn cần đề cập đến nguồn tìm việc

10. Why should we hire you? (Tại sao chúng tôi nên thuê bạn?)

Nhấn mạnh vào những ưu điểm, sự phù hợp của bản thân với yêu cầu và văn hóa công ty chính là cách mà bạn nên áp dụng để trả lời câu hỏi này. 

Ví dụ: “I believe that I meet many of the requirements the company is seeking for this position. I am a fast learner, and my teamwork skills are also strong. In addition, I have some experience as a graphic design intern. These are the two main reasons why I think I should be selected.”

Dịch nghĩa: “Tôi tin rằng tôi thỏa mãn phần lớn các yêu cầu mà công ty đề ra khi tuyển dụng nhân sự cho vị trí này. Tôi là một người học hỏi nhanh và kỹ năng làm việc nhóm của tôi cũng ở mức tốt. Thêm vào đó, tôi đã có một số kinh nghiệm với tư cách thực tập sinh graphic design. Đó chính hai lý do giúp tôi nghĩ mình nên được chọn.” 

"Why should we hire you?" là một dạng câu hỏi phỏng vấn khá quen thuộc
“Why should we hire you?” là một dạng câu hỏi phỏng vấn khá quen thuộc

11. How long do you plan on staying with this company? (Bạn dự định làm việc cho công ty trong bao lâu?)

Cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh cũng thể hiện phần nào tính cam kết của bạn đối với công ty. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tránh đưa ra mốc thời gian cụ thể. Hãy khéo léo cho người phỏng vấn thấy rằng bạn có ý định cống hiện cho công ty nhưng vẫn luôn cân nhắc đến yếu tố môi trường làm việc, phúc lợi cũng như cơ hội thăng tiến phù hợp.

Ví dụ: “Of course, I really want to contribute wholeheartedly and stay as long as possible in your company. However, I will also consistently evaluate and adjust my plans to ensure personal growth and satisfaction.”

Dịch nghĩa: “Hiện tại, tôi định hướng gắn bó lâu dài và toàn tâm toàn ý cống hiến cho vị trí công việc của mình. Tuy nhiên, tôi cũng sẽ liên tục đánh giá và có thể điều chỉnh kế hoạch của mình để đảm bảo sự phát triển và hài lòng của bản thân.”

"How long do you plan on staying with this company?" - "Bạn định gắn bó với công ty trong bao lâu?"
“How long do you plan on staying with this company?” – “Bạn định gắn bó với công ty trong bao lâu?”

12. Do you work well under pressure? (Bạn có thể làm việc dưới áp lực không?)

Bạn có thể sử dụng cơ hội này để chứng minh cho người phỏng vấn thấy được khả năng quản lý áp lực của mình. Dưới đây là một ví dụ cho cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh về vấn đề chịu áp lực trong công việc. 

Ví dụ: “For me, working under pressure can stimulate creativity and high performance. I have learned how to manage time effectively, prioritize important tasks and maintain a positive mindset in challenging situations.”

Dịch nghĩa: “Với tôi, làm việc dưới áp lực có thể thúc đẩy sức sáng tạo và hiệu suất tốt. Tôi đã học được cách quản lý thời gian, ưu tiên công việc quan trọng và giữ được tâm trạng tích cực trong những tình huống khó khăn.”

Đánh giá khả năng chịu áp lực của ứng viên qua câu hỏi "Do you work well under pressure?"
Đánh giá khả năng chịu áp lực của ứng viên qua câu hỏi “Do you work well under pressure?”

Xem thêm: Top 18 công việc freelancer có thu nhập đáng mơ ước

13. Tell me about a challenge or conflict you’ve faced at work, and how you dealt with it (Hãy kể cho tôi về một thách thức hoặc xung đột mà bạn gặp phải khi làm việc và cách mà bạn giải quyết nó là gì?)

Khi trả lời, bạn cần chứng minh cho người phỏng vấn thấy được khả năng giải quyết vấn đề, làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp linh hoạt. Bạn có thể áp dụng cách trả lời bên dưới đây.

Ví dụ: “At work, a significant challenge for me is when team members had different opinions on how to launch an important project. In this situation, I promptly organized a team meeting to listen to everyone’s opinions and find the best solution for the circumstance. In the end, we successfully completed the project on time with high quality while maintaining a positive atmosphere.”

Dịch nghĩa: “Một trong những thách thức mà tôi đã gặp là khi có sự không đồng thuận giữa các thành viên trong đội về cách thực hiện một dự án quan trọng. Trong tình huống này, tôi quyết định nhanh chóng đưa ra một cuộc họp nhóm để lắng nghe ý kiến của mọi người và tìm ra giải pháp tốt nhất cho tình huống. Cuối cùng, chúng tôi đã hoàn thành dự án đúng hạn với chất lượng cao mà vẫn giữ được hòa khí.”

Phần gợi ý trả lời dành cho câu "Tell me about a challenge or conflict you've faced at work, and how you dealt with it"
Phần gợi ý trả lời dành cho câu “Tell me about a challenge or conflict you’ve faced at work, and how you dealt with it”

14. What do you expect from your manager? (Bạn mong đợi điều gì từ người quản lý của mình?)

Nếu bạn trả lời câu này với thái độ tiêu cực hoặc đòi hỏi quá cao có thể khiến người phỏng vấn cảm thấy khó chịu và từ chối bạn.

Bạn cần giữ một thái độ chừng mực và chia sẻ khách quan những điều bạn nghĩ một quản lý cần có để giúp công việc suôn sẻ và hiệu quả.

Ví dụ: “An ideal manager for me is someone who has the ability to provide clear instructions and evaluations to optimize the work of both the team and myself. Moreover, I hope that my manager can understand and motivate his/her employees to develop their ability.”

Dịch nghĩa: Với tôi, người quản lý lý tưởng thì nên có khả năng đưa ra những chỉ dẫn và đánh giá rõ ràng giúp vận hành hiệu quả công việc của nhóm và của cá nhân tôi. Hơn nữa, tôi hy vọng rằng người quản lý của tôi có thể thấu hiểu và động viên nhân viên phát triển năng lực của họ.

Bạn cần khéo léo diễn đạt khi gặp câu hỏi "What do you expect from your manager?"
Bạn cần khéo léo diễn đạt khi gặp câu hỏi “What do you expect from your manager?”

15. How if your supervisor tells you to do something that you believe can be done in a different way, what would you do? (Nếu cấp trên yêu cầu bạn thực hiện một công việc mà bạn tin rằng mình có thể làm nó theo cách khác, bạn sẽ ứng phó như thế nào?)

Đây được xem là một câu hỏi tình huống mà nhà tuyển dụng muốn bạn giải quyết. Trong trường hợp này, bạn có thể linh hoạt đưa ra cách xử lý của riêng mình nhưng vẫn đảm bảo hòa khí với cấp trên và chất lượng công việc.

Ví dụ: “I will tell my supervisor about my idea and explain why I think it would be better. If he/she is not convinced, I will follow his/her instructions.

Through the process of addressing differences in perspectives and applying his/her guidance, I find myself progressing and becoming more careful in my thinking”

Dịch nghĩa: “Tôi sẽ nói với cấp trên về ý tưởng của mình và giải thích tại sao tôi lại nghĩ rằng nó có thể tốt hơn cách làm khác. Nếu anh/chị ấy không cảm thấy thuyết phục, tôi vẫn sẽ lắng nghe và làm theo hướng dẫn của họ.

Thông qua quá trình xử lý bất đồng quan điểm và áp dụng những chỉ dẫn của anh/chị ấy, tôi thấy mình dần tiến bộ và cẩn trọng hơn trong suy nghĩ.”

Gợi ý cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh xử lý tình huống "How if your supervisor tells you to do something that you believe can be done in a different way, what would you do?"
Gợi ý cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh xử lý tình huống “How if your supervisor tells you to do something that you believe can be done in a different way, what would you do?”

16. What kind of salary do you expect? (Mức lương mong đợi của bạn là bao nhiêu?)

Để trả lời câu hỏi này một cách hợp lý, bạn nên tra cứu mức lương trung bình trên thị trường tương ứng với vị trí công việc. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra mức lương mong đợi phù hợp, không quá cao cũng không quá thấp, đồng thời thể hiện sự chủ động tìm hiểu thông tin của bạn.

Ngoài ra, mỗi công ty thông thường đều có khung lương dành riêng cho từng vị trí. Do đó, nhà tuyển dụng cũng có thể dựa vào mức kỳ vọng của bạn để so sánh với ngân sách của công ty để đưa ra đánh giá.

Ví dụ: Considering my qualifications and experience, I believe my minimum acceptable salary would be 1000$ per month. 

Dịch nghĩa: Đánh giá theo trình độ và kinh nghiệm, tôi tin rằng mức lương tối thiểu mà tôi có thể chấp nhận sẽ là 1000$ mỗi tháng.

Cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh về mức lương mong muốn: "What kind of salary do you expect?"
Cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh về mức lương mong muốn: “What kind of salary do you expect?”

17. Do you have any questions for me/us? (Bạn có bất kỳ câu hỏi nào cho chúng tôi không?)

Câu hỏi này thường được đặt ra vào cuối buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cân nhắc khi trả lời dạng câu này. Bởi nhà tuyển dụng vẫn có thể đánh giá bạn thông qua cách đặt câu hỏi để xem liệu bạn có thật sự dành mối quan tâm cho sự cộng tác sắp tới hay không. Lưu ý, tránh đặt những câu hỏi đã được đề cập thông tin trước đó cũng như các câu hỏi không thật sự liên quan đến công việc.

Ví dụ: “I’m so curious about the work environment of the company, so could you please tell me something about that? (Tôi thật sự tò mò về môi trường làm việc của công ty, thế nên anh/chị có thể cho tôi biết đôi điều về nó không?)

“After this interview, what can I do to prepare for the next step in recruitment process?” (Sau khi phỏng vấn thì tôi nên làm gì để chuẩn bị cho những vòng tuyển dụng tiếp theo?)

Tận dụng câu hỏi cuối buồi phỏng vấn "Do you have any questions for me/us?" để giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng
Tận dụng câu hỏi cuối buồi phỏng vấn “Do you have any questions for me/us?” để giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng

Xem thêm: Dự đoán xu hướng ngành nghề HOT tại Việt Nam trong tương lai

II. Một số lưu ý khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh

Khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh, có một số lưu ý quan trọng để bạn tạo được ấn tượng tích cực và thể hiện năng lực của mình trước nhà tuyển dụng, có thể kể đến vài điểm sau đây.

  • Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể: Cử chỉ và biểu cảm gương mặt tự tin sẽ là một điểm sáng trong buổi phỏng vấn. Đồng thời, bạn cần hạn chế những cử chỉ đặc trưng của sự lo lắng như việc sờ lên tóc, xoa cằm,…
  • Sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ, rõ ràng: Giữ một phong thái tự tin, dùng những từ ngữ tích cực, quả quyết để truyền đạt ý kiến. Tránh sử dụng ngôn ngữ không chắc chắn như “Tôi nghĩ” hoặc “Có lẽ.”
  • Chuẩn bị các ví dụ cụ thể: Trong một số câu hỏi, bạn cần thuyết phục người phỏng vấn bằng những minh chứng chi tiết để minh họa cho kỹ năng, kinh nghiệm của bạn. Để tạo nên câu chuyện có logic, mạch lạc, bạn có thể tham khảo sử dụng mô hình STAR (Situation, Task, Action, Result).
  • Lắng nghe và tập trung trả lời đúng trọng tâm: Bạn cần chắc chắn rằng bản thân hiểu đúng câu hỏi, sau đó đưa ra câu trả lời liên quan chặt chẽ đến yêu cầu, tránh đi lạc hướng. 

Lời kết

Hy vọng qua bài viết cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh trên đây, bạn sẽ có thêm tự tin khi gặp và trao đổi cùng nhà tuyển dụng. Bên cạnh những thông tin bổ ích cho quá trình phỏng vấn, bạn cũng có thể tham khảo các bài đăng tìm việc làm tại Vieclam.net để xem xét một công việc phù hợp cho mình. Chúc bạn sẽ thành công rực rỡ trong sự nghiệp!

Có thể bạn quan tâm:

 

Miễn trừ trách nhiệm

Vieclam.net đã và đang nỗ lực cung cấp các nội dung giá trị, đáng tin cậy nhất đến với độc giả. Tuy nhiên, các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, do đó Vieclam.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định liên quan đến đầu tư, tài chính, sức khỏe, hạnh phúc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cách viết Email gửi CV “ghi điểm tuyệt đối" với nhà tuyển dụng

Cách viết email gửi CV “ghi điểm tuyệt đối” với nhà tuyển dụng

0
Thay vì chỉ đơn thuần gửi CV ứng tuyển, email xin việc có thể tạo nên sự khác biệt của bạn so với các...
Social Media Manager là gì?

Social Media Manager là gì? Yêu cầu để trở thành Social Media Manager

0
Trong thời đại số hóa hiện nay, Social Media Manager đã trở thành một vị trí không thể thiếu đối với bất kỳ doanh...
Cách trả lời mail trúng tuyển bằng tiếng Anh

Cách trả lời mail trúng tuyển bằng tiếng Anh chuyên nghiệp

0
Khi nhận được email trúng tuyển việc làm, bạn thường trả lời như thế nào? Nếu bạn vẫn chưa tìm được cách thức phù...
Chairman là gì? Các yếu tố quan trọng tạo nên một Chairman

Chairman là gì? Các yếu tố quan trọng tạo nên một Chairman

0
Chairman là một thuật ngữ chỉ cấp quản lý điều hành và được dùng rất phổ biến trong các doanh nghiệp. Đây là vị...
Manager là gì? Những điều mà bạn nên biết về vị trí Manager

Manager là gì? Những điều mà bạn nên biết về vị trí Manager

0
Bạn có bao giờ tự hỏi manager là gì và vai trò của họ trong một tổ chức ra sao? Từ việc lãnh đạo...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới nhất